Một chế độ ăn uống khoa học có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong điều trị bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về vấn đề viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được một thực đơn ăn uống có lợi, giúp đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày
Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến sức khỏe của dạ dày. Những gì bạn ăn hàng ngày cũng tạo ra những tác động nhất định đến quá trình điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm có lợi sẽ giúp giảm thiểu kích ứng trong dạ dày, làm nhanh lành tổn thương ở lớp niêm mạc. Khi xây dựng thực đơn hàng ngày, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn các thực phẩm có thể kháng axit hoặc chứa chất chống viêm, giảm đau tự nhiên, giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh.
- Cân đối giữa các nhóm chất trong bữa ăn
- Cắt giảm lượng chất béo dung nạp và loại bỏ các thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày ra khỏi thực đơn.
- Chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sử dụng lượng thực ăn vừa phải trong mỗi bữa để dạ dày dễ tiêu hóa.
- Các thức ăn nên được băm nhỏ hoặc nấu chín mềm và nhai kỹ trước khi nuốt để giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, giúp tổn thương nhanh hồi phục.
- Thiết lập các bữa ăn vào một khung giờ nhất định trong ngày, không để bụng quá no hoặc quá đói đều có thể gây đau thượng vị, buồn nôn và ảnh hưởng không tốt đến tổn thương.
Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì?
Bệnh nhân bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày được khuyên nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm dưới đây vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:
1. Thực phẩm giàu tinh bột
Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột đặc biệt tốt cho người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Chất này được tìm thấy nhiều trong các món ăn thông thường mà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng như cơm, cháo, bánh mì, khoai lang, khoai tây.
Tinh bột khi được hấp thu sẽ chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh bớt mệt mỏi, nâng cao năng suất làm việc. Ngoài ra, chất này khi vào trong đường ruột còn giúp thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm tác hại của axit tới niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa sự hình thành của vết loét.
Khi nấu cơm, người bệnh nên nấu hơi nhão để dễ tiêu hóa hơn, làm giảm áp lực cho dạ dày để tổn thương ở lớp niêm mạc nhanh hồi phục.
2. Ăn chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Trong chế độ ăn hàng ngày của người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày không thể thiếu chuối, bao gồm cả chuối chín và chuối xanh. Nghiên cứu cho thấy, loại trái cây này có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu có liên quan đến bệnh.
Chuối đặc biệt chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin. Nó giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương xung huyết ở lớp niêm mạc dạ dày nhanh chóng được chữa lành.
Bên cạnh đó, chuối còn là nguồn bổ sung kẽm, vitamin nhóm B, kali dồi dào cho cơ thể. Những chất này có tác dụng chống viêm, kích thích tiêu hóa, tăng tiết chất nhầy trong dạ dày để bảo vệ lớp niêm mạc bị ảnh hưởng trước sự tấn công của axit và các tác nhân gây hại.
Để giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày gây ra, người bệnh nên duy trì thói quen ăn 1 – 2 quả chuối chín mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng chuối xanh nấu canh ăn tương tự như một món rau thông thường.
CÓ THỂ THAM KHẢO:Loại Bỏ Viêm Loét Dạ Dày Bằng Bài Thuốc Đông Y Thần Hiệu [Nên Biết]
3. Táo
Táo giàu hoạt chất Flavonoid. Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng mạnh mẽ trong việc kháng viêm, làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn Hp – một trong những thủ phạm gây bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
Cùng với đó, hàm lượng pectin dồi dào được tìm thấy trong táo còn giúp hỗ trợ đắc lực cho người bệnh trong việc tiêu hóa thức ăn, làm giảm các dấu hiệu tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ăn lâu tiêu thường gặp khi mắc bệnh.
4. Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Phân tích thành phần của bông cải xanh, các nhà nghiên cứu phát hiện loại rau này chứa một loại hợp chất quý có tên gọi là isothiocyanate sulforaphane. Chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây hại cho niêm mạc dạ dày, đồng thời chống viêm, làm giảm hiện tượng phù nề, xương huyết ở khu vực bị ảnh hưởng.
Thường xuyên sử dụng cải xanh trong bữa ăn không chỉ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày và còn giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
5. Đu đủ chín
Đu đu chín là loại trái cây dễ tiêu hóa và thân thiện với niêm mạc dạ dày. Loại trái cây này chứa thành phần quan trọng là papain. Đây là một loại enzym có khả năng phá vỡ các chuỗi enzym có trong thực phẩm, giúp hỗ trợ cho dạ dày tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất được dễ dàng hơn. Điều này rất có lợi cho quá trình phục hồi tổn thương viêm ở niêm mạc dạ dày.
Không chỉ giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày, đu đủ còn cung cấp nhiều vitamin A, Fe, Zn, Mg cho cơ thể. Những dưỡng chất này có tác dụng kích thích tạo tạo tế bào, ngăn ngừa thiếu máu do niêm mạc dạ dày bị xuất huyết, khắc phục các vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
6. Mật ong
Mật ong giàu vitamin C. Chất này hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng xoa dịu kích ứng, tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm lành khu vực niêm mạc dạ dày bị xung huyết, phù nề.
Sở hữu hơn 70 loại dưỡng chất quý, mật ong còn là vị thuốc bồi bổ cơ thể. Nó cung cấp nhiều năng lượng, sắt, kẽm, chất đạm, kali và đường tự nhiên giúp người bệnh bớt mệt mỏi và có khả năng phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Uống một ly mật ong pha nước ấm mỗi ngày còn giúp kích thích tiêu hóa, làm sạch đường ruột, hạn chế các cơn đau dạ dày cũng các triệu chứng khác do bệnh viêm xung huyết niêm mạc bao tử gây ra.
7. Sữa chua
Sữa chua được lên men tự nhiên từ nhiều loại sữa khác nhau. Thực phẩm này đặc biệt có lợi cho đường ruột, nhất là các trường hợp đang bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
Mỗi hũ sữa chua cung cấp cho cơ thể vô số men vi sinh Probiotics. Đây là những lợi khuẩn có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, ăn không tiêu.
Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày, mỗi ngày người bệnh nên ăn 100 – 250 gram sữa chua. Tránh dùng thực phẩm này lúc mới ăn no hoặc khi đang đói bụng sẽ. Tốt nhất người bệnh nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 60 phút để lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động hiệu quả nhất.
Bạn nên biết:Đánh bay bệnh dạ dày nhanh chóng cùng các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc
8. Rau thì là giảm đau, chống viêm
Thì là chứa các hoạt chất có tác dụng làm thư giãn các cơ, ức chế co thắt dạ dày, từ đó giảm nhẹ cơn đau ở vùng thượng vị cho người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ phong phú có trong rau thì là có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp không gian bên trong dạ dày nhanh được làm trống để tổn thương viêm ở niêm mạc nhanh hồi phục.
Người bệnh có thể dùng cả lá và hạt thì là vì chúng đều có tác dụng tốt. Nếu như lá thì là được sử dụng như một loại rau gia vị dùng nêm nếm trong các món ăn thì người bệnh có thể dùng hạt thì là nhai trực tiếp và nuốt lấy nước lẫn bã. Liều dùng mỗi ngày là 3 – 4 gram hạt thì là.
9. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Nhắc đến vấn đề “bị viêm xung huyết hang vị dạ dày nên ăn gì” thì người bệnh nên cân nhắc sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Chúng cung cấp nhiều sắt, vitamin cùng các chất chống oxy hóa giúp chống viêm, giảm nguy cơ bị thiếu máu do bị niêm mạc dạ dày bị xung huyết kéo dài.
Ngũ cốc nguyên hạt cũng ẩn chứa nguồn chất xơ dồi dào hữu ích cho dạ dày. Nó giúp đường ruột tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tạo khối cho phân, chống táo bón, đồng thời kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, cải thiện khả năng miễn dịch và giảm viêm nhiễm trong dạ dày.
Để tận hưởng được những lợi ích tuyệt vời trên, người bệnh có thể thêm ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn ăn sáng hoặc các bữa ăn xế. Có thể xay ngũ cốc nguyên hạt thành bột để pha uống cho tiện lợi.
10. Tỏi
Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì? Câu trả lời chính là tỏi. Tỏi cũng nằm trong danh sách các thực phẩm tốt nhất cho người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Loại gia vị này giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, chống viêm, làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày bằng cách bổ sung nhiều allicilin – một hoạt chất kháng sinh thực vật. Chất này có thể giúp làm giảm nhiễm trùng ở niêm mạc dạ dày nhưng lại không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược.
Người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày có thể ăn tỏi tươi trong các bữa ăn để hỗ trợ điều trị bệnh. Mỗi ngày dùng khoảng 3- 4 tép là đủ. Dân gian còn dùng tỏi ngâm mật ong để làm thuốc trị bệnh. Dù sử dụng tỏi theo hình thức nào thì lượng tiêu thụ mỗi ngày cũng không nên vượt quá 5 gram.
11. Bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn trứng
Trứng là thực phẩm khá thông dụng và dễ tiêu hóa. Nó được khuyến cáo sử dụng cho người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày vì chứa nhiều protein.
Protein là thành phần đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nên tế bào mới trong cơ thể. Nó giúp tăng tốc độ chữa lành của các mô bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, protein cũng giúp tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp người bệnh bớt mệt mỏi và có khả năng hồi phục nhanh hơn.
Chính vì những tác dụng tuyệt vời trên mà nhiều người nghĩ rằng ăn càng nhiều trứng thì càng tốt và sử dụng thực phẩm này mỗi ngày để nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều trứng lại có thể gây phản tác dụng. Người bệnh chỉ nên ăn 3 – 4 quả mỗi tuần dưới hình thức luộc hoặc nấu chín. Tuyệt đối không được ăn trứng sống.
12. Nghệ
Nghệ không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc được dân gian sử dụng để điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, trong nghệ chứa một lượng lớn curcumin có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, làm tổn thương nhanh liền sẹo.
Thêm vào đó, nghệ còn có khả năng trung hòa axit, chống trào ngược dạ dày. Nó giúp làm giảm tác hại của axit tới lớp niêm mạc, kiểm soát không để tình trạng viêm nhiễm, xung huyết phát triển nặng thêm.
13. Các loại hạt
- Hạt lanh: Loại hạt này chứa chất xơ và chất béo lành mạnh rất tốt cho tiêu hóa. Nó giúp chống táo bón, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn và giảm viêm ở niêm mạc. Người bệnh có thể sử dụng dầu chiết xuất từ hạt lanh để chế biến thức ăn hàng ngày hoặc xay nhuyễn thành bột để pha nước uống.
- Hạt chia: Trong hạt chia chứa một loại chất xơ mà khi vào trong dạ dày, nó sẽ hấp thụ nước và tạo thành một chất giống với gelatin. Nó tạo ra một lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn không cho vi khuẩn và axit tiếp tục tấn công vào khu vực bị viêm.
- Hạt óc chó: Sở hữu hàm lượng omega 3 dồi dào, hạt óc chó có thể giúp hỗ trợ chống viêm, sửa chữa tổn thương trong dạ dày.
14. Các loại cá béo
Bao gồm cá hồi, cá thu hay cá ngừ. Chúng là nguồn cung cấp protein, omega 3, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Nếu như omega 3 hoạt động tích cực trong việc kháng viêm thì protein lại giúp cung cấp năng lượng và kích thích tái tạo tế bào mới để sửa chữa các mô bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Mỗi tuần, người bệnh có thể thêm cá béo vào thực đơn 3 – 4 bữa. Đảm bảo nấu chín cá trước khi ăn, tránh ăn các món cá sống gây tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng.
Những thực phẩm người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày không nên ăn
Không phải thực phẩm nào cũng có lợi cho người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Một số thức ăn hay đồ uống thậm chí còn khiến cho bệnh tình phát triển nghiêm trọng hơn. Trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân nên tránh sử dụng các thức ăn sau:
- Thức ăn chứa nhiều chất béo: Các món xào, thịt mỡ, khoai tây chiên hay gà rán đều rất khó tiêu hóa. Chúng gây đầy bụng, làm tăng áp lực cho dạ dày. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và có thể dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng ở vùng thượng vị.
- Thực phẩm đóng hộp: Các loại rau củ quả đóng hộp đều được thêm chất bảo quản, natri hay một số chất phụ gia để có thể giữ được hương vị và bảo quản được lâu hơn. Những chất này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm kích ứng niêm mạc dạy dày, khiến tình trạng xung huyết, viêm loét trở nặng.
- Thực ăn chưa được nấu chín: Chẳng hạn như sushi, các món gỏi hay rau sống. Chúng không chỉ khó tiêu mà còn có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng. Do chức năng dạ dày đang bị suy giảm, sử dụng đồ sống có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và kéo dài thời gian điều trị bệnh.
- Thức ăn cay: Các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt khi sử dụng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị bỏng rát, viêm loét và xuyết huyết nhiều hơn. Vì vậy mà người bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày tốt nhất không nên sử dụng.
- Thức uống có cồn: Chất cồn trong bia, rượu chính là thủ phạm hàng đầu gây viêm xung huyết niêm mạc dạ dày ở nam giới. Vì vậy, bệnh nhân nên kiêng sử dụng chúng ngay cả khi bệnh đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
Đến đây thì thắc mắc “bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì” đã được giải đáp. Bên cạnh việc tăng cường các thực phẩm có lợi bệnh vào thực đơn, người bệnh nên hạn chế các thức ăn không tốt cho dạ dày và kết hợp với các bài thuốc ĐẶC TRỊ để chấm dứt tình trạng viêm niêm mạch, xuất huyết dạ dày.
BN Duy Khải chia sẻ: UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG
Để biết thêm thông tin về bài thuốc Sơ can Bình vị tán, bạn có thể tham khảo trên các website của Thuốc dân tộc như thuocdantoc.org hoặc liên hệ tư vấn miễn phí 24/7.
Có thể bạn quan tâm:
The post Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét