Bệnh giãn dây chằng lưng khiến người bệnh bị đau ở vị trí cột sống thắt lưng, tính từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông. Có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng này, trong đó các thuốc trị giãn dây chằng lưng sẽ mang đến kết quả điều trị tích cực ban đầu.
Giãn dây chằng lưng là bệnh gì?
Tình trạng giãn dây chằng lưng là một triệu chứng thoái hóa khớp – dây chằng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này thường gặp ở những người trẻ tuổi hoặc trung niên, khi vận động hoặc làm việc quá sức mà ảnh hưởng đến dây chằng. Bất kể là nam hay nữ giới đều có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng, không chỉ xảy ra ở lưng mà tình trạng giãn dây chằng còn xảy ra ở cổ, đầu gối, cánh tay hoặc khớp háng…
Dây chằng là một cấu trúc mô mềm, có khả năng co giãn rất tốt, dây chằng thường nằm bao quanh khớp. Cấu tạo của dây chằng bao gồm nhiều mô sợi thành chùm, mỗi mô sợi gồm các phân tử collagen liên kết chặt chẽ với nhau. Vai trò chính của dây chằng giúp tạo sự kết nối các khớp lại với nhau, dây chằng nằm trên hoặc dưới các đầu khớp, với tác dụng chính là bảo vệ đầu khớp khỏi va đập khi vận động.
Tình trạng giãn dây chằng thường xảy ra ở các khu vực như vùng đầu khớp gối, một hoặc hai bên cột sống, cổ, cánh tay, hoặc thắt lưng,… Nếu như các dây chằng này, vì nguyên nhân nào đó mà bị kéo căng quá mức sẽ bị giãn mà gây đau nhức cho người bệnh. Tình trạng giãn dây chằng có thể xảy ra từ mức nhẹ, tương tự như bong gân hoặc trật khớp tạm thời khi bạn vận động sai tư thế, tai nạn hoặc va chạm mạnh. Hoặc dây chằng bị giãn mãn tính, khiếp khớp xương lỏng lẻo do tính chất công việc, người bệnh phải mang vác nặng, khớp xương chịu nhiều áp lực trong quá trình lao động.
Nguyên nhân nào gây ra giãn dây chằng
Nhiều nguyên nhân giãn dây chằng, trong đó nguyên nhân chính đến từ các chấn thương trong vận động là thường gặp nhất. Do dây chằng là bộ phận chịu lực lớn của hầu hết các vận động trên cơ thể, vì thế khi dây chằng bị giãn sẽ rất khó có thể phục hồi về trạng thái ban đầu. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến dây chằng bị kéo căng:
- Do sai tư thế: Làm việc hoặc vận động sai tư thế lâu ngày sẽ làm dây chằng bị giãn và lỏng lẻo. Đối với những người thường xuyên phải làm việc và lao động nặng, khi mang vác vật nặng không đúng cách có thể khiến dây chằng bị giãn. Điều này đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng đến dây chằng các các khớp, đầu khớp bao xương. Đặc biệt là với các môn thể thao dùng sức như điền kinh, đẩy tạ, chống đẩy hoặc đạp xe… Nếu như tình trạng đau nhói xảy ra khi bạn đột ngột dùng sức, đổi tư thế, cần đề phòng nguy cơ giãn dây chằng.
- Lao động quá sức: Ở những người làm việc nặng nhọc, đặc biệt là các công việc như thợ xây, công nhân, tài xế,… thì tình trạng tổn thương xương khớp, đặc biệt là dây chẳng xảy ra rất phổ biến. Việc khuân vác hoặc bưng bê các độ vật nặng cần rất nhiều sức lực của cơ bắp, đồng thời làm kéo căng dây chằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì hệ thống dây chằng sẽ bị kéo căng quá mức và liên tục, từ đó dẫn đến hiện tượng giãn dây chằng.
- Chấn thương: Tai nạn nghề nghiệp, té ngã khiến dây chằng nối giữa các khớp bị va đập mạnh. Không chỉ gây tổn thương đến dây chằng mà các khớp xung quang khu vực va đập cũng dễ bị ảnh hưởng. Nếu bạn nhận thấy tình trạng sưng đau xảy ra sau khi chấn thương, tại khớp căng cứng và không cử động được thì cần thăm khám sớm. Trong đa số trường hợp, dây chằng sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu sau vài ngày. Tuy nhiên nếu cơn đau nhức xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu đứt dây chằng hoặc nứt, gãy xương.
- Do bệnh ở xương khớp: Các vấn đề ở xương khớp cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giãn dây chằng. Đặc biệt là khi người bệnh bị viêm cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm mãn tính… Các biến chứng lâu năm sẽ làm tổn thương đến mô xung quanh và làm dây chằng bị giãn.
- Do tuổi tác: Người tuổi càng cao thì các vấn đề xương khớp càng dễ xảy ra. Lỏng dây chằng hoặc giãn dây chằng là biểu hiện bình thường khi cơ thể chúng ta bước vào giai đoạn lão hóa. Tương tự như những cơ quan khác, theo thời gian thì số lượng collagen cấu tạo chính nên dây chằng không được sản xuất nữa. Điều này khiến dây chằng thoái hóa và không thể hồi phục về cấu trúc ban đầu. Thông thường sau độ tuổi 50, dây chằng bước vào giai đoạn lão hóa khiến các khớp xương trở nên lỏng lẻo và yếu ớt hơn.
Bị giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?
Tình trạng giãn dây chằng đơn giản có thể gây đau nhức trong thời gian ngắn, tại vị trí bị tổn thương sẽ sưng to lên nhưng nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên ở các dạng chấn thương nặng, việc đi lại hay vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dây chằng giãn khiến cho khớp xương bị lỏng lẻo. Từ đó phát sinh thành nhiều biến chứng nguy hiểm như tình trạng đứt dây chằng, viêm dây chằng,…
Tùy theo mức độ giãn dây chằng nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể vận động, đi lại bình thường hoặc đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Tuy nhiên nhìn chung tình trạng giãn dây chằng lưng không phải là căn bệnh nghiêm trọng, bệnh không đe dọa đến tính mạng. Nhìn chung bệnh sẽ ảnh hưởng đến thể chất, vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh người bệnh hoàn toàn cũng có thể điều trị được.
Khi bị giãn dây chằng lưng, người bệnh sẽ được khuyến cáo hạn chế vận động. Do nếu vận động mạnh hoặc làm việc nặng trong thời gian này có thể gây đứt dây chằng hoàn toàn. Đứt dây chằng là biến chứng nguy hiểm nhất, dây chằng sau khi đử rất khó phục hồi lại về trạng thái ban đầu, nguy cơ viêm dây chằng sau đó rất cao. Ngoài ra nếu phẫu thuật nối dây chằng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống nguy hiểm.
Các thuốc trị giãn dây chằng lưng hiệu quả
Giải đáp cho câu hỏi người bị giãn dây chằng lưng uống thuốc gì, các chuyên gia xương khớp nhận định hiện nay chưa có thuốc đặc trị vấn đề này. Mục đích sử dụng thuốc để làm giảm các cơn đau, kháng viêm, giảm sưng tấy và phòng ngừa nguy cơ đứt dây chằng hoặc các biến chứng xấu hơn. Cụ thể bệnh nhân sẽ được phép sử dụng các loại thuốc sau đối phó với triệu chứng:
Các loại thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau là cách đơn giản và được áp dụng phổ biến trong điều trị giãn dây chằng lưng. Trong đó Paracetamol, Tylenol được sử dụng chủ yếu. Các loại thuốc này có công dụng giảm đau, chống sưng, kháng viêm, đồng thời giúp làm dịu đi sự căng cứng ở cơ và dây chằng. Tuy nhiên các loại thuốc giảm đau chỉ thường được sử dụng như một biện pháp tạm thời. Lạm dụng thuốc lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, người bệnh lạm dụng thuốc sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh. Do đó thuốc giảm đau chỉ được phép sử dụng cho những cơn đau cấp tính.
Thuốc có thành phần glucosamine
Thành phần rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động bôi trơ, giảm ma sát cho khớp, gân, dây chằng là glucosamine. Đây là một loại đường tự nhiên tồn tại trong phần chất lỏng và các mô đệm của khớp. Người bệnh bị giãn dây chằng lưng có thể bổ sung glucosamine dưới dạng viên uống bổ sung. Hoặc các loại dầu lạnh có thành phần glucosamine cũng có hiệu quả tốt trong việc giảm thiểu cơn đau do tắc nghẽn máu huyết gây ra.
Thuốc có Collagen type 1 và mucopolysacharides
Hai thành phần này chiếm vai trò rất quan trọng trong cấu trúc của khớp, sụn và dây chằng. Các cơ quan này có cấu trúc cấu tạo từ các collagen type 1 xếp song song với nhau, trong đó có lớp chất nền ngoại bào mucopolysaccharide cùng một số tế bào gân. Trong cấu trúc dây chằng có đến hơn 90% trọng lượng, vì thế khi bị viêm dây chằng hoặc lỏng lẻo dây chằng thì bổ sung collagen trở nên rất cần thiết. Các loại thuốc hoặc viên uống bổ sung collagen sẽ giúp dây chằng của người bệnh được dẻo dai và khả năng chịu lực của gân, dây chằng cải thiện tốt hơn.
Ngoài ra Mucopolysaccharides cũng là một thành phần quan trọng trong cấu trúc dây chằng. Chúng được bổ sung kết hợp với proteoglycan và glucoprotein, các yếu tố chính cấu trúc nên sợi collagen. Các thành phần này là cơ sở hình thành nên bó sợi collagen – nguyên liệu chính tạo thành dây chằng. Hiện nay các loại thuốc chứa collagen và Mucopolysaccharides thường nằm trong nhóm thực phẩm chức năng bổ sung để cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Thuốc có thành phần Chondroitin sulfate
Các loại thực phẩm chức năng có thành phần Chondroitin cũng thường được chỉ định trong thời gian điều trị giãn dây chằng lưng. Chondroitin là thành phần chính cấu tạo nên sụn khớp, xương, da, chúng nằm trong cấu trúc giác mạc mắt và thành các động mạch. Do đó có thể xem đây là nguyên liệu cấu tạo nên bó sợi của dây chằng, giúp duy trì sự đàn hồi dẻo dai cho dây chằng. Trong đó Chondroitin sulfate có tác dụng như một loại thuốc giúp cải thiện chứng viêm xương khớp, hỗ trợ giảm đau trước các triệu chứng thoái hóa khớp xương, đau nhức nói chung.
Ngoài ra Chondroitin cũng có khả năng ức chế enzym elastase – đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa sụn khớp, dây chằng. Chondroitin không phải là thuốc mà chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung đơn độc, hoặc kết hợp cùng Glucosamine, MSM, sụn cá mập…. Ngoài ra cũng có loại Chondroitin bôi ngoài da dưới dạng thuốc mỡ để giảm đau lâu dài.
Lưu ý khi điều trị giãn dây chằng lưng
Một số trường hợp sơ cứu không kịp thời khi bị giãn dây chằng lưng khiến dây chằng tổn thương nặng. Do đó để phòng tránh nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn, khi có tai nạn thì người bệnh cần sơ cứu ngay. Tương tự như các chấn thương bong gân, trật khớp, bạn xử lý theo từng bước đơn giản sau:
- Khi bị giãn dây chằng cần phải hạn chế các vận động ngay, nếu người bệnh vẫn tiếp tục vận động sẽ khiến dây chằng bị kéo căng và đứt, khó có thể phục hồi về cấu trúc ban đầu.
- Khi bị căng dây chằng bạn không nên tác dụng nhiệt nóng lên vùng bị thương, nếu dán cao hoặc dùng dầu nóng xoa bóp sẽ khiến dây chằng và vùng cơ căng thêm.
- Sử dụng túi chườm lạnh khi bị căng dây chằng sẽ giúp giảm đau, phòng tránh xảy ra tình trạng đông máu và sưng.
Khi bị giãn dây chằng lưng, người bệnh sẽ rất đau. Bên cạnh sử dụng các thuốc trị giãn dây chằng lưng, đầu tiên người bệnh cần thực hiện giảm đau bằng thao tác đơn giản. Những cách giảm đau tại nhà bạn có thể thực hiện như sau:
Nghỉ ngơi tại chỗ
Tư thế nghỉ ngơi giúp dây chằng ổn định vị trí nhất là nằm ngửa và thả lỏng cơ thể. Bằng cách nghỉ ngơi tại chỗ khi bị đau, bạn có thể cố định dây chằng và giúp dây chằng không bị lỏng lẻo và đứt. Khi nằm nghỉ bạn nên chọn mặt phẳng êm, nằm thẳng, đầu, vai, mông và gót chân áp sát vào mặt giường. Bạn cũng không nên nằm trên mặt đệm quá dày hay lúc sẽ gây đè ép cơ và mạch máu.
Dùng nẹp cố định
Dùng nẹp cố định khu vực dây chằng lưng bị giãn sẽ giúp giảm đau khi vận động, đồng thời bảo vệ vùng bị tổn thương khỏi các ngoại lực bên ngoài. Ngoài ra sử dụng nẹp cố định cũng giúp cho dây chằng được bó hẹp lại, không để xảy ra tình trạng căng giãn quá mức. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng bảo vệ và giảm đau trong thời gian ngắn, không có hiệu quả bảo vệ dây chằng một cách tuyệt đối.
Xoa bóp / massage
Phương pháp xoa bóp, massage mang lại những hiệu quả nhất định trong việc giảm đau do giãn dây chằng gây ra. Khi xoa bóp, massage thì bạn không nên sử dụng dầu nóng. Có thể sử dụng dầu oliu để lan da mềm hơn và dễ thao tác. Thời gian thực hiện khoảng 30 phút/lần, vị trí massge và xoa bóp xung quanh khu vực giãn dây chằng. Phương pháp này cũng giúp người bệnh điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu xảy ra.
Chườm ngải cứu
Trong nhiều bài thuốc dân gian có hướng dẫn cách sử dụng ngải cứu để giúp giảm đau khi bị chấn thương. Những thành phần có trong ngải cứu như cholin, flavonoid,… đều có công dụng giảm đau hiệu quả. Nhờ đó mà ngải cứu thường được sử dụng như một bài thuốc điều trị đau nhức, sưng khớp, chấn thương tại nhà. Bằng cách chườm ngải cứu sẽ giúp kích thích lưu thông máu giúp vết thương sớm phục hồi.
Đầu tiên bạn dùng ngải cứu đã qua rửa sạch, để ráo nước đem sao sơ cùng với giấm. Sau đó nhân lúc ngải cứu còn nóng ấm bạn cho vào khăn chườm tại vùng bị tổn thương khoảng 20 phút. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần đến khi khu vực dây chằng lưng bị giãn hết đau hẳn thì có thể dừng lại.
Giãn dây chằng lưng khi nào cần mổ?
Chủ yếu bệnh nhân bị giãn dây chằng lưng sẽ được hướng dẫn điều trị theo hướng bảo tồn. Đối với điều trị ngoại khoa ( phẫu thuật ), bác sĩ còn căn cứ vào loại dây chằng bị tổn thương, độ tuổi người bệnh, nhu cầu vận động để cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp phẫu thuật thường không được áp dụng trong điều trị giãn dây chằng lưng. Tuy nhiên căn bệnh này cũng có tiến triển mãn tính, khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tích cực thì các can thiệp ngoại khoa sẽ được cân nhắc thực hiện. Quan trọng là sau thời gian điều trị ngoại khoa tại bệnh viện, khi về nhà bệnh nhân cần phải tiếp tục nghỉ ngơi và chăm sóc, vận động khoa học.
Phương pháp mổ dây chằng có hai lựa chọn là mổ mở theo cách truyền thống và mổ nội soi. Dây chằng có thể bị loại bỏ nếu không thể phục hồi, hoặc thay thế bằng dây chằng nhân tạo. Khi đến khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương vùng cột sống ở lưng, đồng thời tìm hiểu về bệnh sử hoặc những lần phẫu thuật cột sống trước đó nếu có. Đồng thời bệnh nhân sẽ được đánh giác mức độ giãn dây chằng cùng nguy cơ biến chứng thông qua thực hiện chụp MRI (cộng hưởng từ). Từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Các thuốc trị giãn dây chằng lưng tốt nhất hiện nay được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng loại thuốc này, thay vào đó nên thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp. Quan trọng hơn hết là người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ và hạn chế vận động nặng để dây chằng có thời gian phục hồi tự nhiên.
Bài viết liên quan:
The post Các thuốc trị giãn dây chằng lưng tốt nhất và lưu ý appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét