Dấu hiệu thai nhi quay đầu – Mẹ sắp sinh cần nhận biết sớm để chuẩn bị

Dấu hiệu thai nhi quay đầu xảy ra tuần thai thứ 28 với 80% trường hợp mang thai. Mẹ bầu sẽ cảm nhận nhịp tim bé phát ra từ vùng bụng dưới, cú đá mạnh ở phía bụng trên. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy? Tại sao mẹ cần biết dấu hiệu em bé quay đầu?
  • Biểu hiện khi thai nhi quay đầu
  • Đâu là ngôi thai thuận lợi nhất?
  • Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi quay đầu về ngôi thuận

Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy? Vì sao mẹ cần biết dấu hiệu em bé quay đầu?

Vào những tháng cuối thai kỳ, hầu như mẹ bầu nào cũng quan tâm việc bé yêu đã quay đầu hay chưa, việc này được xác định khi bác sĩ siêu âm định kỳ cho mẹ. Bởi nó quyết định phần nào việc mẹ bầu có thể sinh thường hay không. Thông thường, khi thai nhi đã quay đầu tức ngôi thai thuận mẹ có thể sinh thường. Trường hợp thai nhi chưa quay đầu tức ngôi thai nghịch, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì ngôi nghịch sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, có thể gây tử vong với thai nhi và tăng nguy cơ tai biến với mẹ.

Khi nào thai nhi quay đầu? Giữa tuần thứ 29 – 32, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và chào đời. Những thai nhi quay đầu bình thường thì được gọi là ngôi thai thuận. Nhưng cũng có những trường hợp ngôi thai ngược vì thai nhi không chịu quay đầu.

Chính vì vậy các mẹ cần xác định được ngôi thai của mình để nhận ra dấu hiệu em bé quay đầu và có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh đẻ an toàn.

cach-nhan-biet-thai-nhi-quay-dau

Thai nhi quay đầu là dấu hiệu em bé đã bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chào đời (Nguồn ảnh: iStock)

Bạn có thể chưa biết:

Giải đáp tường tận thắc mắc bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu

Thai nhi quay đầu có biểu hiện gì?

Khi bước sang tuần thai 30 trở đi, mẹ nên siêu âm để biết chính xác nhất thai đã xoay đầu hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Làm cách nào để nhận biết những dấu hiệu thai nhi quay đầu? Mẹ hãy để ý xem hiện tại bé đạp ở phần trên hay dưới bụng. Xem bé đã có sự thay đổi về vị trí chưa.

Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29. Còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn. Những dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu:

  • Xác định vị trí đầu của bé bằng cách sờ nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm thai
  • Nếu ấn nhẹ vào vùng quanh xương mu và cảm thấy cứng, tròn thì đó là đầu của con. Nếu là mông con thì vùng đó sẽ mềm hơn
  • Nhờ người khác lắng nghe nhịp tim bé, nếu tiếng phát ra từ vùng bụng dưới thì đó là dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu
  • Thai nhi quay đầu có biểu hiện gì – Tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở bụng dưới cùng những cú đá mạnh ở phía bụng trên. Tiếng đập nhẹ xuất phát từ bàn tay và ngón tay của bé, trong khi các cú đá đến từ đầu gối và bàn chân.

Ngôi thai thuận lợi nhất – Như thế nào thì được gọi là ngôi thuận?

Ngôi thai thuận lợi nhất cho quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống dưới khung xương chậu và quay mặt về phía lưng mẹ. Nghĩa là phần gáy sẽ quay về phía bụng mẹ. Ngôi thai này được gọi là ngôi trước chỏm đầu.

Với tư thế này, khi tử cung mẹ mở trong quá trình sinh, bé sẽ đi vòng qua hông dễ dàng để ra ngoài. Nếu thai nhi nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé (lưỡng đỉnh) cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu.

cach-nhan-biet-thai-nhi-quay-dau

Mẹ bầu nào cũng mong con quay đầu về ngôi thuận để cuộc sinh diễn ra suôn sẻ (Nguồn ảnh: iStock)

Ngôi thai thuận sớm có phải dấu hiệu sinh sớm không?

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, nếu ngôi thai đầu từ tuần 28 trở đi thì mẹ có thể yên tâm chờ đến ngày chuyển dạ. Nếu dựa vào việc thai quay đầu sớm để xác định sinh sớm thì cũng không hoàn toàn đúng mà còn phải dựa vào nhiều dấu hiệu khác như đau bụng, đau lưng, ra dịch hồng… Khi có các dấu hiệu này, tốt nhất thai phụ nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở, do đó chị em nên khám thai thường xuyên ở những tháng cuối để xác định ngôi thai và có biện pháp xoay chuyển ngôi thai nếu cần.

Những khó khăn khi thai ở ngôi ngược

  • Dễ vỡ ối trước và sau khi đau đẻ, dễ bị cạn ối và thai thiếu oxy dễ gây ngạt
  • Em bé khó ra khỏi bụng mẹ, phần chân hoặc mông của bé sẽ ra ngoài trước, rồi đến vai và đầu. Nếu không may sẽ làm bé bị ngạt thở hoặc bị gãy tay chân.
  • Gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé với các ca khó sinh, biến chứng nguy hiểm cho thai phụ.

Bạn có thể chưa biết:

Ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa: Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa sản

Làm thế nào để thai nhi quay đầu về ngôi thuận theo lời khuyên của bác sĩ?

Tư thế ngồi

Mẹ bầu luôn để đầu gối thấp hơn hông. Khi ngồi ghế, ngồi ô tô… mẹ bầu nên sử dụng miếng đệm lót để hông cao hơn đầu gối.

Không nên ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút. Nên lựa chọn chiếc ghế thiết kế có dáng đổ người về phía trước.

Tư thế nằm

Cách làm thai nhi quay đầu? Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi. Giúp bé dễ xoay người.

Tập thể dục

Từ tuần thai thứ 37 trở đi, mẹ bầu nên tập những động tác thể dục sử dụng cả tay, chân, hông để dễ sinh nở. Những mẹ bầu có ngôi thai không thuận khi tập thể dục sẽ giúp ngôi thai dễ xoay chuyển.

Bơi lội

Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể đi bơi. Trong quá trình mẹ bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vài vị trí thuận ngôi. Bơi lội cũng giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thời gian mang thai.

cach-nhan-biet-thai-nhi-quay-dau

Bơi lội rất tốt cho thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)

Giơ chân lên cao

Từ tuần 30 trở đi, mẹ hãy nằm ở tư thế giơ chân lên cao. Cơ thể mẹ nằm theo hướng dốc xuống đầu để bé quay đầu dễ dàng hơn. Lưu ý, mẹ bầu nên thực hiện 3 lần/ngày khi đói bụng để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.

Bài tập với đầu gối – ngực

Mẹ bầu đứng thẳng lưng, sau đó đứng lên ngồi xuống sao cho đầu gối sát vào ngực. Từ tuần thai thứ 30 – 37, chị em nên tập bài tập này 2 lần/ngày trong vòng 5 – 15 phút để thai nhi quay đầu đúng vị trí sinh nở.

Mẹ đã biết các dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu và cách xoay ngôi thai bé về đúng ngôi thuận trước khi chuyển dạ. Hãy chú ý quan sát các dấu hiệu này và chăm sóc thai kỳ thật tốt để sẵn sàng vượt cạn nhé.

Nguồn tham khảo: Thế nào là ngôi thai đầu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Mẹ cần biết gì khi thai nhi trong tư thế ngôi thai ngược!
  • BÉ ĐẠP ÍT – Làm thế nào để kích thích cho thai nhi những lúc "lười đạp"?
  • Thai nhi 32 tuần ngôi chưa thuận – Mẹ phải làm sao?

Vào ngay để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

The post Dấu hiệu thai nhi quay đầu – Mẹ sắp sinh cần nhận biết sớm để chuẩn bị appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét