Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy có thể gây đau nhức cột sống, tê mỏi và yếu liệt các chi. Bệnh nhân cần được điều trị tích cực để giải phóng áp lực chèn ép lên tủy và kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy là gì?
Chèn ép tủy là một trong những biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng này xảy ra khi nhân nhày đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, sau đó nó đâm xuyên qua dây chằng và chèn ép lên các rễ thần kinh.
Tủy sống chính là các bố dây thần kinh có chức dẫn truyền tín hiệu từ các cơ bắp cũng như mô mềm đến não bộ và ngược lại. Cơ quan này được bảo vệ bởi các đốt sống ở lưng. Các dây thần kinh nằm trong tủy sống sẽ di chuyển đến các cơ bắp thông qua những khe hở nhỏ nằm giữa các đốt sống.
Hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí đốt sống nào bị thoát vị, thường gặp nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Tùy thuộc vào mức độ chèn ép mà người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng khác nhau. Biểu hiện chèn ép tủy do mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có thể phát triển một cách từ từ và tăng dần về mức độ nghiêm trọng.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy
Khi nhân nhày của đĩa đệm chèn ép vào các rễ thần kinh nằm trong tủy sống, tùy thuộc vào vị trí và mức độ chèn ép mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Tê bì, đau và cứng ở vùng cột sống cổ, lưng hoặc khu vực thắt lưng
- Cảm giác đau rát có thể từ cổ lan ra hai bên cánh tay hoặc đau lan từ thắt lưng tới mông và xuống bàn chân.
- Thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy gây tê mỏi, yếu cơ hoặc bị chuột rút ở vùng cánh tay. Tình trạng này cũng có thể xảy ra tương tự ở chân khi bị bệnh ở vùng cột sống lưng dưới.
- Bàn chân bị mất cảm giác, yếu
- Phối hợp tay hoặc chân không thuận lợi, gặp khó khăn
- Đi lại khập khiễng
- Mất ham muốn đối với hoạt động tình dục
Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy có nguy hiểm không?
Sự chèn ép của nhân nhày đĩa đệm vào tủy sống có thể gây cản trở quá trình truyền phát tín hiệu từ não bộ đến các cơ bắp, từ đó gây rối loạn chức năng vận động của các chi. Người bị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy có thể bị tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu cũng như vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hiện tượng trên kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu máu não dẫn đến các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt diễn ra thường xuyên.
Đặc biệt, khi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép vào tủy sống ở vùng thắt lưng, bệnh nhân có thể mắc hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là một biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:
- Đau vùng thắt lưng dữ dội, cơn đau không chấm dứt ngay cả khi đã sử dụng các thuốc giảm đau thông thường
- Các cơ bắp ở chân bị yếu liệt, tê, mất cảm giác. Kèm theo đó là các cơn đau nhức xuất hiện ở một hoặc cả hai chân.
- Vùng xương chậu có thể bị mất cảm giác
- Mất kiểm soát hoạt động của ruột và bàng quang dẫn đến bí tiểu, khó tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Rối loạn cảm giác ở các cơ quan như trực tràng, bàng quang
- Chân phản xạ kém hoặc mất phản xạ
- Gặp khó khăn khi đi lại hoặc đứng dậy
Như vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ chèn ép tủy có thể gây đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng này, bệnh nhân nên tích cực điều trị và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy
Để xác định tình trạng chèn ép tủy ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể đặt ra một số câu hỏi liên quan đến các biểu hiện bệnh đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra thể chất bên ngoài để tìm kiếm các triệu chứng chèn ép, ví dụ như yếu cơ, mất cảm giác ở tay hoặc chân…
Một số xét nghiệm hình ảnh có thể được thực hiện nhằm chẩn đoán chính xác hội chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy. Bao gồm:
- Chụp X-quang cột sống: Hình ảnh trên phim chụp X-quang có thể chỉ ra các liên kết bất thường trong cột sống hoặc sự thay đổi trong cấu trúc của đốt sống gây chèn ép vào dây thần kinh.
- Chụp MRI, CT: Những phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát được rõ ràng hơn về tủy sống và cấu trúc bao quanh.
- Điện tâm đồ
- Quét xương…
Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy phải làm sao?
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy có thể được chỉ định nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Phổ biến nhất là dùng thuốc, vật lý trị liệu hay điều trị bằng ngoại khoa.
1. Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy
Được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc kháng viêm không steroid hoặc các thuốc steroid có tác dụng cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng và cảm giác đau nhức khó chịu ở lưng, tay hay chân.
Các thuốc steroid với liều cao thường được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cấp tính. Nó giúp giảm thiểu tổn thương cho tế bào thần kinh trước khi bệnh nhân tiến hành các phương pháp điều trị khác.
2. Vật lý trị liệu giảm đau nhức, cải thiện chức năng vận động
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy thường được chỉ định làm vật lý trị liệu kết hợp với thuốc điều trị. Một số bài tập có thể giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở lưng, bụng hay chân tay, giúp giải phóng áp lực lên đốt sống bị bệnh, qua đó giảm sức ép lên tủy sống.
Một số phương pháp vật lý trị liệu khác như đắp parafin, nhiệt trị liệu, chiếu hồng ngoại… cũng giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm, làm thư giãn dây thần kinh và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
3. Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống
Phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật hở, mổ qua ống banh hoặc phẫu thuật nội soi để loại bỏ nhân nhày đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng tình trạng chèn ép vào tủy sống và thần kinh, qua đó ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc tại nhà khi bị thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống
Để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và giảm áp lực chèn ép vào tủy sống khi bị thoát vị đĩa đệm, trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần chú ý:
- Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Ưu tiên các bài tập có tác dụng cải thiện sức mạnh cho hệ thống cơ bắp hỗ trợ lưng.
- Hoạt động đúng tư thế, không bưng bê vật quá nặng
- Giảm cân đối với các trường hợp đang bị béo phì có thể giúp giảm bớt áp lực cho đốt sống bị bệnh, hạn chế sự chèn ép lên tủy sống.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh vài lần trong ngày để hỗ trợ giảm đau, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng các thực phẩm tốt cho xương khớp. Kiêng hút thuốc lá, tránh lao động nặng nhọc sẽ khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy thêm trầm trọng.
Có thể bạn quan tâm
The post Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy đau nhức cần phải làm gì? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét