Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không? Cách phòng ngừa

Viêm tuyến nước bọt là một trong những bệnh lý về tai – mũi – họng phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra các triệu chứng sưng, đau nhức cấp tính khiến việc ăn uống và phát âm khó khăn hơn. Ngoài ra, bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không cũng là vấn đề được không ít người bệnh thắc mắc nhưng chưa có câu trả lời chính xác. 

Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Tuyến nước bọt được hiểu là hệ thống nước bọt nằm xung quanh khoang miệng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, một khi bộ phận này gặp vấn đề, điển hình là bị viêm nhiễm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt bị tấn công bởi một số vi khuẩn và gây viêm nhiễm

Bệnh viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm, trong đó loại bệnh điển hình của viêm tuyến nước bọt là quai bị, hầu như bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ít nhất là 1 lần trong đời. 

Loại vi khuẩn chủ yếu được tìm thấy ở những người mắc bệnh viêm tuyến nước bọt đó là Staphylococcus Aureus, Streptococci, Coliform hoặc một số loại vi khuẩn kỵ khí khác. Bên cạnh đó, bệnh còn được khởi phát bởi một số yếu tố nguy cơ gồm: 

  • Không giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 
  • Những người có tiền sử mắc bệnh sỏi tuyến nước bọt
  • Đã từng một hoặc nhiều lần thực hiện xạ trị vùng đầu, cổ
  • Do ống tuyến nước bọt tích tụ nhiều chất đờm nhầy gây tắc nghẽn. 
  • Những đối tượng bị suy dinh dưỡng và mất nước cũng dễ bị viêm tuyến nước bọt. 

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Trường hợp mắc bệnh viêm tuyến nước bọt, cơ thể người bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Tuyến mang tai bị sưng đột ngột khi chuyển động cơ mặt như ăn hoặc nói chuyện. 
  • Bị hôi miệng và khô miệng
  • Cảm thấy đau nhức khi mở miệng nói chuyện
  • Xuất hiện mủ trong miệng
  • Cả miệng và mặt đều bị đau
  • Mặt và cổ có dấu hiệu bị sưng
  • Khu vực hàm phía trước tai, dưới hàm hoặc vị trí trên cùng của miệng cũng có biểu hiện sưng, đỏ
viêm tuyến nước bọt
Bệnh viêm tuyến nước bọt gây ra đau nhức, sưng vùng họng, vùng mang tai gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm tuyến nước bọt, tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh cũng khá khó khăn bởi những dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tai – mũi – họng khác. 

Bệnh viêm tuyến nước bọt được đánh giá là căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp như tích tụ mủ, hình thành áp xe bên trong tuyến nước bọt. Với những  trường hợp bị viêm tuyến nước bọt do khối u lành tính có thể làm bộ phận này bị phình ra và gây khó khăn trong các chuyển động cơ mặt. 

Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?

“Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?” là câu hỏi rất nhiều người bệnh đặt ra cho các bác sĩ điều trị. Câu trả lời chính xác là viêm tuyến nước bọt hoàn toàn không có khả năng lây lan như những bệnh lý truyền nhiễm.

Trên thực tế, vấn đề này đã chứng chứng minh thông qua các cuộc nghiên cứu và kết quả cho thấy chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào bị lây bệnh viêm tuyến nước bọt do tiếp xúc và sinh hoạt chung, thậm chí là các thành viên trong gia đình.

viêm tuyến nước bọt
Bệnh viêm tuyến nước bọt không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc và sinh hoạt chung

Các chuyên gia lý giải vấn đề bệnh viêm tuyến nước bọt không lây nhiễm từ người này sang người kia là do tuyến nước bọt được cấu tạo gồm 2 bộ phận gồm tuyến nước bọt lớn và tuyến nước bọt nhỏ. Sự xuất hiện của các khối u tuyến nước bọt đa phần là khối u lành tính và không có khả năng lay lan sang những bộ phận khác trong cơ thể con người. 

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan mà lơ là trong việc điều trị cũng như tìm hiểu kỹ về các tác nhân gây ra bệnh để phòng tránh. Trong đó, hầu hết những người bị viêm tuyến nước bọt dẫn đến ung thư đều là những người thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ hoặc đã từng thực hiện xạ trị ở đầu, cổ…

Vì vậy, mặc dù bệnh viêm tuyến nước bọt không có khả năng lây nhiễm từ người sang người, thậm chí là những hoạt động thân mật như hôn hay quan hệ tình dục bằng miệng nhưng không thể loại trừ bệnh là dấu biệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không tiếp nhận điều trị kịp thời. 

Hướng dẫn các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt

Để điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt có rất nhiều cách, tùy vào mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng hiện tại mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bạn thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. 

Trong đó có thể kể đến 3 cách phổ biến nhất sau đây:

viêm tuyến nước bọt
Sử dụng thuốc Tây trị viêm tuyến nước bọt chủ yếu kiểm soát việc viêm nhiễm, cải thiện triệu chứng
  • Sử dụng thuốc Tây: Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh khác nhau mà người bệnh sẽ được kê toa thuốc cho phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm phù nề… Bên cạnh đó, để việc điều trị hiệu quả hơn có thể phải sử dụng kết hợp tiêm kháng sinh và thuốc có chứa Corticoid trực tiếp vào tuyến nước bọt thông qua đường ống Stenon.
  • Chăm sóc và điều trị tại nhà:  Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị chuyên khoa, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn một số cách thực hiện chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục như:
    • Thực hiện chườm ấm thường xuyên kết hợp massage vào tuyến nước bọt để làm thuyên giảm đau nhức ở tuyến nước bọt bị viêm. 
    • Giữ gìn vệ sinh răng miệng tuyệt đối bằng cách đánh răng ngày 2 lần kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng. 
    • Uống thật nhiều nước, ít nhất từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động và giữ cho tuyến nước bọt luôn được sạch sẽ. 
    • Để kích thích tuyến nước bọt hoạt động, khuyến khích thường xuyên ngậm kẹo chanh không đường hoặc ăn chanh chua để làm giảm sưng viêm. 
  • Phẫu thuật: Với những người mắc bệnh viêm tuyến nước bọt thông thường không quá nặng và có thể khắc phục được bằng cách sử dụng thuốc, chăm sóc tại nhà hoặc tiến hành chọc hút nếu xuất hiện ổ áp – xe mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh nặng kèm theo nhiễm trùng mạn tính, nhiễm trùng tái phát… thì có thể được cân nhắc cho thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến mang tai, tuyến hàm dưới tùy vào vị trí viêm. 

Bên cạnh tiếp nhận điều trị bằng chuyên khoa để phục hồi sức khỏe, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

viêm tuyến nước bọt
Giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên vừa là cách điều trị vừa là cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt hiệu quả
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày, súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang họng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. 
  • Chải răng đúng cách và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 2 ngày/ lần để làm sạch răng. 
  • Hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa nững nguồn bức xạ từ các xí nghiệp, nhà máy. 
  • Không sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá quá mức. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, ưu tiên các loại thực phẩm lành tính như rau củ quả, trái cây, sữa tươi, thịt cá, các loại hạt, ngũ cốc… và tránh xa các loại thực phẩm có hại để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, tránh xa bệnh tật. 

Viêm tuyến nước bọt là một trong những bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp và có thể chữa được nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách kịp thời. Ngược lại, nếu lơ là trong việc chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trong cơ thể, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

The post Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không? Cách phòng ngừa appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét