Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh

Thận là cơ quan phải hoạt động liên tục và gánh vác nhiều trọng trách. Do đó nếu như không chú ý chăm sóc cẩn thận thì thận rất dễ bị suy kiệt. Bài viết thông tin về vấn đề làm gì tốt cho thận và những nguyên tắc đơn giản giúp thận luôn khỏe mạnh, không mắc bệnh vặt.

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Thận đóng góp nhiều vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe, sinh lý và tuổi thọ của mỗi người

Những căn bệnh liên quan đến thận ở mức độ nặng nhẹ khác nhau xảy ra khá phổ biến hiện nay. Cụ thể như các bệnh sỏi thận, thận yếu, hư thận, suy thận,…đã trở thành vấn đề cấp bách mà hầu hết mọi người đều quan tâm. Các chuyên gia sức khỏe nhận định thận chính là một trong những cơ quan nội tạng quyết định sức khỏe, tuổi thọ cũng như chất lượng sống của người bệnh.

Làm gì tốt cho thận, phòng bệnh thận hiệu quả?

Để đề phòng các bệnh về thận, phòng tránh trước tình trạng thận suy kiệt là cơ sở hàng đầu gây bệnh thì người bệnh cần lưu ý thực hiện những nguyên tắc sau:

Dinh dưỡng khoa học và lành mạnh

Theo các chuyên gia nhận định, hơn 60% các bệnh lý về thận liên quan đến ăn uống. Thực tế việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều kiện quan trọng để thận duy trì chức năng vận hành tốt. Đặc biệt đối với nam giới, bồi bổ thận có thể liên quan đến việc bổ trợ cho chức năng sinh lý, sinh sản. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa các bệnh ở thận bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh, có nhiều màu sắc và đặc biệt là nguồn đạm đạt tiêu chuẩn.

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, ưu tiên thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hoạt động của thận vận hành tốt

Những loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và các loại chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt đỗ,… cũng rất thích hợp bồi bổ thận. Một số loại thực phẩm màu đen như đậu đen, gan động vật, nho khô, quả óc chó, cật dê… được đánh giá rất tốt đối với thận. Nhìn chung để thận luôn khỏe mạnh thì bạn cần ăn uống khoa học và đa dạng các chất dinh dưỡng, nhưng cần ưu tiên những nhóm thực phẩm thực sự tốt cho thận trong bữa ăn hàng ngày.

Ngủ đủ giấc và ngủ đúng cách

Thận được vận hành tốt khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, vì thế việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng. Những người mắc bệnh thận suy yếu, thận hư hay sỏi thận dễ có nguy cơ biến chứng thành suy thận cấp nếu như không ngủ đủ giấc. Bạn cần thiết lập thời gian làm việc và nghỉ ngơi hài hòa, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Điều này đảm bảo cơ thể lưu thông khí huyết tốt, đưa nguồn dinh dưỡng đến thận liên tục.

Rất nhiều bệnh nhân bị suy thận có liên quan đến thói quen thức khuya, dậy sớm, thiếu ngủ kéo dài do làm việc quá sức. Khi giấc ngủ được duy trì đúng mức tiêu chuẩn thì cơ thể sẽ không phải lâm vào trạng thái lao động quá sức, mệt mỏi hay kiệt quệ. Điều này đồng thời cũng đảm bảo cho chức năng thận vận hành tốt. Tạo thành thói quen tốt trong lối sống hàng ngày, phòng ngừa những bệnh lý ở thận cũng như cơ quan tiết niệu, sinh dục.

Rèn luyện thể thao đều đặn

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Rèn luyện thể thao kích thích lưu thông máu, hỗ trợ hoạt động chức năng của các cơ quan bao gồm thận

Để thận luôn khỏe mạnh, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua chế độ rèn luyện và vận động thể dục – thể thao hàng ngày. Tập thể dục hay vận động sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh tật, từ đó giúp thay đổi các hoạt động thể chất và cải thiện sức khỏe toàn thân. Những bài vận động nhẹ kích thích hoạt động lưu thông máu, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của thận chậm mà chắc.

Những bài tập vận động được khuyến khích tốt cho thận là tập yoga, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu… Để giảm những cơn đau ở bụng, bạn có thể áp hai bàn tay xoa đều cho đến khi nóng ấm lên sau đó ôm vào vùng eo. Kết hợp thực hiện các động tác massage chậm rãi lên xuống vùng eo đến khi bạn cảm giác khu vực bụng bắt đầu nóng ấm lên. Phương pháp này cũng giúp kích thích các mạch máu ở thận, từ đó giúp hạn chế bệnh tật ở cơ quan này.

Uống nước thường xuyên

Đảm bảo lượng nước uống càng nhiều, càng giúp bảo vệ chức năng của thận được vận hành tốt nhất. Nước có tác dụng lọc thận và đào thải lượng độc tố trong cơ thể tích trữ ở thận, đồng thời nước cũng giúp các mạch máu nuôi dưỡng thận vận hành tốt hơn. Do đó uống đủ 2 – 2,5l nước hàng ngày sẽ giúp cơ quan nằm trong hệ tiết niệu đảm bảo được những chức năng cơ bản, phòng tránh bệnh tật tốt hơn.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc bạn thường xuyên nuốt nước bọt cũng mang lại những lợi ích nhất định tương tự như khi bạn uống nước. Nước bọt bao gồm hai phần chính, nước bọt tương đối loãng hơn trong khoang miệng chủ yếu được sản xuất bởi lá lách, và phần nước bọt còn lại bên trong tương đối dày và đặc hơn được sinh ra từ thận. Nếu như bạn thường xuyên nhổ nước bọt, rất dễ nhận thấy triệu chứng đau lưng mỏi gối tái diễn thường xuyên, điều này cũng khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức nhanh. Vì thế bên cạnh việc duy trì thói quen uống nước đúng cách, bạn cũng nên nuốt nước bọt thay vì nhổ để tránh những bất lợi kể trên.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thận

Nhiều trường hợp trong số những bệnh nhân bị thận yếu, thận hư đến từ tình trạng lạm dụng thuốc tân dược. Ở độ tuổi càng cao, những ảnh hưởng phụ của thuốc Tây càng trầm trọng, điều này cũng xảy ra ở giới trẻ – những người không biết cách bảo vệ sức khỏe trước tình trạng kiệt sức do công việc.

Khó tránh khỏi những lần sử dụng thuốc để điều trị. Trong đó có một số loại thuốc có thể gây tổn hại cho thận, vì thế bạn nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết chứ không dùng thuốc như một giải pháp thường xuyên. Bạn cũng cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn sử dụng cho từng loại bệnh. Một số loại thuốc khuyến cáo gây hại cho người bị suy yếu chức năng gan, thận, vì thế nếu dùng nhóm thuốc này nhất định phải chú ý và xin ý kiến bác sĩ.

Sinh hoạt tình dục điều độ

Quan hệ tình dục trong trạng thái cơ thể mệt mỏi dễ gây tổn thương tinh khí, ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu. Đặc biệt là ở nam giới, lạm dụng quan hệ tình dục sẽ gây suy yếu tinh lực và gây nguy hiểm cho hoạt động chức năng của thận. Do đó nếu như bạn là người bẩm sinh có thận yếu, nên cân nhắc về tần suất sinh hoạt tình dục để tránh gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe.

Lời khuyên dành cho bạn là khi quan hệ tình dục nên theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân, không nên giao hợp khi người mỏi mệt. Đồng thời cũng cần duy trì thói quen quan hệ lành mạnh, một vợ một chồng, có biện pháp an toàn bảo vệ bản thân khi chưa lập gia đình. Đây cũng là nguyên tắc chăm sóc và nuôi dưỡng thận hợp lý, giúp cơ quan này được bảo vệ tốt hơn.

Đi tiểu trong khoảng thời gian nhất định

Bạn nên lưu ý, do thận là cơ quan “đầu não” nằm trong hệ thống tiết niệu, nên việc nhịn tiểu thường xuyên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan này. Thận có thể bị ảnh hưởng, chịu những áp lực lớn nếu như bàng quan vượt mức lưu trữ nước tiểu ở mức độ nhất định. Thói quen không đi tiểu thường xuyên hay nhịn tiểu, lâu này sẽ gây tích tụ nước tiểu trong cơ thể và sản sinh ra lượng khí bẩn, từ đó gây nguy hại đến sức khỏe của thận.

Giữ ấm đôi chân và giúp đôi chân ấm áp

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Để thận luôn khỏe mạnh, bạn cần bảo vệ đôi chân luôn ấm áp

Mặc dù nghe qua có vẻ không liên quan nhưng mối quan hệ giữa thận và các dây thần kinh cảm giác ở bàn chân rất liên kết. Để bảo vệ thận, bạn cần đảm bảo giữ cho đôi chân ấm áp, do kinh thận đóng ở bàn chân, nếu chân nhiễm lạnh thì thận cũng suy, từ đó gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó trong điều kiện thời tiết chuyển mùa, trời vào đông, hãy chắc chắn rằng đôi chân của bạn luôn được duy trì ở trạng thái ấm áp, tuyệt đối không để bị lạnh.

Những điều cần tránh để phòng bệnh thận

Những căn bệnh về thận đều có những triệu chứng đặc trưng tương đương như nhau, nguyên nhân có thể xuất phát từ những thói quen xấu. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp và tiểu đường, trong sinh hoạt càng cần phải chú ý tránh gây tổn hại đến thận. Những tác động từ chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt thường ngày đều có thể ảnh hưởng đến thận nên bạn cần cân nhắc trước những lưu ý sau:

Bỏ qua màu sắc bất thường của nước tiểu

Nước tiểu có màu vàng đậm đặc hay màu sắc sẫm hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy những tổn thương ở thận. Việc chú ý đến màu sắc nước tiểu, hoặc theo dõi tình trạng tiểu đêm thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của thận. Nếu như xảy ra tình huống này, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện kiểm tra, nguy cơ suy thận hoặc thận yếu, hư thận cao hơn nếu triệu chứng xảy ra ở những người bị tăng cân nhanh và có dấu hiệu phù.

Không nên ăn quá no

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Thói quen ăn quá nhiều thực phẩm cùng lúc sẽ tạo ra những áp lực lên hoạt động của thận

Nhiều người có thói quen khi dùng bữa sẽ ăn rất no để duy trì năng lượng làm việc. Mặc dù điều này rất hiệu quả, và giúp bạn không mất nhiều thời gian ăn uống thành từng bữa nhỏ nhưng đồng thời đây cũng là thói quen gây hại đến thận.

Ăn quá no không chỉ là thói quen làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tình trạng này còn khiến hoạt động trao đổi chất diễn ra quá mức. Diễn biến lâu dài sẽ gây áp lực đến hoạt động của thận. Đồng thời sau một bữa ăn no, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đây là dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp, tăng tuần hoàn máu, tiểu đường… từ đó gây ra nhiều bệnh lý thứ phát.

Không để khát nước quá mức

Như đã đề cập, nước có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của thận. Vì thế khi cơ thể mất nước, không chỉ thận mà cả bàng quang, hệ thống tiết niệu cũng bị rối loạn các hoạt động quan trọng. Tình trạng này còn làm tăng nguy cơ tổn thương thận mãn tính, khi hệ thống mạch máu bị co lại, nước tiểu cô đặc thì khả năng suy thận, tắc nghẽn hệ thống mạch máu, cục máu đông dễ xảy ra hơn. Khi người bệnh không uống nước kịp thời, lượng máu không được cung cấp đủ sẽ khiến thận bị thiếu oxy, từ gây ra những tổn thương ở cơ quan này. 

Bỏ lỡ các đợt khám sức khỏe tổng quát

Với những người nằm ngoài độ tuổi 45 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận cao nhất. Vì thế nên người bệnh cần thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát hàng năm, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận, tiểu đường, hoặc bản thân người bệnh có tiền sử huyết áp, gout.. Ngoài ra những người phải điều trị với kháng sinh trong thời gian dài cũng là nhóm bệnh nhân có khả năng mắc bệnh cao.

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần để sớm phát hiện ra bệnh thận. Việc bỏ lỡ các đợt khám sức khỏe định kỳ sẽ làm tăng nguy cơ thận suy mãn tính, cùng nhiều biến chứng phát sinh từ bệnh nền của tình trạng này.

Những dấu hiệu bệnh ở thận cần lưu ý

Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh
Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi những bất thường ở thận cũng như các cơ quan khác

Sỏi thận, thận yếu, thận hư, hay nghiêm trọng nhất là suy thận đều có những biểu hiện tương đối giống nhau trong thời gian đầu. Để nhận biết thận đang bị suy yếu, người bệnh nên cân nhắc thăm khám sớm nếu như xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Mi mắt bị phù: Nếu như thận yếu thì hoạt động điều tiết nước và chất điện giải cũng sẽ gặp phải những rối loạn nhất định. Từ đó gây ra tình trạng tăng nước và vượt ngưỡng natri trong cơ thể. Lượng dư thừa này sẽ tích trữ ở chân và một phần mô ở mí mắt gây ra hiện tượng phù mí mắt. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình dễ gặp nhất ở bệnh thận giai đoạn đầu.
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm trí nhớ: Những biểu hiện suy kiệt về sức khỏe như tình trạng đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, ngủ ít, khó ngủ, cân nặng sụt giảm,… đều cho thấy những vấn đề nằm trong các cơ quan của cơ thể, trong đó đặc biệt là thận. Đây cũng là biểu hiện của tình trạng tăng huyết áp, với những trường hợp huyết áp tăng mà không rõ nguyên nhân, bạn nên cảnh giác với bệnh thận.
  • Bọt khí trong nước tiểu: Nguyên nhân xuất hiện bọt khí trong nước tiểu có thể đến từ lượng đường và protein tăng cao. Nhận diện bọt bất thường bằng cách theo dõi bong bóng trên bề mặt nước tiểu khó biến mất, đây cũng là dấu hiệu của hiện tượng protein niệu, thận trọng nếu như lớp bọt khí lớn và nhanh chóng biến mất. Đó có thể cho thấy thận của bạn đang không hoàn thành tốt vai trò của mình.
  • Bỗng nhiên bị bệnh lý mãn tính: Những căn bệnh mãn tính phổ biến như cao huyết áp, tiểu đường, gout, béo phì, bệnh thận đa nang… Các bệnh lý này có thể xảy ra đột ngột khi thận của bạn bị suy yếu và không vận hành tốt, từ đó gây ra những ứ tắc và tạo gánh nặng đến những cơ quan khác trong cơ thể.
  • Lượng nước tiểu bất thường: Thông thường cơ thể chúng ta ít khi bài tiết vào ban đêm, do hoạt động trao đổi chất thường diễn ra vào ban ngày. Vì thế nếu như số lần bạn đi tiểu về đêm nhiều hơn 2 lần, bạn nên thận trọng trước những biểu hiện của bệnh thận. Cũng cần chú ý nếu nước tiểu của bạn chuyển sang màu đỏ, tiểu rắt, buốt, nước tiểu ít, hoặc là tiểu máu không triệu chứng. Những dấu hiệu này cho thấy nguy cơ viêm nhiễm ở thận.
  • Các dấu hiệu của thiếu máu: Những dấu hiệu của thiếu máu như làn da xanh, vàng vọt, cơ thể uể oải, chóng mặt, mệt mỏi thường gặp ở những bệnh nhân bị suy thận ở mức trung bình hoặc cao. Nguyên nhân là do khi thận yếu, cơ thể tăng sự bài tiết erythropoietin và thúc đẩy lượng máu lưu thông đến thận nhiều hơn mà thiếu hụt ở những cơ quan khác.  Vì thế nếu bạn đột ngột bị thiếu máu không rõ nguồn gốc, nguyên nhân có thể đến từ bệnh thận.
  • Ăn uống không ngon: Đa số những bệnh nhân bị bệnh thận đều trải qua cảm giác nhạt miệng, ăn uống không ngon trong suốt thời gian dài. Nếu như thận yếu thì chỉ số urê huyết sẽ hạ thấp, từ đó gây ra hiện tượng chán ăn, buồn nôn và ngứa da. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp thường xuyên. Tuy nhiên cảm giác biếng ăn cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, để xác định rõ thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra chức năng thận.

Bài viết tổng hợp thông tin liên quan đến vấn đề làm gì tốt cho thận và những cách giúp thận luôn khỏe mạnh. Thận là một trong những cơ quan chính quyết định sức khỏe, tuổi thọ của mỗi người. Do đó để bảo vệ thận hoạt động tốt, bạn nên xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học và thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bằng cách này sẽ giúp thận, cũng như sức khỏe của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.

Bài viết liên quan:

The post Làm gì tốt cho thận? Bí kíp giữ thận luôn khỏe mạnh appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét