Kinh nghiệm chọn bệnh viện sinh con

Với các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ bầu lần đầu việc tìm cho mình một nơi sinh đẻ an toàn, có đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm và có tâm, có cơ sợ hạ tầng tốt, có dịch vụ chăm sóc trước và sau sinh chu đáo, có bảng giá dịch vụ phù hợp với khả năng chi trả là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiểu được điều đó Bluecare xin chi sẻ Kinh nghiệm chọn bệnh viện sinh con, để các mẹ tham khảo, chúc các mom tìm được nơi sinh ưng ý.

Các loại bệnh viện

Có nhiều loại bệnh viện và cơ sở y tế khác nhau có thể cung cấp dịch vụ sinh đẻ. Các bệnh viện và cơ sở y tế này khác nhau về quy mô, chất lượng đội ngũ y bác sĩ, chất lượng cơ sở hạ tầng trang thiết bị và chất lượng dịch vụ cũng khác nhau

Bệnh viện công, bệnh viện đại học

Có trang thiết bị y tế hiện đại, nhân viên giàu kinh nghiệm nên xét về tổng thể sẽ có cảm giác an tâm hơn. Có trang bị thiết bị cấp cứu trong trường hợp xấu xảy ra như NICU (Phòng trị liệu tập trung dành cho trẻ sơ sinh). Đối với những người có bệnh mãn tính… cũng có thể an tâm vì ở đây còn có sự liên kết với các khoa khác. Tuy nhiên, ở các bệnh viện này mẹ sẽ phải chờ đến lượt khám, có khi bác sĩ khám và bác sĩ đỡ đẻ lại khác nhau, làm bạn thấy không hài lòng.

Các bệnh viện kiểu này, mẹ nên tìm hiểu trước vì có khi có bệnh viện chỉ ưu tiên cho các ca khó sinh và đôi khi còn cần cả giấy giới thiệu nữa.

Bệnh viện đa khoa

Có trên 100 giường nội trú và nhiều khoa khám bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện đa khoa cũng liên kết với các khoa khác giống như bệnh viện đại học nên có thể yên tâm, vì đáp ứng được các trường hợp có bệnh mãn tính hay được dự báo có rủi ro. Bệnh viện thuê các hộ lý từ nơi khác đến để chăm sóc cho các bà mẹ sinh thường (hệ thống mở trong bệnh viện). Tuy nhiên, gần đây ngày càng nhiều bệnh viện đóng cửa khoa nhi và khoa sản nên mẹ cần tìm hiểu thông tin trước.

Bệnh viện chuyên sản phụ khoa, phòng khám sản phụ khoa

Các cơ sở có từ 20 giường bệnh trở lên được gọi là bệnh viện, từ 19 giường trở xuống là phòng khám. Nếu là bệnh viện, có cả khoa nhi thì đa số các trường hợp, một bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm khám thai từ lần đầu cho tới lúc bạn sinh. Cũng có những cơ sở mở cả lớp học làm mẹ (làm cha mẹ), lớp thể dục, lớp học cách hít thở… như vậy quan hệ giữa mẹ với bác sĩ cũng sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.

Với trường hợp phòng khám, đa phần là chỉ có một bác sĩ nên tốt nhất mẹ nên xác nhận nửa đêm thì có bác sĩ trực hay không.

Viện hộ sinh là cơ sở có hộ lý tham gia lúc bạn sinh, chủ yếu là dành cho các bà mẹ sinh thường (số lượng ca sinh tại viện hộ sinh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ca sinh). Hộ lý không thực hiện được các nghiệp vụ như rạch âm đạo (gồm cả khâu chỉ), nên để phòng khi có vấn đề xảy ra trong quá trình sinh, cần phải kiểm tra xem ở đó có liên kết chặt chẽ với bác sĩ sản khoa làm thêm hay không.

Nhà Hộ sinh

Nhà Hộ sinh là cơ sở y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản của trung tâm y tế quận huyện, trực thuộc Sở Y tế của các địa phương.

Lưu ý khi lựa chọn bệnh viện

Các mom có thể tự tìm hiểu bằng cách liên hệ với các bệnh viện để nhận được thông tin chính thức về các gói dịch vụ. Hỏi ý kiến bạn bè và người thân và một cách rất phổ biển ngày nay được các mẹ tín nhiệm là xin review của các mom trong các group mẹ & bé đã từng sinh ở các bệnh viện.

Tham khảo: Tổng hợp review của hàng nghìn mom trên cả nước về tất cả các phòng khám thai và chỗ đẻ trên cả nước

Review phòng khám thai và chỗ đẻ trên cả nước

Ngoài việc tự tìm hiểu, các mom cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ và y tá.

Lưu ý 1: Có phương pháp sinh đẻ mà mình mong muốn hay không?

Mẹ hãy thử lên kế hoạch sinh của chính mình: sinh tự nhiên, hay sinh mổ, thời gian lúc sinh ngắn, sinh có tiêm thuốc gây tê ngoài màng cững để đỡ đau, có chồng cùng vào lúc sinh… Từ đó, xác nhận xem có phương pháp sinh theo như nguyện vọng của mình hay không.

Lưu ý 2: Có dịch vụ chăm sóc sau sinh như bạn muốn không?

Mẹ hãy tìm hiểu về việc chăm sóc sau sinh như: mẹ và bé nằm cùng phòng hay riêng phòng, có sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ hay không, có phương pháp chăm sóc da tiếp da kiểu "Kangaroo" sau sinh hay không, có tắm cho em bé hàng ngày không, có giúp mẹ chăm sóc vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn không, có dịch vụ chăm sóc bé ban đêm giúp mẹ không…?

Lưu ý 3: Có thuận tiện cho việc đi khám không?

Vì phải đi khám sản khoa và chuẩn bị cho việc nhập viện sinh, mẹ nên xem xét khoảng cách, phương tiện di chuyển có thuận tiện hay không.

Lưu ý 4: Tiện nghi có tốt không?

Khi xác định nằm viện, mẹ nên xem xét phòng mình nằm có đủ các trang thiết bị, nhà vệ sinh, phòng tắm, ăn uống có được thoải mái không… Nếu chỉ là quan sát khi tới khám thai thì cũng chưa đảm bảo được. Vì thế, hãy tìm hiểu cả trên tài liệu giới thiệu và trang web. Tùy bệnh viện, có nơi sẽ cho tham quan phòng sinh và phòng bé.

Lưu ý 5: Bệnh viện có liên kết với bên bảo hiểm của mom không?

Để đảm bảo tối ưu hóa quyền lợi bảo hiểm qua đó giúp giảm đáng kể chi phí sinh đẻ các mom cần tìm hiểu xem bệnh viện có liên kết với hãng bảo hiểm của mình không? Bệnh viện có hộ trợ thủ tục claim bảo hiểm không? Giá gói dịch vụ sinh đẻ có phù hợp với quyền lợi bảo hiểm của mình không?

Ưu nhược điểm các gói bảo hiểm thai sản

Xem thêm:

Gợi ý danh mục chuẩn bị trước sinh

  • Review top sữa công thức cho trẻ
  • Review top các loại sữa cho mẹ bầu
  • Review vitamin tổng hợp cho mẹ bầu
  • Review dịch vụ tắm bé Tp Hồ Chí Minh
  • Review dịch vụ tắm bé Hà Nội

The post Kinh nghiệm chọn bệnh viện sinh con appeared first on Bluecare Blog.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét