Thông thường, thai kỳ sẽ được cảnh báo dựa vào những dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên rất nhiều nữ giới ngạc nhiên khi gặp phải tình trạng không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai. Lúc này cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.
Không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai – Nguyên nhân do đâu?
Sự xuất hiện của thai kỳ có thể khiến mẹ bầu gặp phải rất nhiều biểu hiện bất thường. Nguyên nhân chính thường bắt nguồn từ việc các hormone nội tiết trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột.
Mẹ bầu thường rất dễ gặp phải một số tín hiệu cảnh báo thai kỳ đặc trưng. Điển hình như mệt mỏi, ốm nghén, chậm kinh, chảy máu báo thai, thèm ăn, đi tiểu thường xuyên…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nữ giới mặc dù có thai nhưng lại không gặp phải bất cứ dấu hiệu nào. Điều này gây ra cảm giác lo lắng về các vấn đề bất thường có thể xảy ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây của tình trạng không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai:
1. Vừa mới thụ thai
Quá trình thụ thai vừa mới diễn ra là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều nữ giới không thể nhận biết bản thân mình đang mang thai thông qua các triệu chứng. Bởi khi mới chậm kinh khoảng 1 – 2 tuần thì các dấu hiệu thai kỳ đôi khi chưa xuất hiện.
Việc thụ thai vừa mới thành công, bào thai chỉ mới manh nha, đôi khi còn chưa vào tử cung an toàn. Do vậy mà ở thời kỳ này các dấu hiệu cảnh báo thai kỳ thường không diễn ra hoặc diễn ra không rõ ràng.
Trong trường hợp dùng que thử thai nhận được kết quả dương tính nhưng không thấy dấu hiệu mang thai thì mẹ bầu không nên quá căng thẳng. Đôi khi đã có bầu 5 tuần nhưng nhiều mẹ bầu vẫn không bị ốm nghén hay gặp phải các triệu chứng bất thường. Tuy nhiên khi thai lớn tuổi hơn thì các dấu hiệu lại có thể xảy đến.
2. Nữ giới có sức khỏe tốt
Sức khỏe của phái nữ chi phối rất nhiều đến sự xuất hiện của các dấu hiệu thai kỳ. Điều này cũng lý giải tại sao dấu hiệu mang thai ở từng cá nhân lại có sự khác biệt. Thực tế cho thấy, rất nhiều chị em không cảm nhận được bất cứ triệu chứng nào bất thường trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Theo phân tích của các chuyên gia thì trường hợp này thường diễn ra ở những chị em có sức khỏe tốt.
3. Dấu hiệu mang thai quá mờ nhạt
Các triệu chứng mang thai có thể xuất hiện rõ ràng trong một số tuần đầu của thai kỳ. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, các triệu chứng này lại không đặc trưng và rất mờ nhạt. Từ đó khiến cho nhiều bị em bán tín bán nghi, không thể đưa ra khẳng định chính xác là bản thân có đang mang bầu hay không. Kết quả chỉ được giải đáp khi dùng que thử thai hoặc đến phòng khám kiểm tra.
Ngoài ra, ở một số trường hợp, vào tuần thứ 13 của thai kỳ, một số dấu hiệu mang thai đã từng biểu hiện đột ngột biến mất. Tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng bởi đây là tình trạng bình thường. Nó thường diễn ra khi sức khỏe bà bầu ổn định và sự phát triển của thai nhi được đảm bảo.
4. Mẹ bầu không bị ốm nghén
Rất nhiều trường hợp nữ giới mang bầu nhưng lại không cảm thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Đây có thể là điều may mắn bởi có thể bạn sẽ không phải trải qua tình trạng vật vã, mệt mỏi khi những cơn ốm nghén xuất hiện.
Lúc này, mẹ bầu sẽ trải qua giai đoạn mang thai một cách vui vẻ và thoải mái. Mẹ bầu thường phấn chấn tinh thần, ăn ngon miệng. Đây là những yếu tố đảm bảo cho một thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
5. Triệu chứng mang thai đến muộn
Tình trạng không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai cũng có thể là do ảnh hưởng từ một số tác nhân khiến cho các biểu hiện thai kỳ đến muộn. Trường hợp này thường xuất hiện ở những phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá thụ động.
Các chuyên gia cho biết, một số chất có trong khói thuốc rất nguy hại. Chúng khiến cho biểu hiện mang thai xảy ra không đặc trưng. Hoặc cũng có thể các dấu hiệu mang thai diễn ra muộn hơn so với bình thường.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp không có biểu hiện nhưng vẫn mang bầu. Điều này khiến cho nữ giới không chủ động và chậm trễ trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Do vậy nếu không có dấu hiệu mang thai, không bị ốm nghén nhưng trước đó có quan hệ không an toàn, không có biện pháp tránh thai thì nữ giới nên dùng que thử thai để xác nhận.
Rủi ro khi không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai
Trong một số trường hợp, tình trạng không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai có thể cảnh báo vấn đề bất thường. Trong đó có nguy cơ cao là buồng trứng đa nang hay cảnh báo vấn đề sảy thai. Cụ thể như sau:
1. Cảnh báo tình trạng sảy thai
Không xuất hiện các dấu hiệu mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu không thể cảm nhận được sự liên lạc với con của mình thông qua cảm giác. Điều này càng khiến cho các mẹ bầu lo lắng nhiều hơn.
Thêm vào đó, tình trạng sảy thai cũng có thể tới bất cứ lúc nào mà cũng không gây ra bất cứ dấu hiệu nào. Tốt nhất mẹ bầu cần chú ý đặt lịch thăm khám định kỳ để có thể theo dõi rõ ràng hơn quá trình phát triển của thai nhi.
2. Nguy cơ buồng trứng đa nang
Không ốm nghén có thể là biểu hiện rất bình thường ở nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên không có bất cứ dấu hiệu mang thai nào thì có thể là lời cảnh báo tiềm ẩn về nguy cơ của hội chứng buồng trứng đa nang.
Đây là một trong những vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến ở nữ giới có thể gây ra những bất thường trong thai kỳ. Đặc biệt là khiến cho các mẹ bầu không có dấu hiệu mang thai hay các dấu hiệu không rõ ràng như các mẹ bầu khác. Lúc này, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ để có thể đề phòng các biến chứng xảy ra.
Mẹ bầu cần làm gì khi không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai
Mẹ bầu đừng nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai. Hãy sớm thăm khám và chăm sóc tốt cho sức khỏe. Đây chính là yếu tố giúp dự phòng các trường hợp rủi ro và mang đến thai kỳ khỏe mạnh.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
1. Sớm thăm khám bác sĩ
Không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai đa phần là tình trạng bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường. Điển hình nhất là nguy cơ buồng trứng đa nang hay sảy thai.
Tốt nhất, để yên tâm thì nữ giới nên chủ động thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và dự phòng các trường hợp rủi ro. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khi biết mình có thai. Bởi điều này không chỉ quyết định việc thai vào tử cung an toàn mà còn giúp chăm sóc tốt cho sức khỏe thai kỳ.
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Bổ sung đầy đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Bao gồm cả chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Đảm bảo sự cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần ăn.
- Lập tức loại bỏ các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai.
- Thực phẩm tươi sống, rau củ quả tươi nên được ưu tiên.
- Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
- Không nên tiêu thụ đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị.
- Rượu bia, thức uống chứa caffeine hay nước ngọt có gas cũng không nên sử dụng.
Trong một số trường hợp, không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai có thể cảnh báo tình trạng sảy thai. Vì vậy mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này có thể giúp làm hạn chế nguy cơ sảy thai trong trường hợp này.
3. Dành thời gian nghỉ ngơi
Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi là việc sản phụ cần làm. Đặc biệt là khi không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai. Thay vì quá tập trung vào công việc thì chị em nên để cơ thể được thả lỏng, thư giãn nhiều hơn.
Chú ý tránh thức khuya, nên đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ giấc. Mỗi ngày chị em nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng nhưng có thể nhiều hơn khi đang mang thai. Ngoài ra nên dành thời gian cho hoạt động thể chất phù hợp.
Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu. Tuyệt đối không vận động mạnh hay luyện tập quá sức. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tập luyện đúng cách giúp nâng cao sức khỏe và thể trạng, ổn định hormone trong cơ thể.
4. Giữ tinh thần thoải mái
Như đã đề cập, nhiều nữ giới có tâm lý lo lắng khi không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gián tiếp gây tác động xấu cho sự phát triển của thai kỳ.
Mẹ bầu hãy chú ý giữ cho tinh thần của mình được thoải mái. Trường hợp gặp phải stress, căng thẳng thì nên tìm đến các giải pháp hỗ trợ. Đơn giản như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ với chồng hay người thân…
Không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai là tình trạng nhiều nữ giới gặp phải. Thay vì tỏ ra bất ngờ và lo lắng thì chị em nên sớm thăm khám bác sĩ. Việc làm theo chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp chị em bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
The post Không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có thai? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét