Có bầu ăn mì tôm được không? Mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm vì hương vị tổng hợp và chất bảo quản trong mì ăn liền có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ; dễ gây khó tiêu, khiến mẹ bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Bà bầu ăn mì tôm có được không?
- Nên ăn mì tôm thế nào để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe?
- Những loại rau củ cần tránh ăn kèm với mì tôm
- Mẹo giúp bà bầu ăn mì tôm một cách lành mạnh hơn
Bà bầu có ăn mì tôm được không
Mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột, bột ngọt, muối, hương liệu, chất bảo quản… Thành phần của mì tôm gần như không chứa vitamin hay khoáng chất có lợi cho sức khỏe, nếu ăn nhiều sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Lượng chất bảo quản trong mì tôm còn dễ gây khó tiêu, khiến mẹ bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa.
Trung bình trong 100g mì tôm có khoảng 2,7g muối, cao hơn rất nhiều so với nhu cầu muối mỗi ngày của người bình thường. Mẹ mang thai ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc dung nạp lượng muối quá cao vào cơ thể, làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tim mạch và cao huyết áp vốn rất nguy hiểm trong thai kỳ.
Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền không thể cung cấp nhiều vitamin hay khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Do đó, bà bầu ăn nhiều mì tôm dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition, đã từng công bố một nghiên cứu về việc mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao mắc phải các căn bệnh như tiểu đường và tim mạch. Điều này vẫn xảy ra khi mẹ bầu đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.
Một tiến sĩ tại Indonesia đã giải thích thêm rằng hương vị tổng hợp và chất bảo quản trong mì ăn liền có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ. Việc đổ nước sôi để nấu mì tôm không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của mì tôm, cũng không làm mì tôm dễ tiêu hơn. Do đó, ăn mì tôm sống hay ăn mì tôm chế nước sôi cũng không có gì khác nhau.
Để tăng hương vị món ăn, người ta thường sử dụng một chất hóa học gọi là phosphate. Đây là chất gây cản trở quá trình chuyển hóa canxi cho bà bầu. Như vậy sẽ khiến mẹ có nguy cơ loãng xương, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển răng của trẻ.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết "Canxi là dưỡng chất cần thiết giúp xương mẹ bầu cứng cáp hơn, canxi còn là nguyên liệu để sản xuất ra nguồn sữa mẹ, đồng thời đóng vai trò trong việc phát triển hệ xương của thai nhi. Khi mang thai, nếu mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi sẽ dẫn đến mệt mỏi, đau nhức, chuột rút. Nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng sức khỏe thai nhi, khiến trẻ chậm phát triển, xương bị dị dạng".
Tóm lại câu trả lời chính xác là mẹ bầu cần hạn chế ăn mì tôm trong giai đoạn mang thai, việc ăn mì tôm sống cũng cần kiêng tuyệt đối.
Bài viết liên quan
Mới có thai không nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa
Nên ăn mì tôm thế nào để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
Mặc dù đã biết bà bầu có nên ăn mì tôm không và cũng không phủ nhận những tác hại mì tôm mang lại, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, nếu biết cách ăn, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực từ mì tôm.
Thay đổi cách chế biến
Với tiêu chí nhanh, gọn, ít tốn công, để nấu một gói mì tôm, thông thường bạn chỉ cần một ít nước sôi và 3 phút chờ đợi. Công thức này được in sẵn trên tất cả các gói mì, và hầu như không ai không thuộc "nằm lòng". Tuy nhiên, đây lại là một công thức không có lợi cho sức khỏe.
Theo ý kiến của các chuyên gia, bạn nên đun sôi nước, sau đó cho mì vào luộc sơ, vớt ra để ráo, và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa. Cách này giúp bạn loại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì.
Không ăn gói gia vị dầu mỡ
Không mang lại giá trị dinh dưỡng, thậm chí theo nhiều nghiên cứu, gói gia vị này sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác, từ đó gây nguy cơ suy dinh dưỡng. Vi vậy, muốn an toàn, vứt ngay những "chất độc hại" này ngay bầu ơi.
Cho thêm bằng rau xanh và thịt
Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung lượng chất xơ cần thiết, với mỗi một vắt mì, bầu nên thêm khoảng 100-150 g rau xanh. Ngoài ra, bầu cũng có thể thêm thịt bò, heo, tôm… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau và thịt trước khi thêm vào, và mỗi gói mì không nên cho quá 30 g thịt đâu nhé!
Bài viết mẹ có thể quan tâm
Có thể mẹ chưa biết: Ăn bạch tuộc giúp bà bầu ngăn ngừa chứng thiếu máu
Những loại rau củ cần tránh ăn kèm với mì tôm
Khi chế biến với mì tôm, các mẹ bầu đặc biệt tránh những thực phẩm độc hại với phụ nữ mang thai như sau:
- Khổ qua: Vị đắng của khổ qua có thể gây hại đến sức khỏe của phụ nữ, chúng có thể gây sảy thai, tử cung có sẹo, tử cung nghiêng rất nguy hiểm cho thai nhi.
- Rau sam: Rau sam là một loại rau gây kích thích mạnh, có thể làm tăng tần suất co bóp của cổ tử cung và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
- Ngải cứu: Ngải cứu là một loại cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng đối với mẹ bầu là hoàn toàn ngược lại, nhất là với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu tiên, tình trạng ra máu, thai lưu hay co thắt tử cung rất dễ xảy ra.
- Rau ngót: Nhiều bác sĩ khuyên rằng trong rau ngót chứa chất Papaverin là chất cấm chỉ định với bà mẹ đang mang thai. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi.
- Rau răm: Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi còn rất yếu, nếu mẹ bầu sử dụng rau răm thường xuyên thì mẹ bầu sẽ bị mất máu, tử cung co bóp quá mạnh dẫn đến tình trạng sảy thai.
Mẹo giúp chị em mang thai ăn mì tôm một cách lành mạnh hơn
Bà bầu có ăn mì tôm được không? Câu trả lời là không bởi mì tôm không phải là món ăn lành mạnh và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu thích ăn mì tôm, bạn có thể tham khảo một số mẹo sử dụng dưới đây:
- Chọn các loại mì không chiên hoặc các thương hiệu mì được chế biến từ rau củ và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
- Sử dụng khoảng 1/2 gói gia vị kèm theo, cần hạn chế sử dụng gói dầu. Nếu có thể hãy tránh sử dụng các gói gia vị kèm theo của mì ăn liền.
- Bổ sung các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như các loại rau xanh, thịt bò, thịt lợn, trứng…
Phụ nữ đang mang thai cần hạn chế tối đa việc sử dụng mì tôm và các loại thực phẩm chế biến sẵn để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu lựa chọn kĩ càng hơn trong khâu ăn uống nhé. Chúc cả mẹ bầu và bé bình an, mạnh khỏe!
Nguồn tham khảo: Nhu cầu canxi của bà mẹ trong suốt thai kỳ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
- Bà bầu ăn măng cụt được không? Tác dụng của măng cụt đối với bà bầu
- Bà bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích và tác hại của khổ qua
- Mẹ bầu ăn rau củ muối chua có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vào ngay để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
The post Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì cay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét