Biến chứng viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng và không được điều trị kịp thời. Ngay từ ban đầu, người bệnh có thể kiểm soát bệnh sớm để phòng ngừa những diễn biến xấu hơn xảy ra.
Những điều cần biết về bệnh viêm tuyến nước bọt
Nước bọt có vai trò chính là hỗ trợ người bệnh tiêu hóa thức ăn, ngoài ra lượng enzym có trong nước bọt cũng có tác dụng giúp miệng được làm sạch liên tục. Nhờ có nước bọt mà vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng được rửa sạch, tạo môi trường cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Vì thế khi tuyến nước bọt bị vô hiệu hóa, sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bệnh viêm tuyến nước bọt xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng tại khu vực này. Không chỉ gây đau nhức tại tuyến nước bọt nằm tại khu vực hàm, bệnh còn gây đau nhức và viêm ống dẫn thanh quản. Do các vi khuẩn và virus gây bệnh có thể di chuyển và sinh sôi nhiều về số lượng nên ổ viêm sẽ lan rộng ra hơn khi không được điều trị sớm. Ngoài ra tình trạng nhiễm trùng cũng làm hoạt động tiết nước bọt giảm, gây khô họng và làm lớp niêm mạc bị viêm.
Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt phổ biến nhất là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Chúng được tạo ra từ môi trường kém vệ sinh trong khoang miệng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh bao gồm: liên cầu khuẩn Streptococcus viridans, vi khuẩn Haemophilus influenzae, khuẩn Streptococcus pyogenes và khuẩn Escherichia coli (E.coli). Khi các vi khuẩn này không được kiểm soát, chúng sẽ nhân lên với số lượng lớn và làm tắc nghẽn hoặc viêm ống tuyến nước bọt.
Đây cũng là các loại vi khuẩn gây ra bệnh quai bị , làm tăng nguy cơ nhiễm Virus cúm A và virus á cúm type I và II; Herpes. Chúng cũng là nguyên nhân tạo sỏi tuyến nước bọt; làm ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn và nổi hạch.
Biến chứng viêm tuyến nước bọt
Những biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm tuyến nước bọt là: áp xe hàm miệng, viêm tuyến dưới hàm, viêm hàm,… với biểu hiện chung là tình trạng đau ở lưỡng và sàn miệng. Nếu như cảm nhận kỹ, người bệnh có thể nhận thấy vùng niêm mạc dưới lưỡi sưng to hơn. Các biến chứng viêm tuyến nước bọt mà người bệnh có thể gặp phải là:
Sỏi tuyến nước bọt
Biến chứng sỏi tuyến nước bọt là nguyên nhân khiến hàm của người bệnh sưng phồng to, tình trạng sưng lan rộng đến khu vực ống Wharton. Các cơn đau này có thể kéo dài liên tục, nếu được nhổ mạnh ra ngoài sẽ ra viên sỏi nhỏ. Trong trường hợp phải phẫu thuật lấy sỏi ra, bệnh nhân sẽ phải trải qua tiểu phẫu đơn giản. Sau khi điều trị không để lại di chứng, vùng bị viêm cũng không còn sưng đau.
Áp xe vùng sàn miệng
Biến chứng sưng và viêm tấy ở quanh vùng sàn miệng là biểu hiện của biến chứng áp xe. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội ở vùng sàn miệng, tình trạng đau nghiêm trọng lan lên tai, ăn uống và thở cũng gây đau đớn. Tình trạng đau nhức chỉ thuyên giảm khi mủ được loại bỏ hoàn toàn khỏi lỗ ống. Những biểu hiện của áp xe rất dễ nhận biết, bệnh nhân có thể bị sốt, sưng phù quanh diện tích áp xe. Nếu như áp xe không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng mạn tính, triệu chứng có thể lan rộng ra vùng sàn miệng, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Viêm tuyến dưới hàm
Biến chứng viêm tuyến dưới hàm xảy ra khi virus và vi khuẩn lan rộng đến tuyến hàm dưới. Viêm tuyến dưới hàm xảy ra khi ống Wharton bị viêm nhiễm nghiêm trọng, hoặc sự hình thành các sạn sỏi gây ra. Khi bị viêm tuyến dưới hàm, khu vực hàm dưới của bệnh nhân sưng to, không thấy được xương hàm và một bên mặt và cổ bị phù nề lớn.
Biến chứng viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tuyến nước bọt gây đau nhức và khó chịu do tại khu vực viêm nằm trong khu vực hàm. Khi viêm sẽ khiến hàm sưng to rất khó chịu, ngoài ra triệu chứng cũng sẽ gây đau nhức nghiêm trọng, ở những trường hợp nặng còn có thể gây áp xe ở tuyến nước bọt.
Ban đầu bệnh nhân sẽ chỉ cảm nhận cơn đau nhức thông thường, sau đó biểu hiện sẽ nghiêm trọng hơn. Tuyến nước bọt không hoạt động làm miệng khô, mất vị giác và mất nước. Kén ăn lâu ngày cũng khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, hơi thở của người bệnh cũng dễ bị hôi hơn.
Nếu như khu vực tuyến nước bọt bị sưng nhiều hơn 3 ngày, người bệnh nên thận trọng trước nguy cơ biến chứng. Thăm khám ngay khi bạn nhận thấy những triệu chứng như cứng hàm, nhai khó, không thể mở to miệng được, hoặc nếu bạn nhận thấy có mủ trong miệng, đây có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng áp xe. Thận trọng nếu bạn nhận thấy cơn đau ở vùng mặt, quanh khu vực hàm bị đỏ hoặc sưng, nếu như vùng viêm bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện khác như sốt hoặc ớn lạnh.
Biến chứng áp xe ở tuyến nước bọt do ổ viêm lan rộng hình thành rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị sốt cao kéo dài và buồn nôn. Tuyến nước bọt nằm gần khu vực thực quản và khí quản, khi sưng to sẽ khiến người bệnh bị khó thở hoặc khó nuốt, sức khỏe người bệnh cũng diễn biến xấu đi. Xung quanh khu vực áp xe có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nếu như không được điều trị sớm, mủ có thể tích tụ lại và khiến ổ áp xe bị vỡ.
Ở những trường hợp hiếm gặp hơn, triệu chứng viêm tuyến nước bọt cũng sẽ gây phì đại và hình thành khối u ác tính ở tuyến nước bọt. Đồng thời, người bệnh cũng có thể nhận thấy các khối u này phát triển rất nhanh, chúng chèn ép lên dây thần kinh và khiến người bệnh bị mất cử động ở vùng mặt. Tùy theo những vị trí áp xe mà bệnh nhân sẽ nhận thấy cơn đau nhức tiến triển tồi tệ hơn, đa số đều không đáp ứng điều trị với thuốc giảm đau.
Ngoài ra biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm tuyến nước bọt là khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng, các vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ lây lan và gây đa nhiễm trùng, nhiễm trùng máu. Biến chứng nhiễm trùng da hoặc viêm họng Ludwig – biến chứng viêm mô tế bào xảy ra ở phía dưới của miệng có thể gây ung thư miệng nếu như không được chữa trị kịp thời.
Phương pháp điều trị phòng biến chứng viêm tuyến nước bọt
Đối với những bệnh nhân mới khởi phát viêm tuyến nước bọt, cần điều trị càng sớm càng tốt để bệnh không biến chứng nguy hiểm hơn. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá qua tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp giảm sưng đau tạm thời cho người bệnh.
Nếu như tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở mức cơ bản, không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Đối với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ đáp ứng điều trị với kháng sinh, tuy nhiên nếu do virus gây ra viêm mủ hoặc sốt cao thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau, kết hợp chống nhiễm trùng.
Trường hợp bệnh nhân bị áp xe sẽ được dẫn lưu để loại bỏ mủ trước, điều này nhằm giúp ổ áp xe không bị biến chứng nặng hơn. Song song đó người bệnh vẫn phải kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ cần được phẫu thuật đơn giản để loại bỏ ổ viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng lây lan.
Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn hay virus. Song song đó bệnh nhân cũng cần chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước để không bị khô miệng, ngăn mất nước, đồng thời giúp giảm đau và giảm sốt hiệu quả hơn.
Khi mới bị viêm tuyến nước bọt, triệu chứng không quá nghiêm trọng nên người bệnh hoàn toàn có thể chăm sóc cải thiện tại nhà. Bằng cách đơn giản sau sẽ giúp tình trạng viêm giảm bớt đau đớn:
- Uống hơn 2L nước hàng ngày nhằm giúp tuyến nước bọt hoạt động bình thường và giữ răng miệng, vòm họng được sạch sẽ
- Để giảm đau nhức, người bệnh nên chườm nước ấm vào vùng bị viêm nhiễm để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh.
- Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm trước và sau khi ngủ, bằng cách này sẽ giúp vi khuẩn vòm miệng không gây hại.
- Bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm một lát chanh nhằm giúp kích thích sản xuất nước bọt và giảm sưng.
Ung thư tuyến nước bọt – Biến chứng viêm tuyến nước bọt lâu năm
Tỷ lệ biến chứng ung thư tuyến nước bọt ở bệnh nhân viêm tuyến nước bọt lâu năm không xảy ra phổ biến. Ung thư thường xảy ra ở phía trước của tuyến nước bọt ở mang tai, chiếm khoảng 70% khả năng ung thư trong số 3 tuyến nước bọt lớn. Viêm tuyến nước bọt nổi hạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ u ác tính, điều này chỉ được phát hiện khi bệnh nhân tiến hành xét nghiệm tế bào ung thư.
Đa phần các khối u ở tuyến nước bọt là lành tính, trong đó hơn 75% u tuyến nước bọt phụ là khối u ác tính. Thời gian ủ bệnh ung thư có thể kéo dài trong nhiều năm, ban đầu người bệnh sẽ không nhận thấy những biểu hiện bất thường. Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh và kiểm tra sức khỏe khi triệu chứng phát triển ở giai đoạn muộn. Trong đó những dấu hiệu bất thường mà người bệnh nên cảnh giác thăm khám sớm là:
- Vùng bên hàm, phía bên cổ hoặc miệng sưng bất thường
- Khó cử động hoặc tê buốt, không có cảm giác ở một phần khuôn mặt.
- Xảy ra tình trạng đau ê dai dẳng ở một bên tuyến nước bọt.
- Thời gian dài người bệnh bị khô miệng, khó nuốt.
Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy cơ biến chứng thành ung thư tuyến nước bọt ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên chỉ những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lâu năm mà không chữa trị, hoặc gia đình có người thân mắc bệnh ung thư sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Hi vọng với những thông tin được đề cập trong bài viết, người bệnh sẽ chủ động thăm khám nếu mắc bệnh viêm tuyến nước bọt. Biến chứng viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị, cũng như chăm sóc đảm bảo khoa học.
Bài viết liên quan:
The post Biến chứng viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét