Liệt dây thần kinh VII ngoại biên khiến cơ mặt bị yếu đột ngột và rất dễ gây ra chứng liệt nửa mặt. Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và giới tính. Cần sớm thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là gì?
Dây thần kinh VII là dây vận động có vai trò chi phối vận động cơ mặt. Dây thần kinh này có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương ra thái dương và qua tuyến mang tai tới các cơ ở vùng mặt.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là hội chứng tổn thương dây thần kinh VII từ nhân nằm ở cầu não trở ra. Tổn thương này gây nên tình trạng giảm hay mất vận động các cơ tại vùng mặt.
Đây là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến dây thần kinh mặt. Bệnh lý này làm thay đổi sâu sắc hình ảnh, khả năng thể hiện cảm xúc, tâm lý cũng như khả năng giao tiếp của bệnh nhân.
Ngoài ra bệnh còn gây ảnh hưởng tới thị lực, làm cản trở khả năng ăn nhai, uống nước, vệ sinh răng miệng. Nặng nề hơn cả là di chứng co thắt cơ mặt lan tỏa hay chảy nước mắt khi hoạt động cơ mặt. Nguyên nhân là do sự phục hồi vận động không hoàn toàn hoặc tái tạo bất thường của gây thần kinh VII.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Dây thần kinh VII có đường đi rất phức tạp trước khi được phân bố thần kinh cho các cơ tại vùng mặt. Do vậy mà tổn thương dây thần kinh VII có thể xuất phát ở cầu não, trong góc cầu tiểu não, xương đá hay tuyến mang tai.
Tùy thuộc vào khu vực ảnh hưởng mà nguyên nhân gây tê liệt có thể khác nhau. Nếu là trong sọ thì nguyên nhân thường liên quan đến u của hệ thần kinh trung ương, u dây thần kinh thính giác hay tai biến mạch máu não.
Còn tổn thương ảnh hưởng trong xương thái dương thì có thể do liệt mặt vô căn, nhiễm khuẩn tai giữa biến chứng, chấn lượng (do phẫu thuật, vỡ xương thái dương), zona hạch gối, u dây thần kinh mạch hay nhiễm mononucleose, bệnh lyme. Tổn thương ngoài thái dương có thể do u tuyến mang tai.
Ngoài ra, chứng liệt dây thần kinh VII ngoại biên còn có thể liên quan đến bệnh đa thần kinh, xơ cứng rải rác và Sarcoidose. Trong tất cả các trường hợp thì liệt mặt Bell là thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 11/1000 người.
Hiện nguyên nhân gây liệt mặt Bell vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng nó thường liên quan tới tình trạng nhiễm virus. Bao gồm:
- Herpes simplex , gây mụn rộp và mụn rộp sinh dục.
- Bệnh sarcoidosis , gây viêm cơ quan.
- Virus herpes zoster, gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona.
- HIV , làm tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Virus Epstein-Barr, gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.
Nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng lên nếu:
- Đang mang thai
- Bị nhiễm trùng phổi
- Bị đái tháo đường
- Có tiền sử gia đình bị liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Dấu hiệu nhận biết liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Các triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên thường xuất hiện một cách đột ngột. Có thể bao gồm:
- Dấu hiệu khởi phát nhanh chóng từ yếu nhẹ tới liệt toàn bộ 1 bên mặt. Tình trạng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ cho đến vài ngày
- Triệu chứng thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, người bệnh có cảm giác tê bì nửa mặt
- Mặt xệ xuống và khó biểu hiện trang thái khuôn mặt. Chẳng hạn như rất khó nhắm mắt hoặc cười
- Dễ bị chảy nước dãi không kiểm soát được
- Đau xung quanh hàm hay đau bên trong hoặc sau tai tại bên bị ảnh hưởng
- Tăng mức độ nhạy cảm với âm thành ở bên bị ảnh hưởng
- Thay đổi lượng nước mắt và nước bọt tiết ra
- Đau đầu
- Mất vị giác
Mặc dù hiếm xảy ra nhưng trong một số trường hợp, bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên có thể gây ảnh hưởng đến các cơ ở cả 2 bên của vùng mặt.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh và các cơ mà mức độ nguy hiểm của bệnh liệt dây thần kinh VII sẽ khác nhau ở từng các thể người bệnh. Với tình trạng liệt mặt không hoàn toàn thì có thể chữa khỏi mà không để lại các di chứng.
Tuy nhiên với các tình trạng bệnh gây liệt mặt hoàn toàn thì một số di chứng có thể phát sinh. Bao gồm:
- Các biến chứng ở mắt: Thường gặp là viêm giác mạc, viêm kết mạc, lộn mó, loét giác mạc. Các biến chứng này có thể phòng tránh được bằng cách đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ mắt, khâu sụn mí một phần hay hoàn toàn.
- Đồng vận: Đặc trưng bởi biểu hiện co cơ không tự chủ kết hợp với các hoạt động tự chủ. Điển hình như mép bị kéo lên khi nhắm mắt. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên phục hồi chức năng sẽ giúp làm giảm bớt khó chịu này.
- Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Biến chứng này có thể gặp ở các thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên nghiêm trọng. Nguyên nhân là do tổn thương thân thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.
- Hội chứng nước mắt cá sấu: Đây là 1 biến chứng hiếm gặp của liệt dây thần kinh VII ngoại biên. Biểu hiện là bị chảy nước mắt khi ăn.
Chẩn đoán liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi tiền sử bệnh và kiểm tra các triệu chứng. Có thể căn cứ vào một số biểu hiện lâm sàng dưới đây:
- Bệnh khởi phát đột ngột với liệt nửa mặt sau khi ngủ dậy hay khởi phát sau thay đổi thời tiết đột ngột.
- Dấu hiệu Charles bell: Người bệnh không thể nhắm kín mắt tại bên bị liệt.
- Ở trạng thái thư giãn: Mặt của người bệnh không có sự cân xứng và bị kéo lệch về bên lành. Mất nếp nhăn ở trán và nếp nhăn mũi má. Mép của bên bị liệt hạ thấp so với bên kia. Thức ăn có thể chảy ra khỏi miệng ở bên liệt.
Để đưa ra chẩn đoán chính xác thì bác sĩ cần khám thêm tai mũi họng và thần kinh. Đồng thời chỉ định người bệnh làm xét nghiệm máu hoặc chụp cộng hưởng từ để giúp loại trừ tổn thương do liệt dây thần kinh VII trung ương và các bệnh lý khác.
Cách điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Hướng điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên phụ thuộc vào vấn đề bệnh nguyên. Trước tiên cần đảm bảo rằng tình trạng này không liên quan tới tai biến mạch máu não. Tiếp theo, các bác sĩ cần tiến hành khám nội soi tai để giúp phát hiện các bệnh lý tai có liên quan. Còn liệt mặt Bell là chẩn đoán loại trừ.
Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên có thể bao gồm:
1. Điều trị nội khoa
Trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên gây liệt mặt Bell thì điều trị nội khoa là giải pháp chính. Mục đích là giúp làm giảm phù nề chèn ép bên trong ống xương và chống thiếu máu.
Các thuốc điều trị nội khoa được dùng có thể là:
– Corticosteroid:
Đây là nhóm thuốc chống viêm rất mạnh cho hiệu quả nhanh chóng. Loại được dùng phổ biến nhất là prednisone. Trường hợp thuốc có thể làm giảm sưng dây thần kinh mặt thì nó sẽ giúp hành lang xương bao quanh thoát khỏi sự chèn ép. Corticosteroid có thể hoạt động tốt nhất khi được bắt đầu dùng trong vòng vài ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.
– Thuốc kháng virus:
Loại thuốc này được dùng cho các trường hợp nguyên nhân gây liệt dây thần kinh ngoại biên có liên quan tới nhiễm virus. Hoặc người bệnh bị đau sau tai hay rối loạn cảm giác vùng mặt. Valacyclovir (Valtrex) hay acyclovir (Zovirax) có thể được dùng kết hợp với prednisone ở những người bị liệt mặt nặng.
Ngoài ra bác sĩ còn có thể chỉ định một số loại thuốc khác để hỗ trợ làm giảm triệu chứng hay ngăn ngừa biến chứng. Điển hình như thuốc giảm đau không kê toa hay thuốc nhỏ mắt.
2. Can thiệp phẫu thuật
Trước đây, phẫu thuật giải áp có thể được dùng để làm giảm áp lực lên dây thần kinh mặt. Bác sĩ sẽ thực hiện việc mở đoạn xương mà dây thần kinh đi qua. Tuy nhiên, ngày này, phẫu thuật này không còn được khuyến khích. Bởi nó dễ làm phát sinh tổn thương hay làm mất thính giác vĩnh viễn.
Ngoài ra, phẫu thuật thẩm mỹ có thể được dùng để điều chỉnh các vấn đề liệt dây thần kinh VII ngoại biên kéo dài. Các phẫu thuật này sẽ giúp khuôn mặt cân đối hơn và hỗ trợ phục hồi chuyển động. Bao gồm nâng ví mặt, nâng chân mày, ghép dây thần kinh, cấy ghép mặt…
3. Áp dụng liệu pháp châm cứu
Châm cứu là liệu pháp chữa bệnh được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Áp dụng liệu pháp này để điều trị liệt dây thần kinh VII đem lại nhiều cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cần căn cứ vào nhóm nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các cách châm cứu phù hợp.
– Đối với nguyên nhân do lạnh:
- Phương pháp trị: Thông kinh hoạt lạc, khu phong tán hàn.
- Huyệt sử dụng: Ty trúc không, Toản trúc xuyên Tình minh, Thừa khấp, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Nghinh hương, Đồng tử liêu, Địa thương xuyên Giáp xa, Ế phong, Quyền liêu. Dùng ôn châm hoặc cứu.
- Liệu trình: Mỗi ngày hay cách ngày châm 1 lần khoảng từ 20 – 30 phút. Sử dụng điện châm. Tuy nhiên nếu kết hợp với thủy châm thì hiệu quả sẽ nhanh hơn.
– Đối với trường hợp do nhiễm khuẩn:
- Phương pháp trị: Khi có sốt áp dụng khu phong thanh nhiệt hoạt huyết, khi hết sốt áp dụng khu phong bổ huyết hoạt lạc.
- Huyệt sử dụng: Ty trúc không, Toàn trúc xuyên Tình minh, Thừa thấp, Đồng tử liêu, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Nghinh hương, Quyền liêu, Hợp cốc, Ế phong. Châm thêm các huyệt: Nội đình, Khúc trì.
- Liệu trình: Mỗi ngày hay cách ngày châm 1 lần khoảng từ 20 – 30 phút. Dùng điện châm tả mạnh.
– Đối với nguyên nhân do sang chấn:
- Phương pháp trị: Hoạt huyết hành khí.
- Huyệt sử dụng: Dương bạc xuyên Ngư yêu, Toản trúc xuyên Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa thấp, Nghinh hương, Quyền liêu, Địa thương xuyên Giáp xa, Hợp cốc, Ế phong. Châm thêm các huyệt Túc tam lý và Huyết hải.
- Liệu trình: Châm mỗi ngày hoặc cách 1 ngày châm 1 lần khoảng từ 20 – 30 phút.
Trong các trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên lâu khỏi thì nên kết hợp châm cứu với một số liệu pháp khác. Điển hình như thủy châm, xoa bóp bấm huyệt hay điện phân để giúp hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
The post Liệt dây thần kinh VII ngoại biên và thông tin cần biết appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét