Đau lưng cơ năng là tình trạng thường gặp do các tác nhân cơ học gây ra. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng cần sớm có biện pháp can thiệp khắc phục để giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng. Đặc biệt là tránh các hệ lụy cho sức khỏe cơ xương khớp.
Đau lưng cơ năng là gì?
Đau lưng cơ năng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đau cấp tính kích hoạt tại vùng lưng có liên quan đến sự co thắt các nhóm cơ. Cơn đau thường chỉ khu trú tại các vị trí cơ lưng lớn hoặc cơ vai gáy. Mức độ đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Tình trạng đau lưng cơ năng thường diễn ra đột ngột. Tuy nhiên nó có thể được khắc phục nhanh chóng sau khi can thiệp chăm sóc và điều trị tại nhà. Rất ít trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng và chuyển biến sang tình trạng mạn tính.
Số liệu thống kê cho thấy, tình trạng đau lưng cơ năng thường gặp ở những người phải lao động vất vả, vận động trong thời gian dài hay làm việc trong môi trường ít di chuyển. Cụ thể như vận động viên thể thao, thợ phụ hồ, nhân viên bốc vác, nhân viên văn phòng…
Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau lưng cơ năng
Các triệu chứng đau lưng cơ năng thường chỉ xuất hiện tại vùng lưng. Trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể ảnh hưởng và lan tỏa lên cả vùng cổ vai gáy. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:
- Cơn đau nhức dữ dội xuất hiện trong khoảng từ đốt sống lưng cho tới xương cụt.
- Tình trạng đau nhức thường trở nên nặng nề hơn khi vận động mạnh hay cố sức làm việc.
- Cơn đau tác động xấu tới chức năng vận động, gây khó chịu cả khi đang đứng hay nằm.
- Khi vận động hoặc đột ngột thay đổi tư thế thì triệu chứng đau nhức càng trở nên rõ ràng.
- Một số trường hợp, mặc dù đã nằm nghỉ nhưng cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Biểu hiện ở mỗi người có thể khác nhau. Tốt nhất cần chú ý theo dõi sát sao và tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ trong các trường hợp cần thiết. Nhất là khi cơn đau trở nên dữ dội và đe dọa tới chức năng vận động.
Nguyên nhân gây đau lưng cơ năng
Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng đau lưng cơ năng. Bao gồm:
1. Vận động sai tư thế, làm việc quá sức
Đây là nguyên nhân phổ biến làm kích hoạt những cơn đau cấp tính ở vùng thắt lưng. Vận động sai tư thế hay làm việc quá sức đều là các yếu tố khiến cho vùng cột sống phải chịu nhiều áp lực.
Đặc biệt là ở những người thường xuyên phải làm công việc khuân vác nặng. Nâng đồ vật không đúng tư thế không chỉ gây nhức mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác. Nhất là dễ gây ra chấn thương trong quá trình làm việc.
2. Chấn thương
Chấn thương là vấn đề rất dễ gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Có thể trong lao động, vui chơi thể thao hay tham gia giao thông… Chấn thương có thể gây ra các tình trạng bong dây chằng, giãn cơ hay nghiêm trọng hơn là làm tổn thương cột sống.
Từ đó sẽ làm bùng phát các cơn đau lưng cơ năng. Tình trạng đau nhức kèm theo co thắt có thể kích hoạt ở vùng thắt lưng gây ra cảm giác rất khó chịu. Nhất là khi bạn bị bong gân hay hệ thống dây chằng trong cột sống bị căng giãn quá mức.
3. Thường xuyên căng thẳng, stress
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng, stress kéo dài với sự kích hoạt của các cơn đau lưng cơ năng. Cụ thể là căng thẳng làm sản sinh các chất độc ảnh hưởng tới nồng độ các hormone trong cơ thể.
Sự rối loạn nồng độ của các hormone trong cơ thể có thể khiến cho phản ứng co duỗi cơ diễn ra chậm hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành nên các cơn đau lưng cấp tính.
4. Thời tiết thay đổi thất thường
Thời tiết cũng là yếu tố tác động nhiều tới sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Trong đó, thời tiết đột ngột chuyển lạnh đột ngột hay bạn phải làm việc trong môi trường quá lạnh thì các cơ sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn từ nhiệt độ. Nếu cơ thể không kịp thích ứng thì rất dễ gặp phải các cơn đau lưng co thắt.
5. Cảm cúm
Nhiều người không thể ngờ, cảm cúm lại là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng đau lưng cơ năng. Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ phải tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch. Điều này có thể tác động đến tủy sống và vô tình làm phát sinh triệu chứng đau nhức, khó chịu tại vùng thắt lưng.
6. Nữ giới đến kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
Các chuyên gia cho biết, nữ giới là đối tượng rất dễ bị đau lưng cơ năng tại một số thời điểm trong cuộc đời. Nhất là khi đang đến kỳ kinh nguyệt hay đang trong thời kỳ mang thai.
Nguyên nhân là do đây là các giai đoạn mà nội tiết tố bên trong cơ thể có sự thay đổi lớn. Ngoài ảnh hưởng đến phản ứng co duỗi cơ thì còn tác động xấu tới quá trình tuần hoàn máu. Đây là các vấn đề có thể gây áp lực lên các cơ và khiến cho các cơn đau lưng bất thường kích hoạt.
Đau lưng cơ năng có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết, đau lưng cơ năng là tình trạng không quá nghiêm trọng. Nếu sớm có biện pháp khắc phục đúng đắn thì người bệnh sẽ nhanh chóng loại bỏ được triệu chứng. Từ đó giảm những phiền toái và tránh gây ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, vẫn không ít người còn chủ quan với các cơn đau lưng cơ năng. Bởi họ cho rằng đây chỉ là tình trạng đau tạm thời và có thể tự thuyên giảm. Nhưng nếu để đau nhức kéo dài thì các hệ lụy hoàn toàn có thể phát sinh. Ngoài làm giảm chất lượng cuộc sống thì còn làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về cơ xương khớp.
Các giải pháp điều trị cho tình trạng đau lưng cơ năng
Tùy thuộc vào yếu tố nguyên nhân cùng mức độ đau mà sẽ có các giải pháp khắc phục khác nhau cho tình trạng đau lưng cơ năng. Dưới đây là một số giải pháp được áp dụng phổ biến:
1. Cách khắc phục tại nhà
Với tình trạng đau lưng cơ năng thì điều trị và chăm sóc tại nhà luôn là giải pháp ưu tiên. Những cách này sẽ hỗ trợ khắc phục nhanh cơn đau. Đồng thời làm giảm mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Lựa chọn điều trị tại nhà có thể là các giải pháp sau:
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn:
Khi bị đau nhức lưng và co thắt, tốt nhất người bệnh nên dành thời gian cho việc nằm nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài làm dịu cơn đau thì còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương được chữa lành.
Khi nằm nghỉ nên nằm trên nệm cứng và không dùng gối kê đầu. Có thể dùng gối hình trụ tròn để lót dưới phần cột sống cổ và thắt lưng. Thỉnh thoảng nên xoay người nghiêng sang phải hoặc sang trái. Lúc nghiêng hãy dùng gối kê đầu.
– Kéo giãn cột sống:
Giải pháp hữu hiệu này được áp dụng trong trường hợp đau lưng cơ năng là hệ quả của tình trạng tổn thương cột sống. Việc kéo giãn cột sống sẽ giúp cho cơ bắp cũng như khớp xương được thư giãn. Đồng thời hạn chế áp lực đè nén lên hệ thống dây thần kinh.
Từ đó có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức và làm tăng khả năng vận động. Có thể sử dụng đai lưng kéo giãn hay thường xuyên tập đu xà, bơi lội… để cột sống được kéo giãn.
– Xoa bóp, bấm huyệt:
Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp điều trị tại nhà có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Xoa bóp có tác dụng làm thư giãn gân cơ. Đồng thời còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Từ đó hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức và khó chịu.
Nên kết hợp xoa bóp với bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị. Mỗi ngày có thể thực hiện 1 – 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút. Tuy nhiên việc thực hiện nên cần đến sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm và kỹ thuật.
– Tác dụng nhiệt:
Tác dụng nhiệt cũng là giải pháp rất dễ áp dụng. Nhưng cần căn cứ vào nguồn gốc của cơn đau để lựa chọn chườm nóng hay chườm lạnh cho phù hợp.
Với trường hợp nguyên nhân gây đau lưng cơ năng là do cảm cúm thì chườm nóng lên vị trí bị ảnh hưởng là rất phù hợp. Nhưng nếu bị đau do trì trệ hay thiếu máu cục bộ thì thực hiện phương pháp chườm lạnh sẽ tốt hơn.
Với bất cứ phương pháp tác dụng nhiệt nào cũng chỉ nên áp dụng khoảng 20 – 30 phút/ lần. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 lần để tình trạng đau nhức nhanh chóng được cải thiện.
– Tận dụng thảo dược tự nhiên:
Đây là giải pháp được đánh giá là rất an toàn khi áp dụng chữa đau lưng cơ năng tại nhà. Nhiều nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm giảm đau và thư giãn gân cơ rất tốt. Ngoài hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức thì còn giúp tăng cường sự linh hoạt cho hệ thống xương khớp.
- Dùng ngải cứu và muối hạt: Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu tươi cùng 1 ít muối hạt. Rửa sạch ngải cứu rồi cho lên chảo nóng sao vàng với muối. Dùng khăn mỏng bọc hỗn hợp thuốc lại rồi chườm lên vùng lưng bị đau. Khi thảo dược nguội có thể sao lại rồi chườm thêm 1 lần nữa.
- Bài thuốc từ quả cam, hành khô và phèn: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả cam tươi rồi cắt bỏ phần đầu. Sau đó khoét ruột quả cam rồi cho vào 1 ít phèn chua và 1 củ hành khô. Nướng cam trên bếp đến khi phần vỏ cháy đen thì dừng. Dùng dao cắt từng lát mỏng rồi đắp lên vùng lưng bị đau. Sau khoảng 30 phút bạn có thể cảm nhận cơn đau thuyên giảm đi đáng kể.
- Bài thuốc từ gừng tươi: Chỉ cần chuẩn bị 1 ít gừng tươi đem giã lấy nước cốt. Sau đó thoa lên vùng lưng bị đau. Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút. Cuối cùng dùng khăn ấm lau sạch.
2. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc cũng là giải pháp được áp dụng phổ biến trong khắc phục tình trạng đau lưng cơ năng. Bởi thuốc Tây thường cho tác dụng nhanh và dễ sử dụng nên được nhiều người bệnh tin dùng.
Tuy nhiên, bạn cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cùng mức độ đau. Từ đó mới có thể kê toa thuốc phù hợp với hiện trạng bệnh. Các thuốc được kê toa có thể là:
– Thuốc giảm đau:
- Codein
- Paracetamol
– Thuốc giãn cơ:
- Tolperison
- Decontractyl
– Thuốc kháng viêm:
- Meloxicam
- Celecoxib
- Aspirin
Tất cả các loại thuốc trên đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy bạn cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng, tần suất cũng như thời gian sử dụng thuốc. Trường hợp gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy báo cáo lại ngay để có sự điều chỉnh.
3. Các bài tập vật lí trị liệu
Tập vật lí trị liệu rất hữu ích với các trường hợp bị đau lưng cơ năng. Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đau thì còn thúc đẩy sự phục hồi của khả năng vận động. Tập luyện đúng cách sẽ khiến cho hệ thống xương khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt. Đồng thời tăng sức chống chịu lực của các cơ.
Dưới đây là một số bài tập được khuyến cáo nên thực hiện khi đang bị đau lưng cơ năng:
– Bài tập 1:
- Trước tiên bạn cần quỳ gối xuống sàn tập
- Sau đó dần gập bụng và hạ người xuống
- 2 tay duỗi thẳng và kéo căng về phía trước còn phần mông đẩy về phía sau
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây rồi lặp lại 10 lần
– Bài tập 2:
- Tư thế chuẩn bị, người bệnh nằm ngửa trên sàn tập
- Từ từ co 2 đầu gối vào trước ngực, dùng 2 tay vòng qua ôm lấy 2 đầu gối
- Giữ nguyên tư thế này 10 giây rồi duỗi ra và lặp lại 10 lần
– Bài tập 3:
- Chuẩn bị ở tư thế quỳ gối và chống 2 tay xuống sàn
- Sau đó giơ tay phải lên hướng về trước, đồng thời duỗi thẳng chân trái hướng về phía sau
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại
- Cần lặp lại các động tác trên khoảng 10 lần
– Bài tập 4:
- Tư thế chuẩn bị, bạn nằm ngửa, duỗi thẳng 2 tay
- Co đầu gối lên, lòng bàn chân chạm đất
- Dùng lực của chân làm điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể lên
- Đến khi lưng và đùi nằm trên 1 đường thẳng thì giữ yên tư thế 10 giây
- Sau đó trở về tư thế ban đầu và thực hiện như vậy 10 lần
– Bài tập 5:
- Người bệnh quỳ gối xuống sàn tập, chống 2 tay xuống đất
- Sau đó thực hiện động tác cong lưng lên giống như con mèo
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây rồi trở về ban đầu
- Thực hiện các động tác trên 10 lần là được
– Bài tập 6:
- Bạn cần nằm ngửa, 2 khuỷu tay chống xuống đất
- Co 2 đầu gối sao cho lòng bàn chân chạm đất
- Sử dụng lực của cánh tay để nhấc cơ thể lên
- Giữ nguyên khoảng 10 giây rồi trả về trạng thái ban đầu
- Nên lặp lại khoảng 10 lần các động tác nêu trên
Các bài tập trên đây sẽ phát huy tốt công dụng khi chăm chỉ rèn luyện mỗi ngày. Bạn nên dành ra 30 – 45 phút/ ngày cho việc tập luyện. Ngoài các bài tập nêu trên thì có thể rèn luyện thêm một số động tác yoga khác hay thực hiện đi bộ, ngồi thiền… Đây cũng là những hoạt động rất tốt khi bị đau lưng cơ năng.
Phòng ngừa chứng đau lưng cơ năng
Đau lưng cơ năng là tình trạng thường gặp gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện một số giải pháp sau:
- Đảm bảo tư thế đúng cả khi làm việc lẫn sinh hoạt. Cố gắng giữ cho cột sống được thẳng, tránh thực hiện các động tác xoay vặn lưng một cách đột ngột.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tuyệt đối tránh tình trạng làm việc quá sức, không nên mang vác nặng, vui chơi thể thao cường độ cao…
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là nguồn dưỡng chất từ thực phẩm tốt, nhất là rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng…
- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress. Trường hợp bị stress kéo dài thì hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.
- Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày, ít nhất là 30 – 45 phút. Nên lựa chọn các bài tập hay bộ môn vận động phù hợp với hiện trạng sức khỏe và sở thích của bản thân.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Không nên chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp trong môi trường sống cũng như làm việc.
- Thận trọng trong tham gia giao thông, vui chơi thể thao hay cả trong lao động để hạn chế nguy cơ gặp phải các chấn thương ảnh hưởng tới vùng lưng.
Đau lưng cơ năng là tình trạng phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cơn đau kích hoạt ở mức độ dữ dội và dai dẳng kéo dài thì bạn nên chủ động thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
The post Đau lưng cơ năng là gì? Biểu hiện và cách chữa trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét