Cà phê có hại cho thận không? Thận yếu có nên uống?

Cà phê là thức uống được nhiều người ưa thích tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Liệu cà phê có hại cho thận không? Bị thận yếu có nên uống? Những thắc mắc thường gặp này sẽ được giải đáp cùng nội dung bài viết dưới đây.

cà phê có hại cho thận không
Tìm hiểu cà phê có hại cho thận không? Thận yếu có nên uống?

Uống cà phê có hại cho thận không?

Đối với nhiều người, cà phê chính là thức uống không thể thiếu vào mỗi buổi sáng. Thức uống này có thể giúp họ tỉnh táo để bắt đầu ngày mới. Thực tế cho thấy, uống cà phê còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ một lượng cà phê phù hợp mỗi ngày sẽ giúp bạn nhận được một số lợi ích sau:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện khả năng tư duy
  • Hỗ trợ đốt cháy chất béo
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Phòng ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson
  • Bảo vệ gan
  • Cải thiện tâm trạng và chống trầm cảm
  • Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ
  • Làm chậm quá trình lão hóa

Ngoài những lợi ích mang lại thì việc tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây ra một số tác dụng ngược nguy hại cho sức khỏe. Điển hình như gây lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, đau dạ dày, đau đầu, khó ngủ…

Nhiều người còn thắc mắc rằng “Liệu cà phê có hại cho thận không?”. Các chuyên gia cho biết, tiêu thụ một lượng vừa đủ cà phê mỗi ngày hoàn toàn không gây ra các vấn đề đáng quan ngại cho hoạt động của thận.

cà phê có hại thận không
Uống cà phê có hại thận không còn tùy thuộc vào lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày

Tuy nhiên, câu trả lời cho vấn đề uống cà phê có hại cho thận không còn phụ thuộc phần nhiều vào lượng cà phê được tiêu thụ. Trường hợp uống quá nhiều cà phê thì việc phát sinh các rủi ro cho thận là khó tránh khỏi. Cụ thể như sau:

  • Mặc dù không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng Caffeine có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển các nang ở thận ở những người mắc bệnh thận đa nang.
  • Uống cà phê thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi oxalate trong thận. Bởi cà phê chính là một trong những nguồn cung cấp oxalate chính cho cơ thể.
  • Chưa kể đến, một số chất phụ gia được thêm vào cà phê có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là caffeine. Đặc biệt là các phốt phát hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận.
  • Ngoài ra, việc uống quá nhiều cà phê còn ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng thận. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tăng huyết áp khi uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Nhất là ở những người cao tuổi.

Như vậy có thể thấy rằng, một lượng cà phê phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều cà phê không chỉ gây hại cho thận mà còn làm phát sinh các triệu chứng bất thường khác. Đối với những người trẻ tuổi khỏe mạnh, có thể uống 2 – 3 ly cà phê/ ngày (mỗi ly chứa 100 – 200mg caffeine) mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người bị thận yếu có nên uống cà phê không?

Thận yếu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng suy giảm chức năng của thận. Tình trạng này khiến cho thận bị giảm khả năng lọc máu cũng như đào thải độc tố. Khi mắc phải bệnh lý này người bệnh được khuyên là nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp.

Xoay quanh vấn đề điều chỉnh chế độ ăn uống, nhiều người đặt ra câu hỏi “thận yếu có nên uống cà phê không?”. Như đã đề cập, cà phê là thức uống có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu tiêu thụ với lượng phù hợp. Còn nếu uống quá nhiều thì cà phê có thể gây ra các vấn đề không lành mạnh cho sức khỏe của thận.

Riêng đối với bệnh thận yếu, uống cà phê có được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, một lượng caffein có những tác động tích cực tới tiến triển của bệnh. Do caffein có thể kích thích hoạt động bài tiết của bàng quang. Từ đó loại bỏ các chất độc hại đang tích tụ trong thận. Ngoài ra, một lượng lớn các chất chống oxy hóa trong cà phê còn hữu ích với việc bảo vệ và duy trì chức năng thận.

thận yếu uống cà phê được không
Cà phê là thức uống không được khuyến khích sử dụng khi mắc bệnh thận yếu

Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này vẫn chưa thật sự rõ ràng. Điều này chưa đủ để chứng minh việc uống cà phê hoàn toàn hữu ích cho những người mắc bệnh thận yếu. Trong khi đó, không ít nghiên cứu lại cho kết quả trái ngược, sự kích thích bàng quang hoạt động quá mức của caffein lại gây áp lực cho thận. Từ đó khiến tình trạng thận yếu nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, như đã nói, uống nhiều cà phê còn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Những nghiên cứu về tác dụng của cà phê với những người bị thận yếu còn chưa rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh tiêu thụ thức uống này quá nhiều. Thỉnh thoảng uống 1 ly cà phê có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên việc uống quá nhiều lại tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn. Để chắc chắn hơn về việc “cà phê có hại cho thận không? thận yếu có nên uống không? thì tốt nhất người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý khi mắc bệnh thận yếu

Thận là cơ quan đóng vai trò thanh lọc cơ thể và đào thải các chất cặn bã. Ngoài ra còn giữ chức năng điều tiết nồng độ điện giải, sản xuất hồng cầu và ổn định huyết áp.

Chức năng thận suy yếu không chỉ khiến sức khỏe đi xuống và còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Ngoài quan tâm đến vấn đề ” Thận yếu có nên uống cà phê không?” thì người bệnh cần chú ý thực hiện các giải pháp giúp phục hồi chức năng thận.

Dưới đây là một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý:

1. Uống đủ nước mỗi ngày

Để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, bạn cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước. Điều này càng trở nên quan trọng hơn với những người đang bị bệnh thận yếu.

Uống đủ nước sẽ hỗ trợ làm giảm áp lực thanh thải độc tố cho thận đang tổn thương. Bên cạnh nước lọc thì bạn có thể uống thêm một số loại nước ép từ rau củ quả tươi. Điển hình như nước ép dưa hấu, dâu tây, củ dền, dứa… Tránh dùng cà phê, trà đặc, rượu bia hay các loại nước ngọt đóng chai.

Việc uống đủ nước là rất cần thiết. Tuy nhiên sau 22 giờ bạn không nên bổ sung thêm nước cho cơ thể. Bởi lúc này việc uống nước khiến khiến cho thận không có thời gian nghỉ ngơi, phải làm việc ngoài giờ. Điều này khiến chức năng thận càng bị suy giảm nghiêm trọng hơn.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bên cạnh việc uống đủ nước thì người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Điều này không chỉ tốt cho chức năng thận mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

lưu ý khi bị thận yếu
Người bị thận yếu được khuyên là nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống cho người bị thận yếu cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cân bằng các thành phần dưỡng chất. Đảm bảo bổ sung đủ chất đạm, chất xơ, chất béo lành mạnh, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Nên tăng cường bổ sung súp lơ, lòng trắng trứng, mè đen, trái cây có màu sẫm, hành tây…
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều muối đường hay gia vị.
  • Tuyệt đối tránh tình trạng nhịn ăn sáng.
  • Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, mỗi bữa nên ăn lượng thức ăn phù hợp.
  • Tránh tình trạng ăn tối muộn hay ăn quá nhiều vào buổi tối.

3. Không uống rượu bia, hút thuốc lá

Người bị thận yếu được khuyên là cần sớm từ bỏ các thói quen hút thuốc lá hay uống rượu bia thường xuyên. Số liệu thống kê cho thấy, uống 3 – 4 cốc rượu mỗi ngày trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận mạn.

Còn việc hút thuốc lá nhiều sẽ khiến protein xấu tích tụ trong nước tiểu. Từ đó khiến thận phải hoạt động quá sức, dẫn tới suy giảm chức năng. Vừa hút thuốc vừa uống rượu có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận mạn lên gấp 5 lần.

4. Ngủ đủ giấc

Để đảm bảo sức khỏe, một người trưởng thành cần phải ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng/ ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi lại năng lượng sau 1 ngày dài làm việc mệt mỏi.

Trường hợp thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. Điều này trực tiếp khiến chức năng của thận suy giảm. Chính vì vậy, người bị suy thận cần chú ý ngủ đủ giấc mỗi ngày.

bị thận yếu cần lưu ý gì
Người bị thận yếu nên ngủ đủ giấc để hỗ trợ cải thiện chức năng thận

Tránh làm việc quá sức, giảm khối lượng công việc xuống để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Nên đi ngủ trước 23 giờ và cố gắng ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng đồng hồ/ ngày.

5. Đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Rất nhiều người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu. Thói quen này có thể bắt nguồn thụ động từ tâm lý luôn muốn giải quyết xong công việc, sau đó mới đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến chức năng thận thì duy trì thói quen nhịn tiểu còn tác động xấu đến các cơ quan khác trong hệ tiết niệu.

Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm gián đoạn quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài. Từ đó gây ra nhiều sức ép cho bàng quang khiến bàng quang bị căng tức do phải chịu nhiều áp lực.

Hơn nữa, việc nước tiểu không được đào thải ra bên ngoài kịp thời sẽ khiến cho độc tố tích tụ và trào ngược lại thận. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm thận, sỏi thận. Điều này khiến chức năng thận bị suy yếu. Chính vì vậy, bạn cần tập thói quen đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.

6. Thường xuyên tập thể dục

Dành khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt. Hơn nữa, việc thường xuyên tập thể dục cũng sẽ rất hữu ích cho hoạt động và chức năng thận.

Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Từ đó làm giảm bớt áp lực hoạt động cho thận. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chức năng thận. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh thận yếu.

Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ vấn đề “Cà phê có hại cho thận không? Thận yếu có nên uống không?”. Đồng thời đề cập đến các vấn đề cần lưu ý khi bị thận yếu để hỗ trợ cải thiện chức năng thận, tránh gây hại cho sức khỏe. Duy trì các thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt chính là liều thuốc tự nhiên hữu ích với những người đang bị thận yếu.

Có thể bạn quan tâm:

The post Cà phê có hại cho thận không? Thận yếu có nên uống? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét