Tình trạng nghe kém ở trẻ em rất khó nhận biết, nguyên nhân có thể đến từ di truyền hoặc tổn thương ở cơ quan thính giác khiến trẻ không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ. Nếu như phụ huynh phát hiện sớm dấu hiệu trẻ nghe kém, có nhiều cách can thiệp điều trị giúp trẻ phục hồi thính giác thành công.
Nghe kém ở trẻ em là bệnh gì?
Tình trạng nghe kém ở trẻ em có thể chỉ là triệu chứng xảy ra trong giai đoạn ngắn, hoặc là dấu hiệu bệnh lý cần được điều trị sớm. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết trẻ sơ sinh đều trải qua giai đoạn mất thính lực nhẹ do dịch còn tụ trong tai của trẻ. Dịch này có thể là dịch ối đọng lại, hoặc dịch sinh ra khi trẻ bị dị ứng hay cảm lạnh. Ngoài ra nghe kém cũng là một trong những dấu hiệu của chứng Eustachian giảm hoặc rối loạn chức năng; u lành tính; tình trạng tắc nghẽn ráy tai; hoặc nhiễm trùng ống tai; chứng xơ cứng tai; hoặc là chấn thương gây thủng màng nhĩ.
Chứng nghe kém ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi rất phổ biến. Bởi ở đối tượng này, vòi Eustachian (ống nối giữa tai và cổ họng) chưa có cấu trúc hoàn thiện, trung bình cứ khoảng 10% trẻ sơ sinh trong giai đoạn này bị nhiễm trùng chất lỏng do gặp vấn đề với vòi Eustachian. Ở những trẻ trong độ tuổi tập nói, tình trạng nghe kém có thể ảnh hưởng đến khả năng tập nói và chậm nói. Ngoài ra với những trẻ bị khuyết tật thính giác, trẻ có thể bị mất thính giác vĩnh viễn ở 1 bên tai hoặc cả 2 bên.
Hiện nay những trường hợp mất thính lực ở trẻ có thể khắc phục được bằng can thiệp y tế. Ngay cả những trẻ nghe kém hoặc mất thính lực vĩnh viễn cũng có thể nghe được âm thanh nhờ thiết bị trợ thính. Hiện nay, trong chuyên khoa phân biệt 2 loại mất thính lực dựa vào đặc điểm sau:
- Nghe kém dẫn truyền: Trẻ bị thiếu hụt hoặc tổn thương một trong những cơ quan nằm trong ống tai, như khu vực màng nhĩ, vòng quanh tai giữa hoặc tổn thương các xương sụn nhỏ trong lỗ tai.
- Nghe kém tiếp nhận: Trẻ nghe kém do khả năng tiếp nhận âm thanh kém, tình trạng này thường gặp phải ở những trẻ có vấn đề bên trong lỗ tai. Đây có thể là dấu hiệu của những tổn thương trong dây thần kinh khiến não không phản ứng với âm thanh được tác động.
Các nguyên nhân trẻ nghe kém
Trẻ nghe kém có thể do bệnh, do chấn thương hoặc đây chỉ là một tình trạng rối loạn thính giác tạm thời. Các chuyên gia đã nhận định những khả năng ảnh hưởng đến thính giác của trẻ gồm có:
Di truyền
Những trẻ gặp vấn đề về thính giác có thể đến từ nguyên nhân di truyền. Các nghiên cứu thống kê cho thấy cơ khoảng 50% trẻ sơ sinh nghe kém do di truyền từ người mẹ. Trong đó triệu chứng nghe kém có thể là dấu hiệu sớm chiếm 30% tổng số nguyên nhân điếc di truyền. Khiếm thính do những bất cập trong cấu trúc gen, trẻ có thể khiếm khuyết một phần nào đó trong cơ quan thính giác.
Các nghiên cứu đã thông kê những gia đình có bố hoặc mẹ bị nghe kém thì khả năng trẻ sinh ra cũng di truyền tật này từ gia đình. Tuy nhiên gia đình cũng cần ghi nhớ, di truyền đóng một vai trò lớn trong một số trường hợp nghe kém, nhưng sự tác động của các yếu tố môi trường và tiếng ồn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khó có thể xác định chính xác gen nào khiến trẻ bị nghe kém. Mặc dù yếu tố di truyền là nguyên nhân gây ra phần lớn nguy cơ khiếm thính, nhưng không phải tất cả trẻ có cha mẹ có vấn đề về thính giác đều sinh ra con nghe kém.
Ảnh hưởng từ khi mang thai
- Tình trạng nhiễm khuẩn thai kỳ: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn khi mang thai, chẳng hạn như người mẹ bị bệnh giang mai, bệnh lậu, hoặc viêm nhiễm vùng kín, viêm phụ khoa, viêm đường tiểu…. Những bệnh lý này do vi khuẩn gây ra và chúng có thể xâm nhập qua mang ối. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ối đồng thời cũng khiến thai nhi có nguy cơ mắc bệnh về da, tai, mắt…
- Bệnh Rubella: Có nhiều cảnh báo về tình trạng người mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai có thể sinh ra em bé bị bệnh về thai. Điều này cũng được bác bác sĩ khẳng định sau khi đưa ra kết luận từ một nghiên cứu cho thấy, có hơn 60% trẻ em nghe kém có kháng thể rubella trong máu. Virus rubella cũng là nguyên nhân gây ra một số khiếm khuyết bẩm sinh cho trẻ. Những người mẹ chưa tiêm phòng rubella khi mang thai cũng nên chủ động khám thai và siêu âm định kỳ để phòng chứng nghe kém ở trẻ.
- Lạm dụng thuốc: Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc thuốc an thần trong quá trình mang thai cũng có thể gây ra những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy, ở những thai phụ sử dụng các loại thuốc như aminoglycosides, cytotoxic, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc chống sốt rét và thuốc lợi tiểu sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Đặc biệt là những trẻ sau khi sinh có thể phát triển những triệu chứng như nghe kém, hoặc rối loạn chức năng ống tai.
Do biến chứng của bệnh
Ở một số trẻ mắc bệnh viêm xoang, viêm màng não hoặc viêm tai giữa, các chuyên gia cảnh báo khả năng suy giảm thính lực khi phụ huynh không tiến hành điều trị bệnh sớm cho bé. Do khi bị viêm một trong những đường dẫn liên thông trong hệ Tai – Mũi – Họng thì tình trạng viêm có thể lan từ cơ quan này sang cơ quan khác. Đặc biệt là ở bệnh viêm tai giữa, khi dịch hoặc mủ bị ứ đọng trong hòm nhĩ làm ảnh hưởng đến khả năng rung của chuỗi xương con. Chuỗi xương con có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định sóng âm, khi tổn thương khu vực này sẽ gây ra tình trạng nghe kém và khiếm thính ở trẻ em.
Bệnh viêm màng não cũng có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thính lực. Tỷ lệ trẻ bị viêm màng não có biến chứng nghe kém chiếm 10%, tùy thuộc theo từng mức độ khác nhau. Bệnh viêm màng não rất nguy hiểm, nhất là khi bệnh tiến triển đến giai đoạn viêm màng não mủ. Trẻ mắc bệnh có nguy cơ bị điếc và thị giác cũng có thể bị ảnh hưởng cao. Vì thế việc điều trị rất nguy cấp vì biến chứng điếc có thể xảy ra sau vài ngày mắc bệnh.
Ngoài ra những nguyên nhân khách quan khác gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ còn là do chấn thương. Đặc biệt là những chấn thương ở phần đầu làm tổn thương não, ảnh hưởng đến màng não, gây viêm tai và thủng màng nhĩ. Hoặc nếu như trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn vượt ngưỡng 115dB thì màng nhĩ của trẻ cũng có thể bị tổn thương. Một số yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến thính giác của trẻ bao gồm, độ tuổi, bệnh sởi, quai bị hoặc do sơ sảy khi phụ huynh rái tai cho trẻ…
Tình trạng nghe kém ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể do bệnh lý, tác động vật lý gây chấn thương hoặc do di truyền. Vì thế phụ huynh cần nhận định đúng khi trẻ có dấu hiệu nghe kém, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của trẻ nghe kém
Tùy thuộc vào mức độ nghe kém ở từng trẻ mà mỗi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tương tự như các vấn đề ở thị lực, trẻ có thể nhìn mờ hoặc hoàn toàn khiếm thị thì tình trạng nghe kém cũng xảy ra ở mức nghe được âm thanh hoặc hoàn toàn không nghe được ( điếc ). Ở những trẻ nghe kém, các bé rất nhạy cảm với âm thanh và tỏ ra mất bình tĩnh khi nghe thấy tiếng động. Trong từng độ tuổi, chứng nghe kém ở trẻ sẽ biểu hiện qua những hành động và cử chỉ sau đây:
– Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh trong độ tuổi này chưa có cách biểu đạt khi nghe, vì thế đa phần chúng ta không thể phát hiện trẻ nghe kém trong giai đoạn này. Nếu như chú ý, phụ huynh sẽ nhận thấy những biểu hiện sau:
- Trẻ không có phản xạ với âm thanh, không định hướng được nơi có tiếng động.
- Bé không nhận thức được giọng nói của bố mẹ, có thể cảm thấy khó chịu khi nghe tiếng động.
- Một số bé hoảng sợ, khóc dữ dội khi nghe thấy âm thanh nhỏ, âm nhạc…
- Trẻ không phát âm được những âm thanh đơn giản như ô, a…
- Bé không có phản ứng hay giật mình khi nghe phải những tiếng động lớn.
– Trẻ sơ sinh từ 4 – 8 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đã có những hành động phản ứng lại lời nói của bố mẹ, trẻ cũng phát ra những âm thanh cơ bản. Nếu như bé nghe kém, thường biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
- Trẻ không định hướng được phía âm thanh, không xoay đầu hướng về nơi có tiếng động
- Bé không phân biệt được âm thanh nhỏ nhẹ và tiếng động lớn, âm thanh khiến trẻ giật mình.
- Trẻ không có hứng thú với những món đồ chơi phát ra âm thanh, như lục lạc hoặc chuông…
- Bé ít khi mở khẩu hình miệng, không cố gắng bắt chước để tạo ra âm thanh giống bố mẹ.
- Trẻ thường chăm chú nhìn miệng của bố mẹ nhưng không thể mở miệng tạo ra âm thanh tương tự.
- Bé không có dấu hiệu “ê a” với chính mình và không có phản xạ phản ứng lại khi người khác nói chuyện.
- Nghe kém dẫn đến chậm phản ứng với hiệu lệnh từ bố mẹ, trẻ không nhận thức được giọng điệu lời nói.
- Trẻ nghe kém có thể cảm nhận hoặc nghe thấy một số âm thanh nhất định
- Trẻ thường tự chơi một mình, biểu hiện như bé đang lờ đi hay đang bị phân tán tư tưởng.
– Trẻ sơ sinh từ 9 – 12 tháng tuổi
Trong độ tuổi này, trẻ đã nghe được và hiểu được những câu nói đơn giản của bố mẹ. Đây cũng là thời điểm trẻ biểu hiện rõ nhất triệu chứng nghe kém, thường thông qua những triệu chứng sau:
- Trẻ tỏ ra ngờ nghệch và không có phản ứng trước tiếng gọi của bố mẹ
- Bé không phân biệt được hướng phát ra của âm thanh, và thường tự nói chuyện với mình.
- Trẻ không phát âm được những âm phụ đơn giản và không có cảm nhận được âm thanh lớn nhỏ
- Bé không thích thú khi bố mẹ mở nhạc, và không ê a theo giai điệu của bài hát.
- Trẻ chậm nói, không chú ý vào khẩu hình miệng của bố mẹ khi nói chuyện.
- Bé thường chỉ làm theo chỉ dẫn từ tay của bố mẹ, như bố mẹ vỗ tay thì bé sẽ làm theo
- Nếu như trẻ phải đợi đến tiếng gọi thứ 2, 3 từ bố mẹ là dấu hiệu trẻ nghe kém dễ nhận biết nhất.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng nghe kém ở trẻ em
Nhiều phụ huynh chủ quan khi thấy trẻ không tập trung, điều này có thể là dấu hiệu thính giác của bé có vấn đề. Để phục hồi khả năng nghe, giúp trẻ sớm phát triển hoàn thiện thì phụ huynh nên kiểm tra thính lực cho bé. Phương pháp đo thính lực nhằm để đánh giá khả năng nghe và phản ứng ở trẻ một cách chính xác. Thông qua đó bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng nghe yếu ở trẻ, hoặc trẻ điếc bẩm sinh và tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục.
Có hai phương pháp điều trị nghe kém ở trẻ là phẫu thuật đối với những trường hợp chấn thương, can thiệp y tế phù hợp khi tai của trẻ nhiễm trùng. Hoặc cho trẻ đeo máy trợ thính hỗ trợ trẻ vĩnh viễn, cấy ốc tai kết hợp với bộ thiết bị trợ thính cho trẻ. Với những trẻ nghe kém tiếp nhận do tổn thương một trong những dây thần kinh thính lực, phương pháp điều trị bảo tồn kết hợp bổ sung vitamin A, D, nhóm B liều cao, cùng kết hợp với nhóm thuốc giãn, điều hòa mạch tai,… có thể mang lại những cải thiện nhất định.
Tình trạng nghe kém ở trẻ em khi được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách thì trẻ có thể hồi phục tốt. Phụ huynh cần chủ động theo dõi những biểu hiện của trẻ, bất kỳ khiếm khuyết giác quan nào cũng có thể phục hồi được khi điều trị cho trẻ trước 2 tuổi. Do đó nếu phụ huynh nhận thấy trẻ có những khiếm khuyết về thính giác, cha mẹ nên đưa trẻ kiểm tra sớm để có cách chăm sóc con tốt hơn.
Bài viết liên quan:
The post Nghe kém ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và khắc phục appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét