Một trong những căn bệnh xương khớp mạn tính thường gặp ở nam giới là viêm khớp cùng chậu. Bệnh có tiến triển kéo dài, mức độ gây đau nhức nghiêm trọng theo thời gian và có thể cản trở sinh hoạt của người bệnh. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc.
Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì?
Bệnh viêm khớp cùng chậu gặp phổ biến hơn ở đối tượng nam giới. Vị trí viêm ở khớp cùng xương chậu – nơi nối giữa khớp cột sống và xương chậu, tại đây bệnh nhân có thể bị viêm một khớp hoặc nhiều khớp cùng lúc. Các khớp này nằm ở vị trí dưới dùng của cột sống, nằm giữa các điểm kết nối giữa các phần của xương chậu, ngay vị trí gần hông.
Đặc trưng cơn đau của bệnh viêm khớp cùng chậu là những cơn đau âm ỉ ở vùng mông hoặc lưng dưới. Nếu như chỗ bị viêm gây tổn thương đến dây thần kinh cột sống, bệnh nhân sẽ bị đau ở một hoặc hai bên chân, lan đến cẳng chân và bàn chân âm ỉ. Tuy nhiên nếu cơn đau đã lan đến chân cho thấy bệnh đã ở giai đoạn mãn tính và khó điều trị được hoàn toàn. Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh viêm khớp cùng chậu là một trong những biểu hiện chính của bệnh viêm cột sống dính khớp. Bệnh có những biểu hiện tương tự như chứng viêm khớp và cứng khớp, chủ yếu nằm quanh khu vực cột sống và hông.
Thời gian tiến triển giữa các giai đoạn của bệnh viêm khớp cùng chậu kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Đa phần người bệnh chỉ phát hiện mình bị viêm khớp cùng chậu khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Một số tài liệu ghi chép bệnh viêm khớp cùng chậu có đặc điểm tương tự với chứng rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Đồng thời bệnh cũng dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng khác ở vùng bộ phận này, như viêm khớp háng, thoát vị cột sống cuối, thoái hóa khớp cùng chậu, do những triệu chứng lâm sàng của bệnh thường tương tự như nhau.
Phân biệt viêm khớp cùng chậu
Do bệnh viêm khớp cùng chậu cũng chỉ biểu hiện ở những cơn đau nhức vùng chậu thông thường nên đa số người bệnh đều không biết mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa viêm khớp cùng chậu và những triệu chứng như viêm, rối loạn chức năng khớp xương khớp khác là bệnh viêm khớp cùng chậu gây ra cảm giác tê đau tại một vùng thắt lưng và mông, nơi xương hông cùng và cơn đau lan xuống chân. Ngoài ra những rối loạn chức năng ở khớp xương cùng cũng có thể hình thành do biến chứng từ ổ khớp viêm hoặc do chấn thương.
Đối với những bệnh lý xương khớp khác thường chỉ đau tại vùng háng hoặc đốt sống cuối tại thắt lưng. Cơn đau do viêm khớp cùng chậu sẽ hiện diện ở tại vùng mông, thường đau khi khớp xương cùng cử động hoặc cử động quá nhiều, cũng có thể là do vùng mông khớp bất động tại vùng chậu trong thời gian dài mà thành.
Nguyên nhân nào gây ra viêm khớp cùng chậu?
Bệnh viêm khớp cùng chậu xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó tác động chính của bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Những yếu tố gây bệnh chính là do chấn thương hoặc do hậu quả để lại của bất kỳ một bệnh lý nào đó. Các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ viêm khớp cùng chậu nếu bệnh nhân đang gặp các vấn đề như:
- Chấn thương ở khớp: Tình trạng tổn thương khớp cùng chậu từ tai nạn xảy ra khá phổ biến, có thể là do tai nạn xe cộ hoặc tai nạn té ngã khiến cho khớp xương cùng chậu bị nứt hoặc lệch, lâu ngày gây viêm.
- Bệnh viêm khớp: Viêm khớp là tiền căn của nhiều căn bệnh liên quan đến xương khớp. Cụ thể, do tình trạng viêm khớp hao mòn khi lao động nặng nhọc mà khu vực cùng chậu bị đau nhức nghiêm trọng hơn. Ngoài ra những vấn đề ở xương cùng của cột sống như thoát vị đĩa đệm, hoặc thoái hóa cột sống xảy ra cũng có thể gây ra bệnh ở xương cùng chậu.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh lupus ban đỏ – một trong những yếu tố nguy cơ gây viêm khớp xảy ra phổ biến. Những bộ phận trên cơ thể dễ bị ảnh hưởng từ bệnh là khớp xương, cơ, ngoài da, máu, thậm chí là thận, não, không ngoại lệ đối với vùng khớp cùng chậu. Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh lý hệ thống gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh sẽ gây tổn thương đến từng cơ quan đến cả hệ thống các bộ phận cơ thể.
- Viêm cột sống dính khớp: Bệnh viêm cột sống dính khớp cũng là một biểu hiện của bệnh rối loạn tự miễn, gây ảnh hưởng đến khớp, dây chằng, cơ và gân. Bệnh viêm cột sống dính khớp thường xảy ra ở khớp cùng chậu. Bệnh chiếm tỷ lệ cao xảy ra ở nam giới hơn là phụ nữ, mức độ nguy hiểm của bệnh tương tự như viêm khớp dạng thấp. Nếu để bệnh tiến triển lâu dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống cơ, khớp khác.
- Bệnh viêm khớp vảy nến: Người bệnh bị viêm khớp vảy nến có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp cùng chậu. Tương tự như bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến cũng được xếp vào nhóm bệnh tự nhiễm, bệnh có thể lan rộng đến hệ thống cùng chậu đến xương chậu, hông nghiêm trọng hơn.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp dạng thấplà một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công ngược vào khớp, khiến cho lớp màng hoạt dịch dày lên bất thường và gây đau khi cử động. Ban đầu triệu chứng chỉ xảy ra ở những khớp nhỏ, sau đó lan rộng ra phạm vi lớn hơn khi khớp nguyên bàn tay và cổ tay, tương tự nếu như bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở khu vực cùng chậu thì cơn đau cũng xảy ra tại khu vực này.
- Viêm khớp phản ứng: Bệnh viêm khớp phản ứng khá thường gặp ở nhóm phụ nữ tuổi trung niên. Tình trạng viêm khớp cùng chậu hoặc bất kỳ vùng khớp nào trên cơ thể đều có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm khớp phản ứng. Mức độ nhiễm trùng do viêm khớp phản ứng gây ra có thể biểu hiện trên bề mặt của làn da. Tuy nhiên viêm khớp phản ứng cũng là căn bệnh mãn tính khó điều trị nếu không kịp thời can thiệp sớm.
- Bệnh gout : Gout có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ở khu vực ngón chân cái, cùng với những khớp ở một hoặc hai bên cùng xương chậu, vị trí này tuy hiếm gặp khi mắc bệnh gout nhưng tỷ lệ xảy ra cũng rất cao. Gout là căn bệnh xương khớp do chứng rối loạn tự miễn gây ra phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây lắng đọng các axit uric, khiến khớp bị sưng, đỏ và người bệnh có cảm giác nóng. Ngoài ra nếu như các tinh thể lắng đọng không phải axit uric mà là canxi thì đây là dấu hiệu của bệnh giả gout.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, do sức đề kháng yếu hơn nên người mẹ dễ dàng gặp phải các cơn đau nhức. Khi sinh nở, đòi hỏi vùng khớp cùng ở xương chậu chậu phải nở rộng ra để em bé dễ dàng di chuyển ra ngoài. Ngoài ra sự tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng sẽ tạo áp lực lên các khớp và gây ra các tổn thương bất bình thường ở khu vực xương chậu.
- Tình trạng nhiễm trùng: Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng chỉ cần một vùng nhiễm trùng do chấn thương gây ra cũng có thể gây tổn thương đến các khớp xương bên trong. Mức độ nhiễm trùng lan rộng đến khớp, đặc biệt là khớp cùng chậu sẽ gây ra tình trạng viêm khớp cùng chậu.
Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng viêm khớp cùng chậu là các cơn đau ở vùng xương chậu. Tuy nhiên đối với tình trạng trật khớp háng, viêm khớp háng, người bệnh cũng dễ nhầm lẫn dấu hiệu bệnh. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện ở vùng chậu sau, nên kiểm tra ngay để phòng ngừa khả năng mắc bệnh:
Người bệnh có thể nhận thấy từng cơn đau nhói ở vùng cột sống thắt lưng cùng chậu. Ngoài ra cơn đau còn lan rộng đến vùng giữa hai mông. Cơn đau có tính chất kéo dài âm ỉ đặc trưng, các cơn đau kéo thành từng đợt. Ở một số trường hợp, người bệnh còn có thể nhận thấy dấu hiệu viêm vùng chậu nếu bạn thấy đau mỗi khi đi vệ sinh, tiểu tiện, vùng kín tiết dịch hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
Một trong những dấu hiệu viêm khớp cùng chậu là tình trạng đau đớn khi giao hợp, đặc biệt là ở nữ giới. Khi thăm khám phụ khoa không thấy dấu hiệu viêm nhiễm ở cổ tử cung nhưng người bệnh vẫn thấy đau ở cổ tử cung, hoặc đau xung quanh khu vực túi cùng của âm đạo.
Mức độ nghiêm trọng hơn, khi bệnh viêm khớp cùng chậu ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động thường ngày của bệnh nhân được biểu hiện rõ. Người bệnh không thể ngồi lâu, khom hoặc cúi xuống gặp nhiều khó khăn. Cơn đau rất nghiêm trọng, người bệnh có thể ăn không ngon miệng, mất ngủ, tâm trạng buồn rầu, lo lắng kéo dài.
Viêm khớp cùng chậu có chữa được không? Bệnh nguy hiểm không?
Những biến chứng của viêm khớp cùng chậu rất nguy hiểm, đặc biệt là với những bệnh nhân bị viêm khớp cùng chậu lâu năm. Do tình trạng viêm có thể lan rộng ra, những tổn thương xâm lấn đến các hệ thống khác như dây thần kinh tọa, khu vực cơ đùi, cơ mông. Căn bệnh này ảnh hưởng đến mọi đối tượng, tuy nhiên những biến chứng ở nữ giới sẽ nguy hiểm hơn do khu vực xương cùng chậu nằm gần cơ quan sinh sản.
Ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu được chẩn đoán viêm khớp cùng chậu mà không điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung. Điều này làm tăng nguy cơ khó sinh, vô sinh, hoặc mang thai ngoài tử cung, các biến chứng gây tổn thương đến buồng trứng …
Bệnh cũng có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai đến khi sinh nở, sau giai đoạn này mức độ viêm khớp sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Biến chứng dính khớp là khá thường gặp, nếu như phụ nữ mang thai bị dính khớp hoặc viêm khớp cùng chậu, khả năng cao sẽ phải mổ đẻ. Ngoài ra những nguy cơ tồi tệ hơn như tê liệt, liệt một bên chi cũng có khả năng xảy ra nếu như nơi bị viêm khớp có chứa các dây thần kinh hoặc mạch máu quan trọng.
Viêm khớp cùng chậu thường bị nhầm lẫn với bệnh đau thắt lưng, thoát vị cột sống hoặc đau thần kinh tọa. Vì thế mà đa số người bệnh đều chủ quan mà không tiến hành điều trị ngay từ ban đầu. Nếu như điều trị không khỏi, biến chứng ban đầu đơn thuần chỉ là tình trạng viêm mủ tại chỗ sau đó tiến triển càng ngoài tầm kiểm soát. Nếu như người bệnh nhận thấy tình trạng đau vùng khớp cùng chậu, kèm theo cơn sốt cao, những cơn đau chân và đau hông thất thường thì cần tiến hành điều trị càng sớm để phòng tránh trước những nguy cơ xấu xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp cùng chậu
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu
Khi người bệnh nhận thấy biểu hiện nghi ngờ các vấn đề ở khớp cùng chậu nên đến bác sĩ khám để được kiểm tra sớm. Sau khi khám lâm sàng và kiểm tra đơn giản sẽ giúp phát hiện được bạn có bị viêm khớp cùng chậu hay không. Thủ thuật chẩn đoán bệnh rất đơn giản, đầu tiên bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng, hai chân duỗi thẳng, sau đó bác sĩ dùng tay ấn mạnh lên vùng xương cánh chậu, nếu bị bệnh bạn sẽ thấy đau ở vùng khớp cùng chậu. Cách khác, bác sĩ hướng dẫn bạn nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng, sau đó dùng tay ấn mạnh lên khu vực hai cánh chậu từ trên xuống. Bằng cách này sẽ chẩn đoán lâm sàng trước các vấn đề ở vùng khớp cùng chậu.
Bước tiếp theo, để nhận định chính xác nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu thì người bệnh cần được chụp Xquang khung chậu. Qua hình ảnh Xquang sẽ nhận thấy rõ những tổn thương tại khu vực theo từng mức độ. Nếu như hình ảnh cho thấy các khớp dính lại với nhau nhiều, điều này cho thấy bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, phó phân biệt được các khớp chính phụ tại vùng chậu. Phương pháp chụp Xquang cũng giúp phân biệt bệnh viêm khớp cùng chậu với viêm vùng chậu, viêm khớp háng và gai xương chậu.
Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu
Những phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu được chỉ định cho từng nhóm bệnh nhân khác nhau. Thông thường bệnh nhân bị viêm khớp nhẹ sẽ được hướng dẫn điều trị theo hướng bảo tồn. Sau đây là những phương pháp chữa viêm khớp cùng chậu được áp dụng hiện nay:
Điều trị bằng thuốc
Điều trị nội khoa hay điều trị bằng thuốc là cách thức được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên thuốc sẽ chỉ phát huy hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân mới bị bệnh, song song đó kết hợp với vật lý trị liệu để đáp ứng kết quả điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, từ đó giúp làm giảm các cơn co thắt cơ liên quan đến khớp cùng chậu. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc ức chế TNF, cùng một số loại thuốc được chỉ định chuyên phòng trị biến chứng viêm cột sống dính khớp.
Điều trị vật lý trị liệu
Phương pháp điều trị vật lý trị liệu sẽ phát huy hiệu quả điều trị nếu như người bệnh kết hợp điều trị cùng phương pháp khác. Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập vận động và kéo giãn cơ khớp để duy trì sự linh hoạt của khớp. Khi cơ khớp đã làm quen với các bài tập khởi động sẽ tiếp tục tăng cường với những bài tập phức tạp hơn nhằm hỗ trợ ổn định hoạt động của nhóm cơ quanh khớp cùng chậu..
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu chỉ được thực hiện khi cần thiết, Nếu như điều trị nội không không giúp làm thuyên giảm cơn đau, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật theo các bước sau:
Trước tiên bệnh nhân được tiêm Corticosteroid nhằm giúp giảm viêm và giảm đau trức khi mổ. Ngoài ra nếu như phẫu thuật cần loại bỏ một phần mô nào đó, bệnh nhân sẽ được giảm đau bằng tần số vô tuyến, thao tác này sẽ giúp vô hiệu hóa hoàn toàn phần các mô thần kinh gây ra cơn đau.
Phương pháp phẫu thuật được thực hiện theo hướng bảo toàn, mục đích giúp bệnh nhân loại bỏ được vùng viêm không thể chữa trị hoặc hợp nhất hai xương với nhau nếu cần thiết. Việc hợp nhất được thực hiện bằng phần cứng kim loại, hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt và vận động về sau, Đồng thời cũng giúp người bệnh giảm đau đơn do các phản ứng viêm tại chỗ gây ra.
Bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp cùng chậu
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế kể trên. Hiện nay điều trị kết hợp bằng các bài tập hỗ trợ cũng đem đến những hiệu quả tích cực:
Bài tập căng gối
Khi thực hiện bài tập căng gối sát ngực, bạn sẽ nhận thấy cột sống được thư giãn và khu vực hông – xương cùng cũng sẽ giảm đau nhức hơn. Thực hiện bài tập lần lượt trên từng chân hoặc cả hai chân theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn nằm ngửa và mở rộng hai chân, tiếp tục co gối và kéo gối sát ngực giữ nguyên trong vòng 10 giây.
- Bước 2: Bạn để chân về tư thế ban đầu và sau đó đổi chân thực hiện tương tự, áp dụng bài tập từ 5 – 8 lần cho mỗi chân.
- Bước 3: Sau khi kết thúc tập chân, bạn tiếp tục nâng hai đầu gối lên vòng tay ôm đầu gối sát ngực
- Bước 4: Bạn tiếp tục thư giãn vùng cột sống trong 10 giây và nghỉ, sau đó thực hiện lại 10 lần.
Bài tập đẩy mông
Với bài tập này, người bệnh sẽ tự khắc phục được cơn đau ở phần lưng dưới và hông. Từ đó khắc phục được hiệu quả tình trạng viêm khớp cùng chậu. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Trước tiên bạn nằm ngửa và co đầu gối theo tư thế thoải mái nhất.
- Bước 2: Bạn đặt hai tay áp sát bên thân, lòng bàn tay úp xuống sàn
- Bước 3: Nhẹ nhàng nâng hông lên trên sao để tạo thành hình cây cầu, cố định tư thế này trong khoảng 5 giây.
- Bước 4: Chậm rãi trở về tư thế ban đầu và thực hiện lặp lại động tác từ 8–10 lần.
Tư thế rắn hổ mang
Với tư thế rắn hổ mang, lực tác động chủ yếu dồn vào cơ lưng và cơ hông của bạn. Thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn nằm sấp và duỗi thẳng chân, hai bàn tay hướng xuống sàn
- Bước 2: Nhẹ nhàng nâng cơ thể lên và ngửa người về phía sau, tiếp tuy nhiên phần thắt lưng và hông trở xuống phải cố định một chỗ.
- Bước 3: Bạn giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15 giây, sau đó bạn từ từ hạ thân trên xuống.
Tư thế tam giác
Tư thế tam giác có thể giúp làm giảm các cơn đau ở vùng chậu rất hiệu quả. Khi thực hiện động tác này, vùng xương cùng chậu được kích thích cử động và tạo điều kiện để máu lưu thông giảm viêm, giảm đau. Người bệnh từng bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dang rộng hai chân tạo thành một góc 45 độ, sau đó đặt chân phảo sao cho gót chân phải song song với phần giữa của bàn chân trái
- Bước 2: Sau đó tiếp tục nghiêng người sang hướng bên trái, kết hợp duỗi thẳng tay trái chạm đến ngón chân, còn tay phải duỗi thẳng vuông góc với mặt sàn.
- Bước 3: Tiếp tục thực hiện theo cách trên ở chiều ngược lại.
Tư thế đứa trẻ
Đây là tư thế có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với tất cả các bệnh về xương khớp. Tư thế này cũng rất dễ thực hiện nếu như bạn mới bắt đầu học yoga. Bên cạnh khả năng kích thích tuần hoàn máu, tư thế này cũng giúp căng phần hông và bắp đùi, hỗ trợ điều hòa hơi thở. Sau đây là các bước thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên bạn ngồi trong tư thế quỳ gối, sau đó đưa mông về phía gót chân, sau đó kéo cơ thể xuống dần và chầm chậm hướng về phía trước
- Bước 2: Sau khi kéo căng cơ thể, bạn hít thở nhẹ để thư giãn và giữ hai tay trên sàn, tựa phần trán áp sát mặt sàn và tỳ bụng thoải mái trên đùi.
Những cách giảm đau khi bị viêm khớp cùng chậu
Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh sẽ phải chịu đựng cơn đau kéo dài nhiều đợt liên tiếp. Các phương pháp điều trị không giúp khắc phục ngay lập tức cơn đau mà chỉ giảm đau từ từ. Thay vào đó một số cách giảm đau đơn giản sau sẽ giúp người bệnh đối phó với các đợt tái phát hiệu quả hơn.
- Thuốc giảm đau không cần toa: Sử dụng thuốc giảm đau là cách cải thiện cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là ibuprofen và acetaminophen. Các loại thuốc này sẽ giúp kết hợp điều trị giảm đau và cải thiện bệnh viêm khớp. Tuy nhiên người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khi điều trị với thuốc, như tình trạng đau bụng và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận khi sử dụng thuốc lâu dài.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Đối phó với những cơn đau một cách an toàn nhất là nghỉ ngơi để làm dịu cơn đau. Bạn cũng nên tránh những hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau gây ra tình trạng viêm khớp cùng chậu. Các bác sĩ nhận định cách đơn giản nhất là bạn nên nằm nghiêng, với một chiếc gối kê trước hoặc sau hông để máu lưu thông thông tốt hơn.
- Chườm lạnh và nóng: Phương pháp chườm nóng hoặc lạnh được xem là cách giảm đau tại nhà rất hiệu quả. Nếu như chườm nóng giúp cơn đau giảm bớt, máu được kích thích lưu thông tốt đến khu vực tổn thương thì chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng công hiệu. Người bệnh nên phối hợp chườm lạnh và nóng xen kẽ để giảm đau khớp cùng chậu nói riêng và đau khớp nói chung.
Những thông tin về căn bệnh viêm khớp cùng chậu đã được chia sẻ trong bài viết trên. Căn bệnh viêm khớp cùng chậu là một trong số nhiều vấn đề xương khớp phổ biến hiện nay. Để đối phó với bệnh đòi hỏi người bệnh chủ động điều trị và kết hợp chăm sóc, nghỉ ngơi, luyện tập đúng cách. Cùng với các can thiệp y tế cần thiết sẽ hỗ trợ khắc phục bệnh hiệu quả, từ đó phòng tránh được các biến chứng xảy ra.
Bài viết liên quan:
The post Viêm khớp cùng chậu là gì? Chữa được không? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét