Viêm đường hô hấp trên ở trẻ – Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chăm sóc và phòng ngừa

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ.

Cấu tạo của Đường hô hấp trên

Đường hô hấp được chia làm 2 phần là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó, đường hô hấp trên (đường thở trên) bao gồm các cơ quan như: khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản.

Chức năng của đường hô hấp trên là ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng phản xạ ho; lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở nhờ hệ thống lông ở mũi; dẫn khí làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ các mạch máu dày đặc xung quanh đường hô hấp trên.

Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ là tình trạng bé bị viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên: mũi, họng, xoang, thanh quản, hầu. Đây là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, có tác dụng làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi.

Viêm đường hô hấp trên khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường gặp trong mùa lạnh và được biểu hiện dưới nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm: viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…Đây là bệnh nhẹ, dễ điều trị, tuy nhiên lại hay tái phát và có thể gây ra những biến chứng bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh viêm đường hô hấp trên để có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ đúng cách.

Viêm đường hô hấp trên ở các bộ phận như xoang mũi, hầu họng, tai

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là gì?

Do virus

Một số loại virus có thể gây ra viêm đường hô hấp ở trẻ: Virus Rhino, Corona, Adeno, virus cúm Parainfluenza, virus hô hấp hợp bào RSV…Đây chủ yếu là những loại virus lành tính và thường bị ở trẻ dưới 5 tuổi. Các loại virus này có trong chất nhầy niêm mạc mũi họng, chúng sẽ xâm nhập vào và lây lan tạo thành bệnh khi kháng thể cơ thể yếu và không chống lại được sự tấn công của nó.

Virus hô hấp hợp bào RSV thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông, hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).

Vi khuẩn và vi nấm

Thường gặp là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại vi nấm: rhizopus, Rhizomucor, Cunninghamella,…

  • Thời tiết

Khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, do đó bé sẽ dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập hơn. Đặc biệt, là vào mùa lạnh và giao mùa đông – xuân, nguy cơ trẻ bị viêm đường hô hấp trên càng cao.

  • Môi trường sống

Môi trường sống cũng là một nguyên nhân khiến bé bị viêm đường hô hấp trên. Khi môi trường sống không sạch, ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém hoặc trẻ thường xuyên nằm ở phòng điều hòa có nhiệt độ thấp, mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng cao khi thời tiết chuyển lạnh.

Với trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể mắc các bệnh cấp tính như kích ứng da, mắt, mũi, họng, tức ngực, khó thở,…Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ giảm khi chất lượng không khí được cải thiện.

  • Ăn nhiều đồ lạnh

Trẻ em thường thích ăn đồ lạnh khiến cho nhiệt độ vòm họng thay đổi đột ngột. Điều này vô tình giúp các virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào gây viêm sưng vòm họng và có thể lan sang các khu vực khác. Bởi họng là đường dẫn không khí đi vào phổi sau đó vận chuyển không khí đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, ăn nhiều đồ lạnh sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, viêm phế quản,…Ngoài ra, uống nước lạnh còn khiến cho các mạch máu bị co lại khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, viêm đường hô hấp ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác như: dị ứng với thời tiết, các loại dị nguyên có trong không khí, thường xuyên hít phải hóa chất, khói thuốc lá, thuốc lào do người nhà hút nhả ra,…

  1. Triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh?

Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ (khoảng 38,5 độ C) kèm theo đó là các dấu hiệu đau mắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc,…

– Ho: đây là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, ho thường xuất hiện từng cơn, có thể là ho khan có đờm hoặc không đờm.

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, mệt mỏi, chán ăn.

– Khó thở: Đây là triệu chứng ít gặp, nhưng một khi đã gặp thì có nghĩa là tình trạng bệnh đã trở nên nặng, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3-14 ngày, nếu sau khoảng thời gian đó bé vẫn chưa khỏi, ba mẹ có thể nghĩ đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản,…

  1. Mức độ biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ.

Mức độ nhẹ: Với các bé có triệu chứng ho, sốt nhẹ, sổ mũi thông thường, đây là dấu hiệu chỉ là viêm nhẹ đường hô hấp trên thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Có thể cho bé uống ít mật ong (khoảng 6 giờ/lần, mỗi lần nửa thìa cà phê) hoặc cho bé uống thuốc ho theo sự chỉ định của bác sĩ.

Mức độ vừa: Với các bé có triệu chứng ho, sốt, thở nhanh (>50 lần/phút), đây là dấu hiệu bé bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ. Lúc này, ba mẹ cần cho bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.

Mức độ nặng: Với các bé có triệu chứng ho, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực (rút lõm), đây là dấu hiệu bé bị viêm phổi. Cần đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Mức độ rất nặng: Với các bé có triệu chứng ho, sốt, thở nhanh cùng với đó là co rút lồng ngực kèm theo tím tái (môi, lưỡi), đây là dấu hiệu bé bị viêm phổi nặng và có thể đã bị biến chứng. Bé cần được đưa đến các bệnh viện để được điều trị kịp thời.

  1. Biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, từ mức độ vừa trở đi, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi) với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì các bệnh viêm đường hô hấp. Con số này cho thấy viêm thường hô hấp trên là bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao so với các bệnh đường hô hấp khác. Vì vậy, ba mẹ cần thận trọng đánh giá tình trạng bệnh của con để có hướng điều trị kịp thời tránh các kết quả không mong muốn xảy ra.

  1. Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên
  • Đối với trẻ chảy nhiều nước mũi, ngạt mũi

– Nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch mũi, hút dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi sau đó dùng tăm bông lau khô, vệ sinh lại mũi. Chú ý không dùng miệng hút mũi cho trẻ để tránh gây thêm vi khuẩn cho trẻ.

– Làm thông mũi cho bé trước khi ăn hoặc bú để tránh bé bị nôn.

– Vào mùa lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể cho bé tránh gió mùa thâm nhập khiến bệnh càng thêm nặng.

– Lưu ý, không sử dụng nước muối quá nhiều để làm sạch mũi cho bé sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ.

  • Đối với trẻ sốt

– Nếu bé sốt từ 37,5 đến dưới 38,5 độ C

Dùng khăn mềm lau mát cho bé bằng nước ấm (khoảng 37 độ C) ở trán, nách, bẹn. Cho bé nằm ở phòng thoáng mát, mặc quần áo mỏng, không bó sát. Hãy đo nhiệt độ cho bé khoảng 30 phút 1 lần để tránh tình trạng sốt quá cao gây co giật.

– Nếu bé sốt từ 38.5 độ C trở lên

Hãy đưa bé đến các cơ sở y tế kịp thời để theo dõi tình trạng bé cũng như điều trị kịp thời.

  • Đối với trẻ ho

– Tùy vào mức độ ho của bé mà cha mẹ có thể cho bé uống thuốc ho theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nếu tình trạng nặng hơn và kéo dài thì có thể đưa bé đến khám để được điều trị

Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị ho ở trẻ em

  • Đối với trẻ bị nôn, trớ

– Khi trẻ nôn, cần cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, làm sạch miệng bé sau khi nôn.

– Cho trẻ bú làm nhiều lần, ít một và không cho bé ăn quá no.

– Nếu bé bị nôn nhiều mẹ đừng nên tự cho bé uống thuốc chống nôn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Trong trường hợp bé bị nôn nhiều kèm theo đó là dấu hiệu mất nước thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  1. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
  • Giữ ấm cho trẻ

Vào mùa lạnh, mẹ nên giữ ấm cơ thể và đường thở cho bé bằng các biện pháp: Mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, ăn uống đồ ấm, nóng,…

Đây là một số biện pháp giúp mẹ giữ ấm cho bé hiệu quả giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp.

  • Vệ sinh cơ thể và môi trường

Virus, vi khuẩn tồn tại ở khắp nơi, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho bé. nếu môi trường sống không sạch sẽ thì vi khuẩn sinh sản càng nhanh và có nguy cơ gây bệnh càng cao.

Để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ tiềm ẩn, cha mẹ cần phòng tránh hàng ngày bằng cách vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cùng với đó là vệ sinh cơ thể cho bé. Thường xuyên cắt móng tay, rửa tay cho bé trước khi ăn, sau mỗi lần vận động và sau các lần đi vệ sinh; vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé,…

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Bổ sung dinh dưỡng để phòng tránh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Với trẻ từ 0-6 tháng tuổi nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để có khả năng miễn dịch với các loại bệnh. Nếu trong trường hợp không có điều kiện, mẹ cần cho bé bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.

Với những bé lớn hơn, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bổ sung các loại trái cây như: đu đủ, dâu tây, cam,…

Bên cạnh đó là các loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như: cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền,… kết hợp chung với các loại thịt, cá, trứng,…để bữa ăn trẻ có đầy đủ dưỡng chất. 

Mẹ hãy lên thực đơn theo từng tuần cho bé dựa trên sự tư vấn từ bác sĩ hoặc tham khảo thực đơn của các chuyên gia dinh dưỡng đã công bố và điều chỉnh cho bé hợp lý nhất.

  • Tiêm vacxin

Cho đến nay, tiêm vacxin vẫn là phương pháp đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ.

Tham khảo: Một số loại vacxin quan trọng ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp và một số bệnh khác, bố mẹ nên tiêm cho trẻ.

Hiện nay, có liên kết với các phòng tiêm chủng và bệnh viện trên phạm vi toàn quốc. Bạn có thể đặt lịch tiêm chủng trên website của công ty hoặc tải app BLUECARE trên cửa hàng App Store hoặc CH Play.

BLUECARE là đơn vị hàng đầu giúp bạn có thể đặt lịch tiêm chủng dễ dàng với các phòng khám, đơn vị tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc. Chỉ với một cú click, bạn đã có thể dễ dàng đăng ký lịch tiêm chủng mà mình muốn và được nhắc lịch khi đến ngày tiêm chủng.

Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo thêm tại Bluecare.vn hoặc liên hệ qua số Hotline 098.576.8181 để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: 100 phòng tiêm chủng uy tín và có sẵn vacxin trên cả nước

8. Một số câu hỏi thường gặp

Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường hô hấp trên không quá nguy hiểm, nhưng sẽ dễ tái phát nhiều lần nếu bố mẹ không trị dứt điểm. Trong một số trường hợp viêm đường hô hấp trên có thể biến chứng thành:

  • Viêm đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản,….là những bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.
  • Biến chứng viêm tại chỗ: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài,…

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi nào cần đưa đi khám?

Nếu trẻ hơi sốt, vẫn sinh hoạt bình thường, ăn uống bình thường thì cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bé. Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cần cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi trẻ sốt từ 39 độ C trở lên cần đưa đến bệnh viện ngay tránh những trường hợp sốt gây co giật rất nguy hiểm.

Nếu trẻ chỉ bị ho, cha mẹ cần dùng các loại thuốc ho thảo dược hoặc dùng mật ong hấp với chanh, quất, hẹ,….Khi trẻ bị sổ mũi nhẹ, nước mũi trong, cha mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều lần và theo dõi bé. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần tăng cường cho trẻ uống nước. Sau 2 ngày mà tình trạng vẫn không giảm thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám ngay.

Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường như tự nhiên bỏ bú, quấy khóc, sốt, ho, chảy nước mũi,… cần đưa đi khám ngay. Tuyệt đối không để trẻ ở nhà tự chữa rất nguy hiểm vì trẻ dưới 2 tháng tuổi vẫn còn kháng thể của mẹ cho nên trong thời gian này trẻ rất ít khi ốm. Nếu trẻ ốm tức là có bất thường cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến khám để tìm nguyên nhân và cách chữa trị.

Bệnh viêm đường hô hấp trên bao lâu thì khỏi?

Tình trạng viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể kéo dài từ 1-2 tuần và đa số sẽ tự khỏi mà chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bé bú kém, ho nhiều, sốt,… thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể, tránh để lâu có thể gây biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp,…

Với những trẻ bị viêm mũi họng, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 5-7 ngày nếu được điều trị đúng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm mũi họng kéo dài nhiều ngày khiến cha mẹ rất lo lắng. Hiện tượng này được giải thích là do viêm mũi họng dễ tái phát nhiều lần. Trẻ có thể vừa bị đợt này chưa khỏi hẳn lại nối tiếp đợt khác, dẫn đến kéo dài dai dẳng.

Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh viêm đường hô hấp trên?

Những đối tượng dễ mắc viêm đường hô hấp trên là trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người bị bạch cầu.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và có thể tái phát nhiều lần trong năm. Mỗi năm trẻ có thể mắc viêm đường hô hấp trên khoảng 10 lần. Với người trưởng thành có thể mắc từ 2-4 lần/năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em có thể bị viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến suy hô hấp.

Chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là công việc không hề dễ dàng, chỉ cần thời tiết có thay đổi nhẹ hay do một số yếu tố môi trường là các bé có thể bị viêm đường hô hấp trên. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có những kiến thức để chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ.

Hãy thường xuyên truy cập Website Bluecare.com để cập nhật những thông tin hữu ích về kiến thức mẹ và bé nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Nhiều trẻ nhập viện do bệnh hô hấp gia tăng, cảnh báo virus chưa có thuốc chữa, lây qua nụ hôn

Chuẩn đoán bệnh hô hấp cho bé bằng cách nghe nhịp thở

Chăm sóc bệnh nhân tạo đờm đường hô hấp do virus

Điều trị các bệnh về hô hấp và tai mũi họng bằng khí dung

The post Viêm đường hô hấp trên ở trẻ – Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chăm sóc và phòng ngừa appeared first on Bluecare Blog.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét