Mổ thoát vị đĩa đệm xong bệnh có tái phát không?

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp sau phẫu thuật đều thành công tuyệt đối, vẫn có những bệnh nhân tái phát thoát vị đĩa đệm sau mổ. Cụ thể nguyên nhân tái phát do đâu và cách phòng ngừa như thế nào, bài viết thông tin cụ thể về vấn đề này.

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mãn tính thường xảy ra ở độ tuổi trung niên

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không? Nguyên nhân

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là phương pháp phẫu thuật cột sống, ưu điểm của phẫu thuật là có thể tác động trực tiếp lên vùng xương khớp bị bệnh. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong sẽ trải qua thời gian phục hồi vận động khá lâu, đau đớn và không khắc phục được nguồn gốc của cơn đau.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm một phần đến từ những tổn thương ở đĩa đệm. Bên cạnh đó vấn đề cũng đến từ các cơ bắp xung quanh phần đĩa đệm bị chèn ép. Khi các cơ này chịu nhiều áp lực, do vận động quá sức hoặc chấn thương mà chúng sẽ tác động lên các đĩa đệm, gây đau đớn khi hệ dây thần kinh tại đĩa đệm này bị chèn ép. Vì thế nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm đến từ sự chèn ép bó cơ, xương và dây thần kinh. Nhưng phẫu thuật hầu hết không thể khắc phục được những nguyên nhân gây đau này.

Ngay cả khi các đĩa đệm đã được can thiệp ngoại khoa, sau đó do vận động không đúng cách mà có thể khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.Vì  thế phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân mới bị thoát vị đĩa đệm cơ học, chưa ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì tái phát?

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Tái phát thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật thường xuất hiện triệu chứng sau vài tháng đến vài năm hậu phẫu

Những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là sử dụng thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, hoặc dùng steroid dạng uống hoặc tiêm… Mục đích chính để chống lại những diễn biến nặng hơn của tình trạng sưng viêm tại vùng khớp, đĩa đệm bị tổn thương. Phương pháp phẫu thuật thường chỉ được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn vùng thoát vị khi các phương pháp nội khoa, hoặc trị liệu không đáp ứng hiệu quả. Thời gian bệnh nhân can thiệp phẫu thuật sớm hay muộn, ở giai đoạn nào của bệnh mà ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị sau đó.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có hai hình thức là phẫu thuật mở, hoặc phẫu thuật nội soi. Cả hai phương pháp đều có thể giúp người bệnh giảm đau nhưng phẫu thuật không giúp khôi phục hoàn toàn các vấn đề ở đĩa đệm. Trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ nhận thấy cơn đau ở đĩa đệm cải thiện hoàn toàn. Thời gian tái phát biến chứng có thể xuất hiện sau 1-3 tháng hoặc 1 – 5 năm sau đó. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, phương pháp phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm có nguy cơ tái phát tới 4-15% sau khi điều trị.

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Phương pháp phẫu thuật nội soi chỉ giúp loại bỏ vùng thoát vị chứ không có tác dụng chữa bệnh từ nguyên nhân

Những bệnh lý xương khớp sau phẫu thuật đều có nguy cơ tái phát và biến chứng của bệnh cũng rất nguy hiểm. Nếu như bệnh nhân nhận thấy biểu hiện đau buốt cột sống, cần thận trọng với khả năng tái phát thoát vị, hoặc nhiễm trùng vết mổ. Nếu như không xử lý kịp thời, bệnh sẽ tiến triển rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dây thần kinh gây rối loạn cảm giác, tê buốt, rối loạn cơ thắt, mất kiểm soát hành vi, teo chân tay… thậm người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với biến chứng liệt hoàn toàn.

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật 

Bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ lưu lại bệnh viện trong một vài ngày để bác sĩ theo dõi và chăm sóc y tế. Sau khi về nhà, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để vết mổ mau lành. Trong đó các nguyên tắc chăm sóc người bệnh nên thực hiện như sau:

Cẩn thận trong cử động

Trong vòng 24 giờ sau khi mổ, người bệnh chỉ nên nằm tại giường, hạn chế vận động. Thời gian này người bệnh cũng không nên dùng sức để ngồi hoặc rướn người, việc đại tiểu tiện chỉ nên thực hiện tại chỗ dưới sự trợ giúp của người thân.

Nếu như người bệnh muốn đứng dậy, bắt đầu tư thế bằng cách co chân lại, sau đó nghiêng người sang một bên, còn hai tay chống xuống giường để có lực đẩy người ngồi dậy, sau đó trụ chân bước xuống giường rồi mới đứng thẳng lên. Khi bạn nằm xuống thực hiện từng bước ngược lại với tư thế đứng, chú ý các cử động nhẹ nhàng để tránh làm động đến vết thương.

Phòng tránh nhiễm lạnh

Thể trạng của người mới vừa mổ thoát vị đĩa đệm rất yếu, vì thế bệnh nhân dễ bị nhiễm lạnh, sốt và mệt mỏi khi thân nhiệt không được giữ ấm. Vì thế yêu cầu quan trọng ngay sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là ủ ấm cơ thể người bệnh. Nếu nhận thấy cơ thể bệnh nhân hạ nhiệt, tay và chân lạnh, người nhà nên nhanh chóng báo cho nhân viên y tế . Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng sốc hậu phẫu.

Tập vật lý trị liệu

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Đi bộ nhẹ nhàng là cách hỗ trợ cột sống và vết thương sau phẫu thuật phục hồi tốt

Sau khi phẫu thuật, để cột sống phục hồi tốt không thể thiếu các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp vật lý trị liệu có thể tự luyện tập tại nhà khi cơn đau ở cột số đã thuyên giảm. Bài tập cũng giúp làm tăng độ đàn hồi của cột sống và giúp hệ thống cơ bắp được dẻo dai hơn. Tuy nhiên ban đầu người bệnh chỉ nên tập vật lý trị liệu trong thời gian ngắn, sau khi tập bạn sẽ nhận thấy cơn đau xảy a.

Để hạn chế những rủi ro xảy ra khi tập luyện, người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ để được hướng dẫn thực hiện đúng cách.  Việc tập luyện vật lý trị liệu đồng thời cũng giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát thoát vị sau khi mổ. Ở những bệnh nhân mổ truyền thống nên nghỉ ngơi từ 4 – 5 tuần để vết mổ lành hẳn mới nên luyện tập, với bệnh nhân mổ nội soi có thể tập luyện sau 3 tuần.

Dự phòng thoát vị đĩa đệm sau mổ tái phát

Nguy cơ thoát vị đĩa đệm sau mổ tái phát ở mỗi người bệnh phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc hậu phẫu. Ngoài ra bản thân người bệnh cần có kế hoạch kiêng khem đúng mức để bảo toàn cấu trúc cột sống mới mổ. Sau đây là các cách dự phòng thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ:

  • Có kế hoạch giảm cân và quản lý cân nặng khoa học, tránh để béo phì. Người bệnh cũng cần duy trì trạng thái suy nghĩ tích cực, lạc quan, tránh để tâm lý căng thẳng quá mức. Trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế các cử động cúi hoặc xoay người làm đau cột sống, hoặc mang vác nặng sau mổ cũng có thể khiến cấu trúc đĩa đệm tái thương tổn nhanh hơn.
  • Sau khi mổ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 2 – 3 tuần thì vùng vết mổ mới lành hoàn toàn. Trong thời gian này người bệnh nên kiêng vận động, khi vết mổ đã khô thì có thể bắt đầu tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao thể lực. Trong khi tập thể dục, người bệnh không nên thực hiện động tác ở cột sống, thay vào đó ưu tiên bài tập ở vai, đùi, các động tác này cũng tác động gián tiếp đến khối cơ ở lưng và bụng. 
  • Bơi lội, đi bộ trên mặt nền phẳng, hoặc đạp xe là những bài tập an toàn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật. Các bài tập này cũng giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu đến khu vực vết mổ, giúp vết mổ lành hoàn toàn và khớp xương cũng khỏe mạnh hơn.
  • Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh không nên đi xe máy, hoặc ngồi ô tô qua đoạn đường xóc, mấp mô. Nếu cần thiết, người bệnh nên chuẩn bị đai lưng để đeo định hình cột sống trong thời gian chăm sóc phục hồi.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do tai nạn lao động, sau khi mổ không nên làm việc ngay sau đó.  Đặc biệt là những công việc như lái xe, công nhân, thợ xây, lái mô tô, máy kéo…
  • Đối với chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh vừa mới mổ có thể ăn uống bình thường để tăng cường dinh dưỡng. Trong đó bổ sung nhóm đạm, rau xanh và trái cây tăng cường để vùng vết mổ nhanh lành hơn.
Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Cơn đau sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ tình trạng người bệnh vận động quá sức

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên tỷ lệ phẫu thuật lại lần 2 sau khi phẫu thuật lần 1 thất bại không xảy ra thường. Cụ thể có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không, điều này căn cứ vào kết quả tái khám và chỉ định của bác sĩ.

Thông thường trong khoảng 6 tháng – 1 năm hậu phẫu lần 1, người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau tái phát. Mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân tác động, trong đó chủ yếu là do người bệnh vẫn tiếp tục lao động nặng mà khiến bệnh tái diễn, gây đau nhức. Không phải mọi trường hợp đau nhức đĩa đệm sau mổ lần 1 đều bắt buộc phải phẫu thuật lại lần 2. Các chuyên gia cho rằng, nếu như sau mổ mô sẹo không có biến chứng thì không cần mổ, nếu mổ lại sẽ khiến mô sẹo rộng ra nhiều hơn. Chỉ phẫu thuật lại nếu như đĩa đệm bị tổn thương lần nữa, hoặc một đĩa đệm khác bị lệch, buộc bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật lần 2.

Phẫu thuật tái cấu trúc đĩa đệm không được thực hiện nếu như bệnh nhân đã cắt bỏ đĩa đệm bị tổn thương trước đó. Trường hợp bệnh nhân bắt đầu bị thoát vị một đĩa đệm khác, bác sĩ điều trị sẽ trình bày ý kiến với bệnh nhân về kế hoạch điều trị tiếp theo. Sau lần phẫu thuật phẫu thuật xâm lấn đầu tiên, mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 cũng là một phương pháp xâm lấn tối thiểu . Thao tác vi phẫu thực hiện thông qua một lỗ nội soi nhỏ để loại bỏ phần hỏng của đĩa đệm. 

Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 chỉ được thực hiện khi bác sĩ nhận thấy bệnh nhân cần được phẫu thuật tái cấu trúc

Nếu như bệnh nhân bị mất ổn định cột sống, đĩa đệm có dấu hiệu dịch chuyển cũng cần phẫu thuật lại lần 2 theo phác đồ.  Điều này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng, hoặc thoát vị nhiều đĩa đệm cùng lúc.  Mục đích phẫu thuật lần 2 nhằm hợp nhất phân đoạn giữa các đĩa đệm với nhau. Các bác sĩ nhận định rằng có khoảng 70% bệnh nhân giảm đau hoàn toàn sau khi phẫu thuật lần 2. Tuy nhiên những biến chứng liên quan đến nhiễm trùng, huyết áp cũng sẽ cao hơn so với lần phẫu thuật trước đó.

Phẫu thuật càng nhiều lần đòi hỏi thao tác cắt mô mềm xung quanh càng nhiều, điều này cũng làm nguy cơ nhiễm trùng càng tăng cao. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng có nguy cơ hình thành mô sẹo cao, gây đau nhức nghiêm trọng khi chịu kích thích tác động.

Tái khám đúng hẹn sẽ giúp người bệnh chủ động kiểm soát được quá trình phục hồi. Sau thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc vết thương tại nhà, người bệnh sẽ được hướng dẫn tái khám đúng lịch hẹn. Bằng cách này, bác sĩ có thể đánh giá đúng hiệu quả dùng thuốc và có sự điều chỉnh phù hợp để phòng tránh nguy cơ tái phát về sau.

Bài viết trên đã thông tin giải đáp thắc mắc "Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?". Để ngăn chặn nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, phòng ngừa biến chứng, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học để cơ thể hồi phục tốt nhất.

Bài viết liên quan:

The post Mổ thoát vị đĩa đệm xong bệnh có tái phát không? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét