Nước là nguồn bổ sung cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu như không biết cách uống nước đúng đắn vô hình chung sẽ gây ra những ảnh hưởng không đáng có cho sức khỏe. Bài viết lý giải về vấn đề uống nhiều nước có hại cho thận không, và những loại thức uống tốt nhất cho thận.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động của các cơ quan. Trong cơ thể con người có 70% nước, dưới dạng máu và các dịch nằm ở cơ quan. Bởi vì chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể nên các chuyên gia thường xuyên nhắc nhở mỗi người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nếu như vượt quá mức so với lượng nước cần bổ sung trung bình, vô tình khiến các cơ quan chịu nhiều áp lực đè nặng lên thận. So với uống ít nước thì cơ thể tích nước quá nhiều cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, không chỉ ở thận mà còn là những cơ quan khác.
Uống nhiều nước có hại cho thận không?
Thận được so sánh với máy lọc của cơ thể, nhiệm vụ chính của thận là giúp cân bằng điện giải và đào thải độc tố qua đường bài tiết và mồ hôi . Trung bình thận sẽ vận hành tốt nếu như chúng ta bổ sung lượng nước duy trì từ 2 – 3L, việc thiếu nước sẽ khiến thận không thể đào thải tốt, lâu ngày tích lũy nhiều chất độc hại. Điều này không đồng nghĩa với việc uống càng nhiều nước càng tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị thận yếu, thận hư. Khi uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, làm tăng quá trình đào thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe cũng nhận định việc cơ thể dư nước sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải . Đồng thời điều này cũng gây gánh nặng cho tim và mạch máu, dẫn tới tình trạng ngộ độc nước vì thận không kịp bài tiết. Lượng nước uống càng nhiều làm loãng máu, ức chế sản sinh của các tế bào trong cơ thể và làm trì trệ hoạt động của não.
Đối với những bệnh nhân bị suy thận, cần kiểm soát chặt chẽ lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày. Hạn chế uống nhiều nước vì thận không kịp bài tiết. Nhìn chung việc uống nhiều nước không hề có hại cho thận, nước có vai trò giúp thận đảo thải các độc tố ra ngoài theo đường nước tiểu được tốt hơn. Tuy nhiên khi uống quá nhiều nước, áp lực dòng chảy trong huyết mạch tăng từ đó gây ra ít nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe.
Nếu ăn chế độ ăn uống của bạn bao gồm nhiều loại thực phẩm loãng như cháo, canh, súp… thì lượng nước uống của bạn ít hơn, và ngược lại nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm khô thì nước uống cũng sẽ ít hơn. Những trường hợp nên bổ sung nước uống tăng cường là khi bạn bị mất nước, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều do nhiệt độ thời tiết, hoặc khi tập thể thao, ngoài ra nếu bạn đang bị tiêu chảy cũng nên uống nước tăng cường….
Những thói quen uống nước có thể làm hỏng thận
Uống nước thường được thực hiện theo quán tính, khi cảm thấy khát hoặc khi nhận thấy cơ thể bắt đầu bị thiếu nước. Tuy nhiên có một số thói quen quen uống nước sai cách có thể làm hỏng thận. Cụ thể nếu có những thói quen uống nước sau thì bạn nên từ bỏ ngay:
Chỉ uống nước khi thật sự khát
Hầu như hơn 70% chúng ta đều có thói quen uống nước khi cảm thấy khát, tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thật sự mất nước. Nếu như cơ thể thiếu nước sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng mất tập trung, tinh thần mệt mỏi và dễ bị kích động, kèm theo đó là tình trạng hoa mắt chóng mặt. Mặc dù vậy, những ảnh hưởng đến thận sẽ không đáng kể nếu như tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Vì thế nếu bạn có thói quen này, cần xây dựng thói quen uống nước cách mỗi 30 phút/lần. Những nghiên cứu cho thấy, việc bạn không uống nước trong gian dài, cơ thể ít bài tiết và nồng độ chất thải và chất độc tăng lên. Tình trạng này diễn ra sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi gan và sỏi túi mật mãn tính. Nhìn chung ước là dẫn xuất quan trọng tham gia vào mọi hoạt động điều tiết của cơ thể, vì vậy tốt nhất bạn cần chủ động cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nhờ đó mới có thể đảm bảo cho quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả.
Giải khát bằng những loại thức uống khác
Cơ thể cần nước tinh khiết, nước lọc thay vì các loại nước trái cây, nước ngọt,… Bởi khi tiếp nhận chúng, chỉ một lượng nước nhỏ tham gia vào quá trình trao đổi chất. Còn lại những thành phần khác như đường, các chất bảo quản, chất tạo màu,… chúng sẽ được loại bỏ và đào thải. Tuy nhiên nếu được tiếp nạp thường xuyên, lâu ngày chúng sẽ trở thành độc tố tích trữ trong cơ thể. Nếu bạn là người nghiện các loại thức uống có ga, nước ép, cà phê…,chúng sẽ tăng hoạt động bài tiết canxi và ảnh hưởng nhất định đến chức năng của thận.
Thường xuyên uống trà đậm đặc
Nhiều người lớn tuổi có thói quen uống trà đậm để duy trì sự tỉnh táo. Thực tế khoa học cũng công nhận trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe bởi chúng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhiều vitamin phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên việc lạm dụng loại thức uống này lại hoàn toàn mang đến những tác dụng trái ngược, đặc biệt là những ảnh hưởng đến chức năng thận.
Trong thành phần trà đậm có chứa lượng theophylline, chúng có thể gây mất ngủ và khiến hoạt động của thận bị trì trệ. Đồng thời, nếu uống trà sau khi uống rượu cũng gây ra tình trạng phân hủy độc tố tích trữ ở ở thận, từ đó gây ra tổn thương cho thận. Theo thời gian sẽ hình thành những tổn thương tại cơ quan này. Tóm lại, nước lọc vẫn là loại thức uống tốt nhất cho thận cũng như cơ thể. Ngoài ra những loại thức uống có chứa đường, chất điện giải, thức uống có màu hay hương vị nhân tạo đều làm cản trở quá trình lọc và giải độc, cũng như làm suy yếu đi chức năng thận.
Uống nước như thế nào để bảo vệ thận?
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,…, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.
Lượng nước uống cần được bổ sung đầy đủ hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có bệnh sử thận yếu, mắc bệnh liên quan đến thận cũng như những cơ quan khác trong cơ thể. Ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, nếu như uống quá nhiều nước hay bổ sung quá ít nước thì nguồn máu, cũng như chất lượng máu cũng có thể bị ảnh hưởng. Sau đây là những lời khuyên uống nước đúng đắn được các bác sĩ khuyến khích thường xuyên:
Uống từng ngụm nhỏ nước
Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc uống nước thành từng ngụm nhỏ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Thông thường chúng ta có khuynh hướng uống từng ngụm nước lớn để thỏa mãn cơn khát. Tuy nhiên nếu như bạn uống nước thành từng ngụm nhỏ, lượng nước sẽ được cơ thể tiếp nhận từ từ và đưa đến những cơ quan đang cần chúng. Bằng cách này sẽ giúp lượng nước được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể.
Nên uống nước ấm
Thói quen uống nước ấm có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thực tế nước ấm sẽ giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt là khi bạn uống nước ấm vào buổi sang, bằng cách này có thể giúp làm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giúp thanh lọc cơ thể sau mỗi ngày. Ngoài ra việc uống nước ấm khi mới ngủ dậy cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt, nhờ đó mà giảm tải các áp lực lên thận. Theo lời khuyên của bác sĩ, tốt nhất bạn nên uống từ 1- 2 ly nước đun sôi để nguội khi mới ngủ dậy. Sau một thời bạn sẽ thấy những thay đổi đáng kể.
Nên uống nước nhiều vào buổi sáng sớm
Uống nước vào sáng sớm đem lại nhiều tác dụng, trong đó là khả năng làm sạch hệ tiêu hoá. Thời điểm uống nước tốt nhất vào buổi sang là trước khi dung bữa khoảng 10 phút , và lúc này bạn nên uống nước ấm là tốt nhất. Tuyệt đối tránh thói quen vừa ăn, vừa uống, điều này có thể tạo tâm lý chủ quan khiến bạn không nhai kỹ thức ăn mà nuốt chúng trực tiếp. Không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà đây còn là thói quen gây ảnh hưởng xấu cho thận.
Các loại thức uống tốt cho hoạt động của thận
Uống nước nhiều có hại cho thận không còn phụ thuộc vào loại nước mà bạn uống. Nhiều loại thức uống có tác dụng rất tốt đối với thận, cũng như những cơ quan khác thì thận sẽ khỏe mạnh khi nhận được nguồn dinh dưỡng phù hợp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước lọc là loại thức uống tốt nhất cho thận, bên cạnh đó còn có các loại thức uống sau:
- Nước ép củ cải đường: Để thận khỏe mạnh, bạn có thể uống nước ép củ cải đường mỗi ngày. Thành phần chính của củ cải đường bao gồm betaine, ngoài ra còn có phytochemical cùng nhiều thành phần chất chống oxy hóa khác. Mỗi ngày một cốc nước ép củ cải đường sẽ góp phần kiểm soát được lượng axit có trong nước tiểu. Đồng thời cũng giúp tăng cường hoạt động chức năng của thận và phòng tránh bệnh sỏi thận.
- Nước chanh: Nước chanh không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe người mắc bệnh thận. Trong nước chanh rất giàu vitamin C, đồng thời đây cũng là loại thức uống giúp cơ thể đào thải độc tố rất tốt. Nguồn axit tự nhiên có trong nước chanh sẽ giúp điều tiết citrate trong nước tiểu, từ đó phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến thận.
- Nước ép cà rốt: Thành phần chính của cà rốt là carotene, loại thức uống này sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu quả bệnh ung thư, bệnh thận cũng như những bệnh lý về tim mạch.
- Rượu táo lên men: Trong giấm táo có thành phần các chất hỗ trợ thải độc, trong đó axit citric, axetic, photpho là những khoáng chất giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi. Tuy nhiên nếu bạn mắc bệnh về dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày thì không nên uống giấm táo hang ngày.
- Trà bồ công anh: Đây là loại thức uống rất tốt cho những bệnh nhân bị sỏi thận. Trà bồ công anh có thành phần chất chống oxy hóa công dụng. Mỗi ngày một cốc trà bồ công anh vào buổi sang sẽ hỗ trợ thận thải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ quan này.
- Nước ép rau quả: Bạn có thể kết hợp nhiều loại rau xanh, củ, quả cùng nhau để tạo thành món thức uống bổ dưỡng. Chẳng hạn như rau bina, rau cần, kết hợp cùng với cà rốt, táo, thơm… Thức uống này sẽ giúp tăng cường các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất bồi bổ cơ thể.
- Nước dừa : Nước dừa rất tốt cho thận, điều này đã được các chuyên gia nhận định bởi nước dừa rất ít đường, ít axit, đồng thời lượng calo có trong đường không cao nên không gây tăng cân. Nguồn vi khoáng đa dạng trong nước dừa rất tốt cho chức năng của thận.
- Nước ép dứa: Nước ép dứa, hay nước ép thơm là một loại thức uống hấp dẫn nhưng cần hạn chế dung nhiều nếu bạn mắc bệnh về dạ dày. Trong nước ép dứa có thành phần dinh dưỡng đa dạng, cùng với nhiều chất chống oxy hóa. Trong đó, nước ép dứa có chứa thành phần enzyme tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động của thận.
Bài viết đã thông tin cụ thể về vấn đề uống nước nhiều có tốt cho thận hay không. Thực tế nước là nguồn cấp dưỡng cần thiết mà chúng ta cần duy trì với liều lượng nhất định mỗi ngày. Chính vì thế việc thiếu nước hay thừa nước quá mức đều ít nhiều gây ra các tác hại bất lợi cho sức khỏe. Để phòng ngừa các bệnh lý về thận, tốt nhất bạn nên uống đủ lượng nước yêu cầu, đồng thời kèm theo bổ sung các loại thức uống từ rau củ, quả để tăng cường dinh dưỡng, bổ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bài viết liên quan:
The post Uống nước nhiều có hại cho thận không? Điều cần biết appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét