U xương ác tính được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm và khó nhận diện trong các loại ung thư. Cụ thể dấu hiệu nhận biết ung thư xương là gì, nhóm đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, bài viết chia sẻ những thông tin cụ thể về vấn đề này.
Những điều cần biết về bệnh u xương ác tính
Bệnh u xương ác tính là gì?
Tên gọi khác của bệnh u xương ác tính là ung thư xương tạo xương. Bệnh là sự hình thành các tế bào ác tính – vốn dĩ là những tế bào tạo ra xương khi chúng gặp các rối loạn về gen hoặc di truyền. Thay vì tạo ra những tế bào xương mới thì cơ thể lại tạo ra những tế bào ác tính tại bất kỳ vị trí nào của xương. U xương ác tính xảy ra phổ biến hơn ở những tế bào tạo xương và những tế bào tạo sụn.
Tỷ lệ bệnh nhân bị u xương ác tính không cao, trong đó ở những đốt xương dài khu vực cánh tay và chân, vòng quanh đầu gối hay vai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư xương nhất. Những khu vực như xương chậu, xương hàm hoặc xương sườn ít khi mắc phải các dạng u ác tính. Ngoài ra ở các đốt xương ngón tay hay ngón chân thường gặp phải dạng u xương lành tính hơn so với u ác tính.
Đối tượng u xương ác tính đa phần là thiếu niên và thanh niên trẻ tuổi. Nữ giới hiếm khi gặp căn bệnh này. Tương tự như những dạng ung thư khác, u ác tính cũng có thể di căn đến nhiều cơ quan khác của cơ thể, nhanh nhất là di căn đến phổi hoặc các xương khác. U xương ác tính hiện nay có thể điều trị bằng nhiều phương pháp, nếu như điều trị sớm ở giai đoạn u tại chỗ thì tỷ lệ sống của bệnh nhân có thể kéo dài thêm 5 năm nữa, khả năng điều trị khỏi từ 60-70%.
Nguyên nhân gây u xương ác tính
Ung thư nói chung và u xương ác tính nói riêng có tính di truyền. Vì thế nếu như người bố hoặc mẹ, hoặc anh/chị em trong gia đình mắc bệnh ung thư thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn. Các nghiên cứu chưa xác định rõ đâu là nguyên nhân chính xác gây u xương ác tính.
Trong đó những yếu tố khác được xem là có khả năng liên quan đến căn bệnh này có thể là do các tia bức xạ ion hóa – tác nhân vật lý tác động từ bên ngoài chiếm khoảng 18% tất cả các trường hợp ung thư xương. Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do chấn thương lâu ngày, chấn thương có thể xảy ra do vận động, làm việc quá sức hoặc do tai nạn. Tại khu vực bị va đập hoặc gãy xương có thể hình thành các ổ viêm lâu năm, từ đó các tế bào u xương ác tính có thể hình thành tại chỗ.
Ngoài ra, một nguyên nhân khó phòng tránh khác là do rối loạn di truyền. Nhóm đối tượng mắc u xương ác tính là những người trẻ tuổi, đây là độ tuổi hệ thống xương khớp đang phát triển. Vì thế những thay đổi nhỏ về di truyền, hoặc do ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường mà các tế bào ác tính cũng có thể âm thầm gây bệnh.
Bệnh u xương ác tính cũng có thể bắt nguồn từ những căn bệnh mãn tính mà thành. Phổ biến là bệnh Paget của xương, đây là một triệu chứng rối loạn bất thường ở cấu trúc xương khá hiếm gặp. Bệnh sẽ bắt đầu bằng quá trình tái cấu trúc xương khi các tế bào xương cũ sẽ dần bị thay thế bởi các tế bào xương mới. Tuy nhiên quá trình này lại âm thầm tạo nên u ác tính ở xương, biến chứng ung thư thường xảy ra sau 40 tuổi.
Triệu chứng bệnh u xương ác tính
Đa phần người bệnh chỉ phát hiện mình mắc bệnh u xương ác tính khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Trong giai đoạn sớm của bệnh, u xương không có biểu hiện đặc biệt. Người bệnh có thể sẽ gặp những cơn đau nhức, mệt mỏi, sưng viêm tại vùng xương bị bệnh. Tuy nhiên do những biểu hiện này rất mờ nhạt nên đa phần bệnh nhân đều nghĩ đây là triệu chứng đau nhức khớp thông thường.
Người bệnh cần chủ động thăm khám nếu nhận thấy cơn đau bất thường ở vùng đầu dưới xương đùi hoặc ở đầu trên xương chày, phía trên của đầu xương cánh tay. Ngoài ra khu vực xương chậu và xương bả vai cũng là những nơi có nguy cơ u xương cao. Ban đầu cơn đau chỉ diễn biến mơ hồ, tuy nhiên tình trạng đau thường kéo dài âm ỉ khiến người bệnh khó chịu. Ngoài ra bệnh nhân sẽ dễ bị gãy xương hơn, đặc biệt là tại vùng xương bị u do các tế bào ác tính này có thể làm tiêu hủy xương và xương tự gãy.
Sau khi các khối u ác tính bắt đầu hình thành, người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng xương tổn thương sưng to nhất định. Ấn mạnh có thể cảm nhận vùng u ác tính nổi cục thành 1 đám chắc, khi sờ vào không thấy đau, không có bờ và u rất cứng. Đối với những khối u lâu năm, người bệnh có thể nhận thấy kích thước khối u ngày một lớn. Bên ngoài bề mặt da thâm đỏ, u lớn có thể gây vỡ mạch máu và làm thâm tím mặt dạ, khả năng bội nhiễm rất nguy hiểm nếu khu vực này có vết thương hở.
Các dạng u xương
U xương có nhiều dạng khác nhau, trong đó các dạng được phân biệt của ung thư xương, hay u xương ác tính bao gồm:
- Viêm tủy xương cấp: Nguyên nhân gây viêm tủy xương cấp là do tụ cầu tạo thành. Bệnh nhân có nguy cơ u xương cao trên 70% nếu được chẩn đoán viêm tủy xương cấp. Triệu chứng thường xảy ra ở người trưởng thành, bệnh nhân bị đau tại chỗ, số lượng khoáng chất ở xương giảm và cấu tạo màng xương cũng thay đổi. Để chẩn đoán chính xác viêm tủy xương cấp, bệnh nhân sẽ được chọc hút và cấy vi khuẩn vào tủy xương và màng xương chẩn đoán bệnh.
- Viêm tủy xương bán cấp: U xương ác tính ở dạng viêm tủy xương bán cấp hiếm khi xảy ra ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Để chẩn đoán, bệnh nhân được chụp Xquang. Biểu hiện lâm sàng của triệu chứng viêm tủy xương là sốt cao, tốc độ máu lắng tăng.
- Di căn xương thứ phát: Đây là dạng u xương ác tính tương đối nặng. Bệnh nhân sẽ nhận thấy những triệu chứng đặc trưng bao gồm đau nhức nghiêm trọng ở khớp xương, dây thần kinh bị đứt quãng, gãy xương do bệnh lý. Khả năng di căn xương thứ phát đế đến các cơ quan như phổi, ngực, hoặc tiền liệt tuyến rất nhanh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh u xương ác tính
Hiện nay u xương ác tính được chẩn đoán chính xác qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm thông thường. Người bệnh có thể tầm soát ung thư trước nhiều năm, nếu bác sĩ nhận định bạn có nguy cơ ung thư sẽ cần tiến hành loại bỏ nguy cơ ngay từ sớm. Sau đây là các hình thức chẩn đoán u xương được áp dụng hiện nay:
- Thăm khám tổng quát: Khi thực hiện khám tổng quát, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng đầu tiên. Ban đầu bạn sẽ được khám các khu vực bị sưng, cứng hoặc gãy xương. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu bệnh sử hoặc các can thiệp y tế điều trị đã thực hiện.
- Chụp phim X-quang: Phương pháp chẩn đoán u xương ác tính bằng cách chụp X-quang thường chỉ giúp phát hiện ra những khối u có độ lớn nhất định. Đối với những khối u nhỏ, hoặc giai đoạn tiền ung thư thì phương pháp này không mang lại kết quả chính xác.
- Hình ảnh chụp MRI và CT: Để chẩn đoán u xương ác tính, chẩn đoán hình ảnh bằng cách chụp MRI, CT tương đối chính xác. Thông qua hình ảnh MRI, hình ảnh tổn thương xương do khối u ác tính gây ra sẽ được thể hiện rõ. Trong đó với hình ảnh chụp CT sẽ giúp phát hiện sớm các khối u di căn.
- Phương pháp sinh thiết: Phương pháp sinh thiết chẩn đoán ung thư xương đem đến kết quả rất chính xác. Bằng cách sinh thiết sẽ giúp phân biệt giữa nhiễm trùng và ung thư – điều mà phim chụp X-quang và CT không thể hiện rõ. Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật y tế để lấy mẫu bệnh phẩm ngay tại vị trí bị u xương. Sau đó mẫu sinh thiết được soi dưới kính hiển vi để đánh giá chính xác đây có phải khối u ác tính hay không.
Trong trường hợp bệnh nhân đã phát hiện khối u xương ác tính ở giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm kèm theo để đánh giá khối u có lan đến phổi hoặc cơ quan nào khác chưa. Bằng phương pháp chụp cắt lớp sẽ giúp phát hiện dấu hiệu khối u di căn cơ thể. Trước đó bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ để khối u hoặc các tế bào ung thư di căn xuất hiện rõ trên hình ảnh.
U xương ác tính có chữa được không?
Bệnh ung thư xương hay còn gọi là u xương ác tính có thể được điều trị khỏi ở giai đoạn sớm. Các thống kê cho thấy 80% bệnh nhân phát hiện ung thư xương ở giai đoạn 1 hoặc 2, khi tế bào ác tính chưa di căn có tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn. Phần lớn bệnh nhân đều có thể điều trị bằng nhiều phương pháp cùng lúc, kết hợp điều trị y tế và chăm sóc theo hướng bảo tồn.
Hai nguyên tắc quan trọng trong điều trị u xương ác tính là tinh thần người bệnh cần phải thật mạnh mẽ, lạc quan và phương pháp điều trị đảm bảo phù hợp với giai đoạn bệnh lý. Người bệnh cùng gia đình nên có sự chuẩn bị về tinh thần trước tiên, bởi điều trị u ác tính là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân có tâm lý vững vàng và suy nghĩ lạc quan để tiến hành các đợt điều trị liên tục.
Trước và sau khi điều trị u ác tính, cuộc sống của bệnh nhân có sự thay đổi nhất định về chế độ ăn uống, rèn luyện thể thao… Trong vòng vài tháng sau khi điều trị, người bệnh bắt đầu tái khám và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để phòng nguy cơ tái phát. Trường hợp các chi đã tổn thương vĩnh viễn, người bệnh sẽ phải điều trị vật lý phục hồi chức năng trong vài tháng đến vài năm. Hiện nay có nhiều hình thức hỗ trợ bằng các cách trị liệu mới nhằm giúp người bệnh vận động tốt hơn và trở lại sinh hoạt bình thường sau khi điều trị u xương ác tính.
Sau khi điều trị tại bệnh viện kết thúc, người bệnh sẽ được bác sĩ tiếp tục theo dõi nhiều năm sau đó. Bệnh nhân được kiểm tra tổng quát các cơ quan như phổi, hệ thống xương ở tay, chân bằng cách CT định kỳ định kỳ để phòng trị khả năng các khối u ác tính di căn còn sót lại.
Nguyên tắc điều trị u xương ác tính
U xương ác tính là căn bệnh được nhiều bác sĩ đánh giá nguy hiểm do tỷ lệ bệnh nhân bị di căn phổi rất cao. Tuy nhiên bệnh vẫn đáp ứng điều trị với phương pháp phẫu thuật và hóa chất. Tỷ lệ điều trị ung thư xương giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân trên 5 năm đạt tỷ lệ 60-70%. Những hình thức chữa u xương ác tính gồm có:
Điều trị hóa chất ung thư xương
Điều trị hóa chất chữa ung thư xương là phương pháp điều trị ung thư xương mang lại kết quả khả quan. Hóa chất đóng vai trò chủ yếu giúp các bác sĩ đánh giá tiên lượng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bị u ác tính. Phương pháp hóa trị được áp dụng dưới hai hình thức trước hoặc sau điều trị. Trong đó, các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là Cisplatin, Ifossamide, Adriamicine, hoặc Methotrexate . Một số nhóm thuốc trong đó được sử dụng kết hợp cùng acid folic đáp ứng tỷ lệ điều trị cao nhất.
Đối với hình thức điều trị trước khi mổ, bệnh nhân được tiêm hoặc truyền hóa chất trước phẫu thuật trong 3 tháng. Đối với phương pháp điều trị hóa chất trước mổ, bệnh nhân cần phải có đủ thời gian đáp ứng thuốc để bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm và tiên lượng tiến triển của bệnh. Hóa trị trước phẫu thuật sẽ kiểm soát tốt nguy cơ di căn hoặc mầm di căn chưa phát hiện qua chẩn đoán. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận để phẫu thuật bảo tồn chi.
Phần lớn những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên không tiếp nhận liều dùng với Methotrexate hơn là trẻ em. Vì thế liều kết hợp được sử dụng để điều trị u xương ác tính hiện nay là Methotrexate và acid folic. Những nhóm thuốc được sử dụng kèm theo là vincristine 2mg/m2, Methotrexate 3-7,5g/m2, Axit folic 75mg/m2.
Điều trị hóa chất sau mổ
Đối với hình thức hóa trị sau khi phẫu thuật vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu giảm tái phát tại chỗ nhưng khả năng ngăn chặn các ổ di căn không được triệt để, khả năng điều trị sót tế bào ác tính vẫn có thể xảy ra. Liều hóa chất được dùng trong điều trị tương tự như liều hóa chất dùng trước khi mổ.
Trong quá trình điều trị với hóa chất, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với những tác dụng phụ như rụng tóc, xuất huyết, nhiễm trùng và làn da đổi màu nhợt nhạt. Hóa trị cũng có thể làm tăng khả năng ung thư ở một số cơ quan khác sau này.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là hình thức loại bỏ khối u ác tính triệt để nhất, đây là phương pháp cần thiết ngay cả khi cơ thể bệnh nhân đã đáp ứng với hóa chất. Các thống kê đã đưa ra tỷ lệ từ 20 – 23% bệnh nhân sau phẫu thuật có thể sống trên 5 năm và tái phát ung thư sau đó nếu không được phẫu thuật.
Khi khối u chưa di căn, bác sĩ thường sẽ phẫu thuật bảo tồn chi để hạn chế những tổn thương vĩnh viễn cho bệnh nhân. Khả năng tái phát tại chỗ đối với phương pháp này là khoảng 3-10%. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng chứng gãy ghép hoặc gãy vật liệu, nhiễm trùng, vết sẹo chậm liền lại sau 20-30%. Nếu như biến chứng xảy ra, khả năng bệnh nhân cần được phẫu thuật lại..
Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp chỉ được thực hiện khi khối u của bệnh nhân đã tiến triển nặng, có dấu hiệu di căn ra các mô xung quanh. Phương pháp này thường được chỉ định cho nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi, xương phát triển nhanh nên nguy cơ u ác tính lan rộng cũng nhanh hơn.
Ngoài ra ở những bệnh nhân được phát hiện có những tổn thương nhất định trong dây thần kinh của chi, điều trị không đáp ứng với hóa chất. Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, viêm nhiễm hoặc tế bào ác tính xâm lấn ngoài da, kết quả sinh thiết sai vị trí gây khó mổ bảo tồn làm vết mổ không thể mở rộng. Với những trường hợp trên cần phải phẫu thuật cắt cụt để bảo tồn các chi lân cận.
Phương pháp phẫu thuật ổ di căn diễn ra sau khi bệnh nhân được điều trị hóa chất. Nếu như các tế bào này đã di căn đến phổi, phẫu thuật cắt thùy hoặc lá phổi cần thiết thực hiện mới có thể bảo toàn chức năng cơ quan này.
Điều trị tia xạ ( xạ trị )
Điều trị u xương ác tính bằng tia xạ hay còn gọi là xạ trị là phương pháp mang đến những hiệu quả nhất định trong điều chữa ung thư nói chung. Phụ thuộc vào loại mô bị ung thư không làm phẫu thuật được thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng tia xạ. Bệnh nhân sau khi xạ trị sẽ cải thiện cơn đau, khối u ác tính cũng phát triển chậm hơn. Tuy nhiên phương pháp xạ trị không mang lại những kết quả tuyệt đối, thông thường tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân còn thấp, do xạ trị không giải quyết được ổ di căn nên bệnh nhân có nguy cơ di căn xa dẫn đến sức khỏe suy yếu rất nhanh.
Phòng ngừa u xương ác tính
U ác tính hay ung thư đều là những căn bệnh nguy hiểm không có phương pháp đặc trị. Để phòng bệnh, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trường hợp gãy xương hoặc nứt xương, người bệnh nên đi khám và theo dõi định kỳ để kiểm tra tổn thương. Nếu như người bệnh nhận thấy những dấu hiệu không rõ ràng như tình trạng đau xương, đau bất thường từ trong cơ thể, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Đối với những bệnh nhân bị Paget xương, loạn sản xương cũng nên tái khám đúng lịch hẹn để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
- Đối với những bệnh nhân phát hiện u xương lành tính, người bệnh không nên chủ quan. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ u lành chuyển sang u ác tính chiếm đến 30%. Do đó nếu như bệnh nhân nhận thấy những dấu hiệu như: điều trị nội khoa không đáp ứng, khớp xương biến dạng, vận động của người bệnh bị hạn chế, hoặc có u xương có xu hướng phát triển ngày một lớn hơn cần được loại bỏ kịp thời.
- Các u xương sụn lành tính có khả năng chuyển hóa thành u ác tính cao. Để nhận diện các biểu hiện nguy hiểm từ u lành chuyển sang u ác tính, người bệnh thận trọng trước 3 dấu hiệu bao gồm: tĩnh mạch hay u mạch máu bị dị dạng, trên da bị u cục màu thâm tím.
U xương ác tính là căn bệnh rất nguy hiểm, cần được phòng tránh và điều trị sớm để giảm nguy cơ di căn. Nếu bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ u xương, hoặc phát hiện u xương ác tính thì nên can thiệp ngay từ ban đầu, tránh để khối u ảnh hưởng sức khỏe và vận động. Ngay cả đối với những trường hợp u lành tính vẫn cần được bác sĩ theo dõi trong thời gian xuyên suốt đề phòng trường hợp khối u lành tính chuyển thành ác tính sẽ rất khó chữa trị dứt điểm.
Bài viết liên quan:
The post U xương ác tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét