Thận hư là một hội chứng ít nhiều gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe. Bên cạnh những hướng dẫn điều trị chuyên môn của bác sĩ, những lưu ý xoay quanh vấn đề hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Những điều cần biết về hội chứng thận hư
Thận hư là hiện tượng những mạch máu nhỏ của thận bị phá hủy từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Mạch máu có chứa vô số tiểu cầu có tác dụng lọc máu khi đi qua thận, nhờ đó giúp chức năng của thận luôn vận hành tốt. Chỉ khi những tiểu cầu được duy trì cân bằng thì lượng dịch thể mới được xử lý tốt. Lúc này dịch thể không đi qua màng lọc mà sẽ chuyển thành nước tiểu, nhờ đó mà cơ thể luôn diễn ra hoạt động đài thải độc tố qua nước tiểu. Nếu như các mạch máu này tổn thương, cầu thận không đảm bảo mức độ ổn định thì lượng protein trong máu không thể đi qua màng lọc, lâu dài gây ra hội chứng thận hư.
Ở những bệnh nhân mắc bệnh thận hư, hoạt động của thận không thể diễn ra một cách bình thường. Điều này vô tình khiến cho một lượng lớn protein trong máu bị hao hụt và tồn đọng lại trong nước tiểu. Những hậu quả của thận hư gây ra vô số ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cụ thể là:
- Hiện tượng phù: Phù nề những cơ quan bất kỳ trên cơ thể là một triệu chứng chính mà nhiều bệnh nhân thận hư mắc phải. Sự thiếu hụt nguồn protein trong máu sẽ làm giảm sức kéo và đồng thời giữ nước từ các mô kẽ vào trong lòng mạch, hậu quả dẫn đến phù ở chân hoặc bắp chân, ngón chân. Tình trạng càng nặng thì mức độ phù càng tiến triển lan rộng đến những bộ phận khác trên cơ thể.
- Màu nước tiểu thay đổi: Ở những bệnh nhân bị thận hư, nước tiểu thường có khuynh hướng đục hơn, lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Ngoài ra người bệnh cũng gặp phải một số khó khăn trong tiểu tiện như tiểu gắt, tiểu ít,…
- Hiện tượng nhiễm trùng: Trong máu chúng ta có chứa lượng kháng thể nhất định, kháng thể này giúp cơ thể ức chế tình trạng nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân có thận hư thì chức năng này của thận không được đảm bảo, vì thế người bệnh cũng dễ bị nhiễm trùng, cơ thể suy kiệt, dễ nhận thấy cân nặng sụt giảm do ăn uống thiếu chất.
- Cục máu đông: Do chức năng thận bị suy yếu, các protein trong máu không còn khả năng chống lại sự hình thành cục máu đông trong cơ thể. Sự xuất hiện của cục máu đông làm tăng mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch, cũng như nguy cơ tai biến, đột quỵ.
Người bệnh khó có thể tự phân biệt hội chứng thận hư so với những bệnh lý liên quan đến thận khác. Do triệu chứng tương tự như nhau nên người bệnh cần nhận diện rõ những biểu hiện sau:
- Chi dưới sưng phù, đặc biệt là khu vực xung quan mắt cá chân và bàn chân.
- Bụng chướng, căng do tràn dịch màng bụng, biếng ăn, nư khó tiêu hóa.
- Màu nước tiểu đục, có bọt do tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu.
- Hiện tượng tăng cân nhanh do thận yếu, dẫn đến hiện tượng trữ nước trong cơ thể
- Cơ thể mệt mỏi, da xanh, vàng vọt, cơ thể mất cân đối ( bụng chướng trong khi các chi khác bình thường
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thận hư
Bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi, thực tế chế độ dinh dưỡng cho người bị thận hư đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Trong đó các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra khuyến cáo rằng:
- Bổ sung nguồn đạm theo tiêu chuẩn vừa đủ, tình trạng dư thừa protein lâu dài sẽ dẫn đến xơ hóa cầu thận và chóng suy thận
- Đảm bảo mức cholesterol trong máu luôn được duy trì ở mức tương đối, hạn chế thịt mỡ và tăng cường các nguồn đạm lành mạnh từ cá biển, thịt nạc, tôm, các loại đỗ…
- Bổ sung các chất tăng cường đề kháng tự nhiên như, vitamin C, Betacaroten, vitamin E và Selenium, chúng sẽ giúp cơ thể chống lại sự hình thành các tế bào xấu gây hại đến sức khỏe.
- Người bệnh uống nhiều nước và hạn chế sử dụng nước muối, uống đủ nước sẽ giúp bệnh nhân giảm phù và không làm tăng huyết áp.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng giàu đạm, tăng cường các nguồn thực phẩm ít béo, ít muối, hạn chế lượng mì chính, nguồn kcal trung bình cần đạt được từ 1800-2000 kcal mỗi ngày.
Đối với mỗi nhóm thực phẩm cần đạt mức bổ sung nhất định. Trong đó bữa ăn hàng ngày được quy chuẩn theo nguyên tắc sau:
- Protein: Bổ sung chính từ các loại thịt cá, sữa, tôm, cua, đậu đỗ, bánh mì, gạo,… người bệnh bổ sung theo mức trung bình 1g/kg cân nặng/ngày
- Nhóm chất béo: Với nhóm chất béo, người bệnh cần ăn ít, hạn chế chất béo động vật và thay thế bằng chất béo có trong dầu cá, các loại dầu ăn thực vật chứa hàm lượng cholesterol thấp.
- Thực phẩm chứa đường bột: Trong bữa ăn có khẩu phần cơ, bánh mì hoặc sợi mì, khoai, bún gạo,… để đáp ứng đủ lượng calo trong ngày.
- Vi khoáng: Nhóm các loại thực phẩm có thành phần vi khoáng, chất khoáng, vitamin cần được bổ sung thường xuyên bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả, đậu đỗ.
- Tinh giảm lượng muối: Người mắc bệnh thận hư không nên ăn nhiều muối. Ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế dùng nhiều loại gia vị, uống nhiều nước để phòng phù nề và ngăn ngừa tình trạng kali máu tăng.
Bị hội chứng thận hư nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng khoa học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thận hư. Chức năng thận có thể cải thiện tốt, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng và tái phát bệnh nhờ một số loại thực phẩm tốt cho thận. Sau đây là những lưu ý về những loại thực phẩm mà người bị thận hư nên ăn:
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất đạm
Nguồn đạm cần có mặt trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân thận hư, thận yếu. Bệnh nhân có thể tăng cường nguồn đạm từ động vật lẫn thực vật. Người bệnh cần khoảng 0.7g/kg chất đạm tùy thuộc cân nặng mỗi người. Cũng cần tránh việc bổ sung dư thừa nguồn đạm, điều này có thể khiến thận làm việc quá sức và không thể lọc hết cặn bã và độc tố. Trong đó có những loại thịt được các chuyên gia bác sĩ khuyến khích ăn nhiều, bao gồm:
- Các loại thịt nạc màu nhạt
- Thịt gia cầm
- Cá, đặc biệt là cá nước ngọt
- Tôm
- Cua
- Trứng
- Sữa
- Đậu nành
- Các loại hạt
- Súp lơ xanh
- Giá đỗ
- Bánh mì
- Gạo….
Các loại sữa
Nhiều người cho rằng người bệnh thận hư không được uống sữa vì có thể gây sỏi thận. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận đều có thể uống sữa với liều lượng nhất định. Trong sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiêu hóa và đào thải độc tố, từ đó giúp hỗ trợ chức năng thận vận hành tốt hơn. Cụ thể những nguồn sữa người bệnh nên uống gồm:
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa thành phần dinh dưỡng rất đa dạng, chẳng hạn như canxi, vitamin C,D, Kẽm,… sữa chua rất có lợi cho hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và đặc biệt là rất tốt cho thận.
- Sữa tươi không đường: Đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, sữa tươi không đường là loại thức uống dinh dưỡng hỗ trợ hoạt động của thận, đồng thời không gây tăng cân.
- Sữa đậu nành: Nếu người bệnh lo ngại về vấn đề cân nặng thì có thể uống sữa đậu nành. Mỗi ngày 1 cốc sữa đậu nành hỗ trợ thận, cũng như hệ tiết niệu vận hành tốt.
Nhóm thực phẩm nhiều tinh bột và đường
Mặc dù các loại thực phẩm có thành phần tinh bột và đường thường rất tốt cho người bệnh, tuy nhiên khi bổ sung nhóm thực phẩm này cũng cần có sự cân bằng hợp lý. Chúng cung cấp cho cơ thể một lượng calo lớn, giúp những người bệnh bị suy kiệt có thể hồi phục nhanh chóng hơn. Người bệnh cũng nên chọn lọc những loại thực phẩm có thành phần tinh bột lành tính, ít gây tăng cân. Cụ thể như:
- Các loại gạo
- Bánh mì
- Khoai lang
- Lúa mạch
- Khoai tây
- Các loại ngũ cốc,…
Ưu tiên nguồn chất béo không bão hòa
Chất béo là một trong những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không biết cách bổ sung hợp lý thì chất béo sẽ chuyển thành chất gây hại. Nguồn chất béo không bão hòa hay còn gọi là axit béo omega 3 là một chất chống viêm tự nhiên của cơ thể. Nhờ có chúng mà cơ thể mới chống lại sự lão hóa, góp phần hỗ trợ làm lành các vết thương.
Nguồn thực phẩm có thành phần chất béo không bão hòa bao gồm:
- Cá biển
- Tinh dầu cá hồi
- Dầu đậu tương
- Dầu hạnh nhân
- Dầu đậu phộng
- Dầu oliu
- Dầu hạt nho
- Trái bơ
Ngược lại những nguồn thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là các nguồn cholesterol từ thịt, mỡ động vật sẽ gây hại cho cơ thể. Lượng chất béo càng tàng trữ nhiều trong cơ thể càng làm suy giảm chức năng của thận.
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Nhóm các loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất từ rau củ, quả, các loại trái cây đóng vai trò thanh lọc và đào thải độc tố của thận. Nhóm những loại củ quả có màu sắc đỏ hoặc cam, hoa quả mọng nước được đánh giá rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh thận hư. Quan trọng nhất là vitamin D và chất sắt, chúng thường có mặt trong các thực phẩm sau đây:
- Rau bó xôi
- Măng tây
- Dưa chuột
- Dưa hấu
- Cần tây
- Củ dền
- Rau dền
- Củ cải đường
- Trái bơ
- Cá biển….
Hội chứng thận hư nên kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm mà người mắc bệnh thận hư nên kiêng bao gồm các loại thực phẩm tạo gánh nặng cho thận. Đặc biệt trong số đó là chất béo có trong mỡ động vật, nếu như không có chế độ kiêng cữ hợp lý thì chất béo sẽ gây cản trở các hoạt động của thận. Người mắc hội chứng thận hư nên kiêng ăn gì, sau đây là những thực phẩm người bệnh nên tránh:
Thực phẩm nhiều cholesterol
Cholesterol là một loại năng lượng được bổ sung dưới dạng chất béo, cơ thể dư thừa cholesterol thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đường hô hấp hay bệnh thận. Do đó mà những bệnh nhân bị thận hư sẽ phải tiết giảm lượng cholesterol ở mức thấp nhất. Tránh việc bổ sung quá nhiều lipid, dẫn tới rối loạn cholesterol trong máu gây ra những hậu quả nặng nề.
Trong đó nhóm thực phẩm có thành phần cholesterol cao nhất bao gồm các loại nội tạng động vật, mỡ, bơ, da động vật. Ngoài ra cholesterol còn có trong các loại đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh hay các món ăn chế biến qua nhiều lớp dầu mỡ.
Hạn chế gia vị trong món ăn
Người mắc bệnh thận nói chung, bao gồm bệnh thận hư cần kiêng ăn gia vị. Cụ thể là các loại gia vị cay nóng như bột ớt, tiêu tỏi, hành, bột nêm, giấm chua,… Nếu như lạm dụng các loại gia vị này, người bệnh có thể bị tăng huyết áp và gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình bài tiết của bệnh nhân. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm lên men, thức ăn đóng hộp, các loại mứt hoa quả sấy khô,…
Hạn chế ăn nhiều muối
Bệnh nhân điều trị thận cần hạn chế ăn mặn, đây là nguyên tắc chung thường được nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Thận hư là khi chức năng lọc và đào thải chất độc của thận không được đảm bảo, vì thế nếu như người bệnh vẫn tiếp tục tiếp nhận lượng muối lớn thì hoạt động của thận sẽ bị suy yếu. Lâu ngày, thận chịu gánh nặng phải làm việc quá sức dễ dẫn đến suy thận, thận yếu hay nghiêm trọng hơn là ung thư bàng quang.
Không chỉ phải hạn chế thêm muối vào bữa ăn, người bệnh cũng phải tiết giảm các sản phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối mặn, cá khô, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó cần tập thói quen ăn uống thanh đạm để đảm bảo chức năng thận được bảo vệ tốt.
Không uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê
Người mắc chứng thận hư tuyệt đối không được uống bia rượu, các chất kích thích như rượu bia, không được hút thuốc lá. Các chất kích thích kể trên sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ở thận, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan này và đồng thời ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Vì thế trong quá trình điều trị thận hư, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích.
Kiêng các loại thực phẩm nhiều kali
Các loại thực phẩm giàu kali có thể không mang đến nhiều lợi ích, ngược lại còn gây hại cho sức khỏe những bệnh nhân bị thận. Kali khiến thận tăng cường cặn sỏi, đồng thời cũng khiến hoạt động đào thải độc tố ở cơ quan này bị ảnh hưởng. Một số loại trái cây có hàm lượng kali cao có thể khiến người bệnh tiểu, chủ yếu bao gồm: Cam, chanh, chuối, cam, mận, dứa…
Hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?
Thận hư thực chất là một triệu chứng mãn tính, nếu như có cách đối phó phù hợp thì người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với bệnh mà không phải lo ngại nguy hiểm. Mục đích điều trị song song là ngăn ngừa bệnh tái phát thành từng đợt và phòng ngừa biến chứng. Do bệnh thường hay tái phát, sau mỗi đợt phát bệnh thì triệu chứng có thể tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh nên tuân thủ theo chế độ điều trị đã vạch ra của bác sĩ. Những nguyên tắc sau có thể làm chậm quá trình tổn thương thận mà người bệnh nên tham khảo thực hiện:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tuân thủ nguyên tắc ăn thanh đạm – ăn ít béo – giảm lượng muối.
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng đạm thịt
- Uống nhiều nước hỗ trợ hoạt độc lọc và đào thải độc tố của thận ra khỏi cơ thể.
- Vận động thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ đông máu, tăng cường sức đề kháng phòng bệnh.
- Không lạm dụng thuốc điều trị, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về các loại thuốc phù hợp.
- Bổ sung các loại nước trái cây, nước dừa, nước mát hỗ trợ hoạt động của thận.
- Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ kịp thời theo dõi biến chứng.
Vấn đề người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi đã được giải đáp trong bài viết trên. Thực tế hội chứng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và khắc phục bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh có kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe chủ động, góp phần đẩy lùi các triệu chứng sớm.
Bài viết liên quan:
The post Bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét