Trẻ em bị sưng mí mắt dưới gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên gương mặt của bé, nguyên nhân có thể xuất phát từ gen di truyền hoặc do trẻ có vấn đề về giấc ngủ… Vì vậy các mẹ cần phải lưu ý để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Để làm được điều đó, chúng ta nên tìm hiểu về bọng mắt và cách bảo vệ mắt của bé thật tốt.
Nội dung bài viết:
- Bọng mắt là gì?
- Nguyên nhân trẻ em bị sưng mí mắt dưới
- Cách khắc phục
- Khám mắt định kỳ cho trẻ
Bọng mắt là gì?
Bọng mắt là tình trạng sưng nhẹ hoặc phồng lên dưới mắt. Tình trạng này rất phổ biến, cả ở trẻ em lẫn người lớn. Theo tuổi tác, các mô xung quanh mắt, bao gồm những cơ hỗ trợ mí mắt dần bị yếu đi dẫn đến mô mỡ di chuyển vào mí mắt dưới, gây ra bọng dưới mắt. Bên cạnh đó, chất lỏng cũng có thể tích tụ bên dưới mắt làm tăng độ sưng bọng mắt.
Bài viết liên quan:
Bật mí 5 cách trị bọng mắt tại nhà đơn giản cực hiệu quả
Nguyên nhân gây sưng bọng mắt ở trẻ em
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng bọng mắt ở trẻ. Một số do tác động ngoại quan, do bẩm sinh hoặc do dị ứng với hoá chất độc hại. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến sưng bọng mắt ở trẻ em. Hãy tham khảo ngay để tìm ra cách phòng tránh cho bé yêu của bạn:
1. Do gene di truyền
Một số bé sau khi sinh ra sẽ có bọng mắt phình to hơn bình thường. Nếu bọng mắt có trong gene di truyền của cha mẹ hoặc người trong gia đình thì trẻ sinh ra có khả năng cao sẽ kế thừa điều này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này khi trưởng thành bọng mắt sẽ tự tiêu biến.
2. Vấn đề giữ nước trong cơ thể
Cơ thể giữ nước ở các khu vực khác nhau để chống mất nước. Dịch lỏng có thể tích tụ dưới mắt sẽ gây ra bọng mắt. Stress, căng thẳng quá mức sẽ làm cho tình trạng giữ nước tồi tệ hơn. Từ đó, làm cho những chiếc túi dưới mắt trở nên nổi bật hơn.
3. Vấn đề về giấc ngủ
Các vấn đề về giấc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bọng sưng bọng mắt trẻ em. Trẻ em không ngủ đủ giấc dẫn đến túi dưới mắt có quầng thâm sẽ khiến bé trông yếu đuối và mệt mỏi. Một số bé cũng có thể xuất hiện túi dưới mắt do ngủ quá nhiều. Vì vậy, cha mẹ cũng nên lưu ý thời lượng và chất lượng giấc ngủ của bé để hạn chế tình trạng sưng bọng mắt ở trẻ em.
4. Nạp quá nhiều natri
Ăn nhiều thực phẩm giàu natri (muối) cũng góp phần vào sự phát triển của bọng mắt. Dẫn đến tình trạng sưng bọng mắt ở trẻ em vì muối có xu hướng giữ nước.
5. Trẻ khóc quá nhiều
Khóc quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị sưng bọng mắt. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thường xuyên bị sưng bọng mắt nhất. Đặc biệt nếu bạn không giữ vệ sinh mắt cho bé sẽ làm viêm tuyến lệ dẫn đến các biểu hiện nguy hiểm hơn ở mắt của bé.
6. Dị ứng do hóa chất
Tiếp xúc với những chất gây dị ứng như hóa chất, bụi bẩn có thể dẫn đến viêm mắt. Điều này sẽ đi kèm với kích ứng, sưng, ngứa. Ngứa có thể khiến cho trẻ em dụi mắt và sẽ dẫn đến sự phát triển của bọng mắt.
Bài viết liên quan:
Mẹ có biết các bệnh dị ứng hô hấp thường gặp ở trẻ và biện pháp phòng tránh tình trạng này?
7. Một số bệnh lý
Một số bệnh cũng có thể là lý do phía sau sưng bọng mắt. Thiếu máu và viêm kết mạc là một số bệnh có thể gây ra sưng bọng mắt ở trẻ em. Ngoài ra nguyên phổ biến khác của bọng mắt bao gồm suy giáp, trichinosis, bạch cầu đơn nhân, viêm mô tế bào quanh mắt và bệnh Chagas,…
Trường hợp trẻ em bị sưng mí mắt dưới một cách đột ngột, có màu sắc bất thường và kèm theo hiện tượng đau nhức, các mẹ cần phải đưa trẻ đến khám bác sỹ ngay lập tức. Bác sỹ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân và đưa ra các hướng điều trị kịp thời.
Cách khắc phục tình trạng trẻ em bị sưng mí mắt dưới hiệu quả
Hiện tượng sưng bọng mắt ở trẻ em là bình thường. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau đây để khắc phục giúp bé:
- Đảm bảo bé ngủ đủ giấc mỗi đêm để giảm quầng thâm và ngăn ngừa. Thời gian ngủ mỗi ngày phục thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé, ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày.
- Cho trẻ uống nước thường xuyên, đảm bảo cơ thể trẻ luôn đủ nước. Điều này ngăn ngừa mất nước và phát triển túi dưới mắt.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần hàng ngày của trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ không giữ nước ở những vị trí sai, như khu vực dưới mắt. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến bởi nó thường chứa lượng muối nhiều hơn cần thiết.
- Không để trẻ khóc hoặc dụi mắt trong khoảng thời gian dài.
- Cha mẹ có thể dùng những túi trà hoặc muỗng ướp lạnh chườm trực tiếp lên bọng mắt, cách này sẽ giúp giảm sưng một cách nhanh chóng.
- Loại bỏ sưng bọng mắt cho trẻ bằng cách massage: Mẹ có thể sử dụng hai đầu ngón tay cái và ngón trỏ để kéo nhẹ mí mắt tạo điều kiện cho sự lưu thông các mạch huyết dưới bọng mắt. Nhằm giải thoát lớp huyết tụ thâm, trả lại sự sáng trong cho đôi mắt của trẻ.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám mắt?
Bác sĩ Trần Thu Thủy, Bệnh viện nhi Trung ương khuyên các bậc cha mẹ chăm sóc đôi mắt cho bé cẩn thận, vì đây chính là cửa sổ tâm hồn. Khi thấy trẻ có các biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt. Nếu bé dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc khi đang vui chơi thì cần nghĩ đến vấn đề thị lực
- Trẻ thường xuyên ngồi gần tivi hoặc cúi sát khi đọc sách
- Bé nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường: trẻ sợ ánh sáng hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng có thể là biểu hiện của 1 số bệnh lý mắt nghiêm trọng
- Trẻ hay nheo mắt
Các mẹ cần phải lưu ý và chăm sóc đôi mắt của trẻ. Để giúp trẻ hạn chế tình trạng sưng bọng mắt ngay từ khi trẻ còn nhỏ vì đôi mắt được ví là “cửa sổ tâm hồn”. Có một đôi mắt sáng sẽ giúp trẻ trẻ tự tin hơn khi trẻ trưởng thành đó nha.
Nguồn tham khảo: 8 dấu hiệu trẻ cần đi khám mắt – vnexpress
Xem thêm:
- Cách phòng tránh và điều trị viêm kết mạc ở trẻ em
- Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
- Bé sơ sinh bị đau mắt – 5 bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
The post 7 nguyên nhân gây sưng bọng mắt ở trẻ em và cách khắc phục tại nhà appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét