Cho con bú nằm – Nên hay không nên và một số lưu ý cho mẹ

Cách cho con bú nằm là thắc mắc của nhiều mẹ mới sinh xong sức khỏe còn chưa hồi phục, mẹ sinh mổ, mẹ có bầu ngực lớn và khi cho bé bú đêm. Vậy cách cho con bú nằm như thế nào để đảm bảo an toàn? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết:

  • Tư thế bú nằm cho trẻ sơ sinh
  • Khi nào mẹ nên cho con bú nằm?
  • Lời khuyên để mẹ có cách cho con bú nằm đúng
  • Có nên tiếp tục cho trẻ bú ở tư thế này hay không?
  • Một số điều mẹ cần lưu ý

Tư thế bú nằm cho trẻ sơ sinh

Thông thường có 3 tư thế cho bé bú: ôm phía trước ngực, cặp dưới nách và tư thế cho con bú nằm. Trong đó tư thế cho con bú nằm khá thoải mái cho mẹ, mẹ có thể vừa nghỉ ngơi vừa cho con bú.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ có biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ yêu cầu?

Đang cho con bú ăn sầu riêng được không? Những loại quả nên tránh khi cho con bú

Nếu bé bú sữa mẹ


Theo chuyên gia sữa mẹ Kelly, người đã nhận được cấp chứng chỉ của hội đồng sữa mẹ thế giới (IBCLC), là một thành viên của Hiệp hội quốc tế tư vấn cho con bú, Hiệp hội tư vấn cho con bú ở Hoa Kỳ.

"Các mẹ có thể nghe ai đó nói rằng nếu nằm cho con bú sẽ gây nhiễm trùng tai. Tuy nhiên các nghiên cứu đã cho thấy điều này là không đúng. Dù cho con bú ở tư thế nào thì việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tai. Đây là một trong những quan điểm sai lầm xuất phát từ việc cho bé bú bình. Đã có bằng chứng rằng nếu em bé bú bình khi nằm ngửa, sữa công thức có thể tràn vào vòi nhĩ (ống nối mũi, miệng với tai giữa) nên gây nhiễm trùng.

Tuy nhiên các mẹ cần hiểu rõ hai vấn đề chính là:

  • Sữa mẹ và sữa công thức không giống nhau – sữa mẹ ức chế sự hình thành của vi khuẩn, trong khi sữa công thức là môi trường phát triển vi khuẩn
  • Bú sữa mẹ và bú bình không giống nhau – sữa không ứ đọng trong miệng khi bé bú mẹ trực tiếp, nhưng khi bú từ bình, sữa có thể rỉ ra tạo thành “vũng” trong họng bé (dù bé không mút).

Ngoài ra, các tư thế mẹ cho bé bú thì bé đều ở tư thế nằm – cho dù mẹ nằm hay không. Vì vậy, không cần sợ khi nằm cho bé bú. Hãy thoải mái và nghỉ ngơi … trong khi bé đang bú mẹ" – Chuyên gia Kelly cho hay.

Qua theo dõi 40 bà mẹ cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau trong suốt 1 tháng đầu sau khi sinh, các nhà khoa học phát hiện trẻ sơ sinh bú mẹ dễ dàng hơn khi người mẹ nằm. Giải thích hiện tượng trên, nhóm khoa học cho biết khi bà mẹ nằm, đặt bé nằm lên bụng và cho bé bú đã kích thích phản xạ của trẻ, giống như trường hợp những động vật có vú cho con bú.

Có nên áp dụng cách cho bé bú nằm khi bé uống sữa công thức?

Có nên cho trẻ bú nằm? Khi bú bình, sữa công thức có thể bị chảy ra ngoài khi bé không mút và nuốt, dẫn đến việc sữa ứ đọng trong miệng và tăng nguy cơ sữa chảy vào tai. Đây là lí do vì sao mẹ không nên cho bé bú bình trong khi nằm bởi ngay cả khi bé được bú bình đúng cách, sữa vẫn có thể chảy vào vòi nhĩ vì bé thường được bú với tư thế bú nằm cho trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn có thói quen cho bé nằm bú, vừa bú vừa ngủ. Trong lúc bú có thể bé sẽ ngủ quên, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt, dẫn đến khi thở mạnh bé vô tình hít sữa lên mũi vào phế quản, gây sặc sữa, khó thở.

Nên tránh để bé vừa bú vừa ngủ, khi bú không để cổ bé ngửa hoặc gập cổ khi ăn, thay vào đó mẹ nên bế bé ngồi khi cho bú, ăn hoặc uống nước. Bình sữa cho bé nên được để nghiêng 1 góc khoảng 45 độ để sữa chảy xuống đều, trẻ không phải mút nhiều không khí gây đầy hơi, chướng bụng và tránh rung lắc bình, tạo bọt khí trong sữa.

Khi nào mẹ nên cho con bú nằm?

Có một số trường hợp mà bú nằm là tư thế phù hợp cho mẹ sau sinh, đó là:

Bạn đang ở trong bệnh viện: Cho con bú nằm giúp mẹ vừa cho con bú sữa vừa kết hợp nghỉ ngơi.

Bạn sinh mổ: Bé không gây áp lực lên dạ dày và vị trí vết mổ của mẹ.

Cho con bú cữ đêm: Mẹ không cần tốn sức ngồi dậy và bế bé lên, giúp hai mẹ con đều thoải mái.

Bạn không khỏe: Tư thế bú nằm giúp mẹ cho con bú và nghỉ ngơi cùng một lúc, giảm căng thẳng sau sinh.

Mẹ có ngực lớn: Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ thoải mái khi cho bé bú hơn là tự bế bé và cho bú.

Lời khuyên để mẹ có cách cho con bú nằm đúng

  • Cách nằm cho bé bú? Đặt một chiếc gối hoặc một chiếc chăn nhỏ cuộn lại chèn phía sau lưng bé để bé không lăn về phía sau trong lúc bú. Để thoải mái hơn, mẹ cũng có thể đặt một chiếc gối sau lưng mình hoặc kê giữa hai chân. Những lần đầu tiên tập tư thế cho bé bú bình nằm, bạn có thể sẽ cần tới sự giúp đỡ của một người khác để ngả người thoải mái ra gối phía sau cũng như giúp cơ hông và chân phía dưới không bị kéo căng quá.
  • Đặt bé nằm nghiêng, quay mặt về phía mẹ sao cho đầu ngực mẹ thẳng hàng với mũi của con. Nếu bạn cho con bú ở ngực bên trái thì nằm nghiêng người về phía bên trái. Kéo chân con lại gần, chạm vào cơ thể mẹ để hai mẹ con tạo thành một hình chữ V.
  • Sử dụng tay tự do ở phía trên dẫn bầu vú vào miệng bé. Một khi bé đã quen bú nằm sẽ tự biết cách tìm đến với ngực mẹ. Cố gắng đừng để cổ bé xa quá sẽ khiến bé khó nuốt sữa.
  • Khi miệng bé đã tìm thấy và ngậm bầu ngực mẹ, bạn có thể đẩy nhẹ vai bé về phía mình.
  • Để đầu bé luôn được tự do di chuyển, điều này giúp bé dễ dàng nhả vú mẹ khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong lúc bú. Khi bé quen dần với tư thế bú nằm, mẹ có thể nằm ngửa rồi đặt bé nằm lên ngực để bú, như vậy cơ thể mẹ có thể thoải mái hơn.

Có nên tiếp tục cho trẻ bú ở tư thế này hay không?

Việc cho trẻ bú nằm đã được duy trì hàng trăm năm nay.  Nếu áp dụng cách cho bé bú nằm khoa học thì sẽ không xảy ra bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa và sức khỏe. Hay nói cách khác, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú nằm hoặc bú ngồi, miễn là hai mẹ con cảm thấy thoải mái.

Nhiều người cho rằng trẻ bú nằm dễ bị sặc sữa, ọc sữa… nên thường bế bé lên khi cho bú. Trên thực tế, hiện tượng này chỉ gặp khi trẻ nằm bú bình, vì trên núm vú giả có những lỗ nhỏ, ngay cả khi trẻ không mút thì sữa vẫn chảy vào miệng, khi trẻ không chịu nuốt sẽ bị trào sữa hoặc sặc sữa. Khi trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ, một lượng sữa vừa phải chỉ chảy vào miệng khi trẻ mút, do đó trẻ sẽ không bị sặc.

Ngoài ra, với những mẹ sinh mổ, mẹ bị mệt hoặc cho con bú vào ban đêm, cho bé bú nằm là cách tốt nhất để mẹ nghỉ ngơi, con bú khỏe, ngủ ngoan.

Bạn có thể chưa biết:

Cho con bú đúng cách, không phải mẹ nào cũng biết!

Làm sao để biết khi nào mẹ không nên cho con bú?

Một số điều mẹ cần lưu ý

  • Bác sĩ Trương Nghĩa Bình – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết "Mẹ sau sinh cơ thể còn đau vì thế nếu mẹ không đủ sức khỏe để ngồi, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm quá nhiều, mẹ cần tập ngồi dậy và đi lại sớm sau sinh để khí huyết lưu thông, giúp mau hồi phục sức khỏe và sớm cho bé bú ở tư thế ngồi.Ở tư thế này mẹ cần lưu ý, nên đặt con sát cạnh người rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dẫn cho con quay đầu vào vú của mình để bú. Trong khi cho bú mẹ cố gắng tỉnh táo để quan sát con, tránh việc ngủ quên không rút đầu ti khiến đầu ti đè lên mũi của con dẫn đến tình trạng ngạt thở rất nguy hiểm".
  • Trước khi cho bé bú, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ núm vú bằng cách dùng một miếng khăn gạc mỏng nhúng nước ẩm để lau rửa phần đầu vú.
  • Khi bé bị trớ sữa ra ngoài, mẹ cần phải lau sạch miệng và cả tai cho bé, tránh cho sữa mẹ chảy vào trong tai gây viêm tai giữa.
  • Không nên để cho bé nằm bú một phía trong suốt thời gian dài bởi vì xương sọ của bé còn mỏng, các khớp lúc này cũng chưa ổn định, nằm lâu có thể sẽ khiến trẻ bị méo đầu. Vì vậy, mẹ cần phải chú ý thay đổi tư thế nằm của bé đều các phía.
  • Nếu đây là lần sinh đầu tiên, mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của y tá, bác sĩ hoặc là người nhà để giúp cho bé có được tư thế bú nằm tốt nhất. Vì khi bú nằm không đúng cách dễ khiến làm bé nuốt phải lượng khí thừa gây ra nôn trớ, đầy bụng.

Nguồn tham khảo: Các tư thế cho con bú phù hợp – Vinmec

Xem thêm

  • Cách cho trẻ sơ sinh bú đêm “chuẩn” theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi
  • Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh
  • Sữa mẹ nóng khiến bé chậm tăng cân? Mẹo hay giúp mẹ nhiều sữa, con tăng cân vèo vèo

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

The post Cho con bú nằm – Nên hay không nên và một số lưu ý cho mẹ appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét