Hội chứng thận hư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Đây là tình trạng khá nguy hiểm cần được điều trị kịp thời để tránh phát sinh các biến chứng. Nắm được những thông tin cần thiết sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc phát hiện cũng như phòng ngừa bệnh cho con mình.
Hội chứng thận hư ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết
Hội chứng thận hư là tình trạng thận bị rò rỉ một lượng lớn protein vào trong nước tiểu. Điều này có thể gây ra một loạt các vấn đề, bao gồm sưng tấy các mô trong cơ thể và làm tăng khả năng nhiễm trùng.
Mặc dù hội chứng thận hư có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi nhưng nó thường được chẩn đoán đầu tiên ở đối tượng trẻ em. Đặc biệt là ở những trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Số liệu thống kê cho thấy, tình trạng này ảnh hưởng tới bé trai nhiều hơn là bé gái.
Có khoảng 1 trong số 50.000 trẻ em được chẩn đoán bị hội chứng thận hư mỗi năm. Trong đó, hội chứng này có xu hướng phổ biến hơn ở những gia đình có tiền sử dị ứng hay những người gốc á. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân vì sao.
Các chuyên gia cho biết, đa phần trẻ em mắc hội chứng thận hư đều đáp ứng tốt với điều trị bằng steroid và không có nguy cơ bị suy thận. Tuy nhiên một số ít trẻ em mắc hội chứng thận hư bẩm sinh có khả năng đáp ứng điều trị kém hơn. Cuối cùng những em bé này có thể bị suy thận và cần phải thực hiện ghép thận.
Trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như sau:
- Sưng phù, thường thấy ở chân, bàn chân, mắt cá chân.
- Trẻ cực kỳ mệt mỏi và luôn tỏ ra khó chịu
- Tích tụ chất lỏng ở vùng bụng
- Tóc xỉn màu, móng tay nhợt hạt
- Nước tiểu có bọt
- Tăng cân và sưng mặt
- Sụn tai kém săn chắc
- Bụng sưng lên kèm theo đau tức
- Không dung nạp thực phẩm hoặc có thể bị dị ứng
Nguyên nhân gây hội chứng thận hư ở trẻ em
Hội chứng thận hư ở trẻ em thường được chẩn đoán là vô căn hay không rõ nguyên nhân. Các nhà nghiên cứu đánh giá, hội chứng thận hư nguyên phát ở trẻ nhỏ có liên kết với một số bệnh hay một số thay đổi di truyền cụ thể khiến thận bị tổn thương.
Trong khi đó, hội chứng thận hư thứ phát ở trẻ nhỏ lại là do một bệnh ký hay nhiễm trùng có từ trước. Đó thường là bệnh tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng gây ra những thay đổi nhất định trong chức năng thận. Ngoài ra, các bệnh bẩm sinh cũng có thể gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em.
1. Hội chứng thận hư ở trẻ sơ sinh
Hội chứng thận hư ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến một số vấn đề bệnh lý sau:
- Bệnh thay đổi tối thiểu: Có liên quan tới tổn thương tại các cầu thận. Tuy nhiên tổn thương chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi điện tử. Nguyên nhân chính xác của bệnh thay đổi tối thiểu hiện vẫn chưa được xác nhận. Nhưng bệnh lý này được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư vô căn ở trẻ nhỏ.
- Xơ vữa cầu thận đoạn khu trú: Đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện sẹo ở các vùng rải rác của thận. Tiêu điểm có nghĩa là chỉ có một số cầu thận bị sẹo. Còn phân đoạn là tổn thương ảnh hưởng tới một phần của cầu thận riêng lẻ.
- Viêm cầu thận tăng sinh màng: Đây là một nhóm các rối loạn có liên quan tới sự lắng đọng của các kháng thể tích tụ trong cầu thận gây dày và tổn thương. Kháng thể được xác định là các protein được hệ miễn dịch tạo ra để bảo vệ cơ thể khỏi các chất lạ như vi khuẩn, virus.
2. Hội chứng thận hư thứ phát ở trẻ em
Một số bệnh phổ biến có thể gây ra hội chứng thận hư thứ phát ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Bệnh tiểu đường: Xảy ra khi cơ thể trẻ không thể sử dụng glucose một cách bình thường.
- Viêm mạch IgA: Một bệnh lý khiến các mạch máu nhỏ trong cơ thể không bị viêm và rò rỉ.
- Viêm gan, viêm gan do virus
- Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
- Lupus – một bệnh tự miễn xảy ra khi cơ thể tự tấn công hệ miễn dịch của chính mình.
- Sốt rét: Bệnh lây truyền qua đường máu do muỗi đốt.
- Nhiễm trùng liên cầu: Một bệnh nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn gây viêm họng hay nhiễm trùng da không được điều trị.
Các nguyên nhân khác gây hội chứng thận hư thứ phát ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc. Chẳng hạn như ibuprofen, aspirin hay các thuốc chống viêm không steroid khác. Ngoài ra tiếp xúc với hóa chất, chẳng hạn như lithium hay thủy ngân cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
3. Hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ và bệnh bẩm sinh
Hội chứng thận hư bẩm sinh hiếm gặp và ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời. Loại hội chứng này đôi khi còn được gọi là hội chứng thận hư ở trẻ sơ sinh, có thể do:
- Dị tật di truyền: Là những vấn đề được truyền từ cha mẹ sang con cái thông qua gen.
- Nhiễm trùng tại thời điểm sinh.
Hội chứng thận hư ở trẻ em có nguy hiểm không?
Các biến chứng của hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ có thể bao gồm:
– Nhiễm trùng:
Khi thận bị tổn thương, trẻ có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn vì cơ thể mất đi các protein bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Lúc này bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc để điều trị nhiễm trùng.
Trẻ em mắc hội chứng thận hư được khuyến cáo là nên chủng ngừa phế cầu khuẩn và tiêm phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng này. Trẻ em cũng nên được tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên bác sĩ có thể trì hoãn một số loại vắc xin sống khi trẻ đang dùng một số loại thuốc nhất định.
– Xuất hiện cục máu đông:
Các cục máu đông có thể ngăn chặn dòng chảy của máu và oxy qua mạch máu ở bất cứ đâu trong cơ thể. Một đứa trẻ có nhiều khả năng hình thành cục máu đông khi chúng bị mất protein qua nước tiểu. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cục máu đông bằng thuốc làm loãng máu.
– Mỡ máu cao:
Khi albumin rò rỉ vào trong nước tiểu, nồng độ albumin trong máu sẽ giảm xuống. Gan tạo ra nhiều albumin hơn để bù đắp lại cho lượng thấp trong máu. Đồng thời, gan cũng sẽ tạo ra nhiều cholesterol hơn. Đôi khi trẻ em có thể cần điều trị bằng thuốc để làm giảm mức cholesterol trong máu.
Chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em
Để chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ, trước hết bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử sức khỏe của con bạn. Ngoài ra các câu hỏi về tiền sử sức khỏe gia đình cũng sẽ được đặt ra.
Một số xét nghiệm sau sẽ được chỉ định để xác định rõ chẩn đoán:
– Xét nghiệm nước tiểu:
Dùng que thử nước tiểu để nhận biết sự xuất hiện của albumin. Ngoài ra còn có thể do tỷ lệ albumin/ creatinine nước tiểu để ước tính lượng albumin đi vào nước tiểu trong khoảng 24 giờ. Nếu tỷ lệ này ở mức cao cho thấy rằng thận đang rò rỉ một lượng lớn albumin vào nước tiểu.
– Xét nghiệm máu:
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của con bạn và gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra tốc độ lọc máu của cần thận hay eGFR. Kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương của thận.
– Siêu âm thận:
Xét nghiệm này không khiến trẻ đau đớn. Siêu âm thận dùng sóng âm thanh và máy tính để tạo ra hình ảnh của các mô trong thận. Bác sĩ có thể xem kích thước và hình dạng của thận. Điều này giúp phát hiện các khối y, sỏi thận, u nang hay các vấn đề sức khỏe khác.
– Sinh thiết thận:
Ở xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô thận nhỏ. Điều này thường được thực hiện qua da bằng kim hay trong khi phẫu thuật. Sau đó mẫu mô sẽ được xem dưới kính hiển vi.
Phương pháp điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và biểu hiện của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp với trẻ. Dưới đây là các giải pháp thường được áp dụng:
1. Steroid
Trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư lần đầu tiên sẽ thường được kê đơn ít nhất 4 tuần thuốc steroid prednisolone. Sau đó là một liều nhỏ hơn cách ngày sẽ được chỉ định trong 4 tuần nữa. Điều này giúp ngăn chặn protein rò rỉ từ thận vào nước tiểu của trẻ.
Khi prednisolone được kê đơn trong thời gian ngắn, thường sẽ không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài. Mặc dù vậy, một số trẻ có thể gặp:
- tăng khẩu vị
- tăng cân
- má đỏ
- thay đổi tâm trạng
Hầu hết trẻ em đều đáp ứng tốt với điều trị bằng prednisolone. Protein thường biến mất khỏi nước tiểu. Đồng thời, tình trạng sưng tấy sẽ giảm trong vài tuần.
2. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu sẽ giúp trẻ đi tiểu nhiều hơn. Đây là giải pháp hữu hiệu được dùng để giúp làm giảm chất lỏng tích tụ. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước tiểu được tạo ra.
3. Thuốc bổ sung
Các loại thuốc khác có thể được sử dụng cùng với hay thay thế steroid nếu tình trạng bệnh của con bạn không thể duy trì bằng steroid hay chúng gặp phải các tác dụng phụ đáng kể.
Các loại thuốc bổ sung được dùng có thể bao gồm:
- levamisole
- cyclophosphamide
- ciclosporin
- tacrolimus
- mycophenolate
- rituximab
4. Truyền albumin
Hầu hết protein bị mất trong hội chứng thận hư là albumin. Nếu các triệu chứng của con bạn trở nên nghiêm trọng, chúng có thể cần nhập viện để được truyền albumin.
Albumin được bổ sung từ từ vào máu trong khoảng vài giờ qua một ống nhựa mỏng gọi là ống cannula. Chúng được đưa vào một trong các tĩnh mạch ở cánh tay của trẻ.
5. Penicillin
Penicillin là loại thuốc kháng sinh cũng có thể được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Thuốc thường được kê đơn khi bệnh tái phát với mục đích làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
6. Thay đổi chế độ ăn
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước và phù nề thêm. Nên tránh cho trẻ ăn đồ ăn sẵn và không thêm nhiều muối khi chế biến món ăn.
7. Chủng ngừa
Trẻ em mắc hội chứng thận hư được khuyên nên chủng ngừa phế cầu khuẩn . Một số trẻ cũng có thể được đề nghị tiêm phòng thủy đậu giữa các đợt tái phát.
Không nên tiêm vắc-xin sống, chẳng hạn như MMR , thủy đậu và BCG trong khi con bạn đang sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của hội chứng thận hư.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới hội chứng thận hư ở trẻ em. Đây là tình trạng bệnh cần chú ý phát hiện và điều trị sớm để kiểm soát tốt, phòng ngừa biến chứng. Ngoài điều trị y tế bằng thuốc thì các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
The post Hội chứng thận hư ở trẻ em và thông tin cần biết appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét