Nước vào tai trẻ sơ sinh gây viêm tai giữa không? Cách xử lí như thế nào? Là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm vì vậy Bluecare xin chia sẻ trong bài viết sau những thông tin sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc con trẻ tốt hơn.
Dù là một vấn đề không xảy ra thường xuyên và bất kỳ người làm mẹ nào cũng không mong muốn nhưng việc nước vào tai bé sơ sinh trong quá trình tắm rửa là tình trạng khá phổ biến với các mẹ bỉm sữa khi tắm cho em bé. Vậy nước vào tai trẻ sơ sinh có sao không? Nên xử lý tình huống này như thế nào? Có biện pháp nào giúp mẹ phòng tránh nguy cơ này không?
Nước vào tai trẻ sơ sinh có sao không?
Bé sơ sinh không giống như người lớn, khi bị nước vào tai thì bé sẽ không thể kêu cứu được. Điều này kéo dài cho đến khi hậu quả xảy ra là bé bị viêm tai hoặc bị sốt thì người lớn mới hốt hoảng đi tìm nguyên nhân.
Viêm tai là tình trạng bệnh viêm nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus qua ống vòi nhĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, một trong số đó chủ yếu là do sức đề kháng của em bé còn yếu kết hợp với việc bị nước xâm nhập vào tai khi mẹ tắm cho trẻ sơ sinh.
Khi nước chảy vào tay bé, ráy tai sẽ mềm và phình to lên dẫn đến làm tắc ống tai gây bệnh viêm tai ngoài. Trong khi đó, nếu nước bẩn đi sâu hơn vào bên trong tai, nước vào tai giữa thì sẽ làm tỉ lệ viêm nhiễm tai trong tăng cao. Đôi lúc, một số trường hợp bé bị sặc sữa khi bú hoặc bú với tư thế không đúng cách cũng làm nước vào tai trẻ.
Một số biểu hiện khi bé bị viêm tai có thể kể đến là:
- Bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, hay dùng tay vò lỗ tai.
- Bé đột nhiên ngủ ít hơn, bú kém hơn vì tai bị đau.
- Bé có phản xạ cơ thể trước các âm thanh không giống như ngày bình thường.
Vậy nước vào tai có sao không?
Nếu phụ huynh không kịp thời phát hiện và xử lý thì hậu quả là bé sẽ bị sốt, tai chảy mủ, thậm chí là bị mất luôn khả năng thính giác. Do đó, tình trạng này là vô cùng nguy hiểm và ba mẹ cần nhanh chóng khắc phục nếu lỡ làm nước rơi vào tai bé.
Cần xử lý như thế nào khi nước vào tai trẻ sơ sinh?
Một trong những kỹ năng mẹ cần phải trang bị cho bản thân mình chính là cách xử lý khi làm rơi nước vào trong tai của trẻ sơ sinh. Cách xử lý của trường hợp này như sau:
- Nhanh chóng nghiêng đầu bé sang bên có nước để dòng nước theo quán tính chảy ra ngoài.
- Sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho bé.
- Mẹ cần lưu ý không được để bông ngoáy tai vào sâu bên trong để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc tai của bé.
- Phần nước còn sót lại sẽ được tổ chức dưới da của ống tai ngoài hấp thụ.
Mẹ cũng có thể áp dụng các bước trên để xử lý khi rửa mũi bị nước vào tai bé. Tuy nhiên, nước vào tai do rửa mũi sẽ rất dễ gây viêm tai giữa nên mẹ cần đưa bé đi khám nhanh chóng nếu phát hiện các biểu hiện như:
- Bé liên tục quấy khóc.
- Bé không chịu bú sữa, ăn không ngon, trằn trọc khó ngủ.
- Bé thường xuyên đưa tay lên để kéo mạnh lỗ tai của mình.
- Bé sốt cao, lỗ tai bị chảy nước màu vàng hoặc màu xanh, vùng tai có mùi hôi.
- Lâu dần, bé không phản ứng với âm thanh như bình thường.
Bị nước biển vào tai có sao không? Khi nước biển vào tai lâu ngày mà không được khắc phục, bé có thể bị viêm tấy ống tai ngoài, viêm tai giữa ứ dịch. Do đó, khi nước biển vào tai thì phụ huynh cần cho bé đến bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh nước vào tai bé sơ sinh khi tắm
Sau khi biết được nước vào tai trẻ sơ sinh có sao không thì mẹ cần biết cách phòng tránh để tình trạng này không xảy ra. Có thể lần đầu làm mẹ khiến bạn gặp nhiều bỡ ngỡ, nhất là khi tắm cho em bé. Một số cách mẹ có thể thực hiện để nước không vào tai bé là:
- Dùng 2 ngón tay cái và trỏ của bàn tay đỡ bé để bịt tai bé lại rồi rửa mặt, gội đầu cho bé, chú ý vệ sinh cả vành tai trẻ.
- Mẹ dùng một chiếc chậu chuyên dụng đổ nước ngập từ ngực xuống chân bé để tắm cho phần dưới của bé. Một tay mẹ dùng để đỡ phần đầu bé, ngón trỏ và ngón áp út đẩy vành tai bé ra trước để che tai lại không cho nước vào tai.
- Sau khi tắm, mẹ hãy sử dụng bông ngoáy tai để lau phần tai ngoài cho bé nhẹ nhàng, không để sâu vào bên trong.
Xem thêm:
Những tai biến nguy hiểm khi tắm cho trẻ sơ sinh và cách xử lý
Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm – cách xử lý
Tổng hợp các vấn đề đảm bảo an toàn khi tắm cho bé sơ sinh
The post Nước vào tai trẻ sơ sinh có gây viêm tai giữa không? appeared first on Bluecare Blog.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét