5+ thuốc bôi trị nước ăn chân tốt nhất, hiệu quả nhanh

Dùng thuốc bôi trị nước ăn chân là giải pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Ngoài giúp ức chế triệu chứng, khắc phục viêm nhiễm thì còn thúc đẩy tổn thương chóng lành. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tìm hiểu, chọn đúng thuốc và sử dụng đúng cách.

thuốc bôi trị nước ăn chân
Dùng thuốc bôi trị nước ăn chân là giải pháp được áp dụng phổ biến

Bị nước ăn chân nên dùng thuốc uống hay thuốc bôi?

Nước ăn chân là bệnh ngoài ra rất phổ biến trong mùa mưa lũ. Nguyên nhân chính được xác định là do tiếp xúc thường xuyên với nước hay môi trường ẩm ướt. Ngoài da đi giày tất bít kín không thường xuyên thay giặt hay bị chứng tăng tiết mồ hôi cũng là các yếu tố liên quan.

Tác nhân gây bệnh chính là các loại vi nấm sợi tơ. Điển hình nhất có Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum… Bên cạnh đó, một số trường hợp còn do nấm men Candida albicans gây ra. Bệnh khiến cho các kẽ ngón chân, lòng bàn chân, gót chân bị viêm đỏ, xuất hiện mủn trắng, có kẽ nứt và tiết dịch có mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra còn gây ngứa ngáy, khiến cơ thể nóng sốt, nổi hạch…

Dùng thuốc bôi được cho là giải pháp điều trị chính đối với bệnh nước ăn chân. Nhóm thuốc này có thể đáp ứng với các tổn thương da có mức độ từ nhẹ đến nặng. Ngoài hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cơ năng thì còn khắc phục nhiễm trùng. Hơn nữa còn thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da do nấm men gây ra.

Trong khi đó, thuốc uống chỉ được chỉ định trong trường hợp tổn thương da gây đau ngứa quá nhiều hay có nhiễm trùng nghiêm trọng. So với các loại thuốc dạng bôi thì thuốc uống sẽ có nguy cơ cao hơn. Vì vậy cần chú ý cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Tùy tiện dùng các loại thuốc dạng uống có thể gây ra tác dụng ngoại ý và nhiều tình huống rủi ro.

Chia sẻ 5+ thuốc bôi trị nước ăn chân tốt nhất

Điều trị nước ăn chân bằng thuốc bôi là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Do đây là giải pháp tiện lợi, cho tác dụng nhanh và ít tốn thời gian. Tuy nhiên cần tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng và mức độ bệnh để lựa chọn sản phẩm thuốc phù hợp.

Dưới đây là 6 loại thuốc bôi trị nước ăn chân tốt nhất được sử dụng phổ biến:

1. Thuốc bôi trị nước ăn chân Dipolac G®

Dipolac G® là một loại thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da có chứa corticoid. Thuốc có tác dụng điều trị các tổn thương ngoài da do nhiễm khuẩn, dị ứng hay nhiễm nấm. Cả trường hợp có hay không kèm theo bội nhiễm đều dùng được.

Thuốc trị nước ăn chân
Thuốc Dipolac G® được dùng phổ biến trong khắc phục tổn thương do bệnh nước ăn chân

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần của thuốc:

Thuốc Dipolac G® có chứa các thành phần chính bao gồm Gentamicin 15mg, Betamethason 9.6mg, Clotrimazol 150mg. Ngoài ra còn chứa một số thành phần hoạt chất khác.

Chỉ định sử dụng:

Thuốc bôi Dipolac G® được chỉ định cho các trường hợp bị nước ăn chân, nấm móng, nấm kẽ tay chân. Bên cạnh đó các trường hợp tổn thương da do nhiễm khuẩn hay do dị ứng cũng có thể dùng được.

Chống chỉ định:

Không dùng cho những người quá mẫn với các thành phần có trong thuốc. Không dùng cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Những người bị viêm da do lao cũng không được dùng.

Giá bán tham khảo:

Thuốc điều trị nước ăn chân Dipolac G® hiện đang được bán với giá khoảng 15.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

2. Thuốc Povidon Iod 10% trị nước ăn chân

Thuốc Povidon Iod 10% là một loại thuốc sát khuẩn có thể dùng trong điều trị một số bệnh lý ngoài da. Loại thuốc này chính là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon, dễ tan trong nước và trong cồn.

l

thuốc bôi nước ăn chân
Thuốc Povidon Iod 10% có tác dụng sát khuẩn được dùng trong điều trị nhiều bệnh ngoài da

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần của thuốc:

Povidon iod – 0,1 g/ml là thành phần chính có trong thuốc Povidon Iod 10%. Ngoài ra còn có một số thành phần tá dược khác.

Chỉ định sử dụng:

Thuốc Povidon Iod 10% được dùng sát trùng ngoài da trước khi phẫu thuật hay khử trùng dụng cụ y khoa. Đồng thời cũng có thể dùng điều trị tổn thương ngoài da bị nhiễm trùng. Hơn nữa còn hỗ trợ điều trị các bệnh nấm ngoài da như nước ăn chân, nấm móng, nấm tóc…

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc cho những người bị dị ứng iod hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hay trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Không nên dùng kéo dài hay dùng trên diện tích da rộng.

Giá bán tham khảo:

Thuốc sát khuẩn Povidon Iod 10% hiện đang được bán với mức giá khoảng 15.500 đồng/ 1 lọ 20ml.

3. Thuốc Econazole trị nước ăn chân

Thuốc Econazole là một loại thuốc kháng nấm phổ rộng thuộc nhóm Imidazole. Có thể đáp ứng được với cả nấm men, nấm sợi tơ và nấm mốc. Ngoài ra, thuốc này cũng có thể hiệu quả với một số vi khuẩn gram dương. Đặc biệt là có thể đáp ứng tốt với các tổn thương do bệnh nước ăn chân gây ra.

thuốc nào trị nước ăn chân
Econazole là thuốc kháng nấm phổ rộng có thể được dùng điều trị nước ăn chân

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần của thuốc:

Thuốc Econazole được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da có chứa thành phần chính là Econazole Nitrate. Thành phần này có tác dụng ức chế tổng hợp ergosterol và các sterol khác. Từ đó làm hư hỏng màng tế bào vi nấm.

Chỉ định dùng thuốc:

Thuốc bôi Econazole được dùng phổ biến trong điều trị nấm da toàn thân, nước ăn chân, nấm candida hay lang ben. Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà liều lượng và thời gian điều trị sẽ có sự khác biệt.

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc cho những người quá mẫn với hoạt chất Econazole Nitrate và các thành phần khác có trong thuốc. Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú cũng không được sử dụng. Ngoài ra, không dùng thuốc cho vùng da xuất hiện nhiễm trùng hay lở loét.

Giá bán tham khảo: Hiện vẫn chưa được cập nhật.

4. Trị nước ăn chân với thuốc Griseofulvin 5%

Griseofulvin 5% là một loại thuốc mỡ kháng sinh được dùng rất phổ biến trong điều trị nước ăn chân và các bệnh ngoài da khác. Loại thuốc này có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi nấm. Điển hình như nấm da Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton floccosum.

thuốc bôi nước ăn chân
Griseofulvin 5% là một loại thuốc mỡ kháng sinh có thể dùng trị nước ăn chân

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần của thuốc:

Griseofulvin 0.5g là thành phần chính có trong thuốc mỡ kháng sinh Griseofulvin 5%. Ngoài ra thuốc còn chứa các thành phần tá dược khác như Vaselin, Dầu Paraffin, Hydrogenated castor oil, Sodium lauryl sulfate, Glycerin, Ethanol 96%, Nước tinh khiết, Glyceryl monostearate…

Chỉ định dùng thuốc:

Thuốc Griseofulvin 5% được chỉ định phổ biến trong điều trị một số bệnh ngoài da do nấm gây ra. Điển hình như nước ăn chân, nấm tóc, nấm móng tay, móng chân, kẽ chân, kẽ tay…

Chống chỉ định:

Tuyệt đối không dùng thuốc Griseofulvin 5% cho người bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng.

Giá bán tham khảo: Hiện chưa được cập nhật.

5. Thuốc bôi trị nước ăn chân Genatreson

Thuốc Genatreson là một dược phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da được dùng phổ biến trong điều trị một số vấn đề da liễu do nấm hay do dị ứng.

thuốc bôi trị nước ăn chân
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Genatreson trong điều trị bệnh nước ăn chân

Xuất xứ: Việt Nam.

Thành phần của thuốc:

Gentamicin 10mg, Clotrimazole 5mg và Dexamethasone 100g là các thành phần chính của thuốc Genatreson. Ngoài ra thuốc có chứa một số tá dược bao gồm acid stearic, natri lauryl sulfat, nipasol, nipagin, sáp ong trắng, chất nhũ hóa anionic và nước cất vừa đủ cho 1 tuýp kem 10g.

Chỉ định sử dụng:

Thuốc bôi ngoài da Genatreson được dùng để điều trị nước ăn chân, nấm kẽ tay, kẽ chân, nấm da đầu, chốc lở. Ngoài ra thuốc còn đáp ứng với các trường hợp lang ben do malassezia, nấm candida ngoài da. Thuốc còn có tác dụng hỗ trợ chống nhiễm trùng trong trường hợp bị côn trùng cắn hay bỏng nhẹ. Các trường hợp viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bong tróc da, da sưng kèm nhiễm khuẩn… thì thuốc cũng có thể đáp ứng.

Chống chỉ định:

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc bôi Genatreson để điều trị các bệnh lý về mắt.

Giá bán tham khảo:

Thuốc bôi ngoài da Genatreson hiện đang được bán với mức giá khoảng 15.000 đồng/ 1 tuýp 10g.

6. Thuốc Terbinafine trị bệnh nước ăn chân

Terbinafine là thuốc kháng nấm tại chỗ. Được dùng phổ biến trong điều trị nhiễm nấm ngoài da, nước ăn chân, nấm kẽ chân, móng chân, lang ben, nấm móng tay… Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu thiếu thận trọng khi sử dụng.

thuốc nào trị nước ăn chân
Terbinafine là thuốc kháng nấm tại chỗ có thể đáp ứng với trường hợp bị nước ăn chân

Xuất xứ: Đức

Thành phần của thuốc:

Terbinafine hydrochloride là thành phần chính có trong thuốc Terbinafine. Thành phần này phát huy tốt công dụng chống nấm nhờ ức chế sterol của nấm. Terbinafine là một allylamine có khả năng tiêu diệt nấm phổ rộng.

Chỉ định sử dụng:

Thuốc Terbinafine được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm da do nấm candida, nước ăn chân, nhiễm nấm móng tay, móng chân do nấm Trichophyton. Ngoài ra thuốc còn đáp ứng trong trường hợp bị lang ben do nấm Pityrosporum orbiculare.

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc cho các đối tượng bị dị ứng hay quá mẫn với các thành phần có trong thuốc. Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là những đối tượng bị chống chỉ định.

Giá bán tham khảo: 

Thuốc Terbinafine hiện đang được bán rất phổ biến ở các nhà thuốc với mức giá khoảng 15.000 đồng/ 1 tuýp 10g.

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bôi trị nước ăn chân

Để cải thiện và ngăn ngừa bệnh nước ăn chân phát triển trên diện rộng thì người bệnh cần chú ý dùng các loại thuốc bôi đúng cách. Đây chính là yếu tố giúp đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Người bệnh có thể thực hiện việc bôi thuốc theo chỉ dẫn dưới đây:

  • Trước khi tiến hành bôi thuốc, cần chú ý vệ sinh vùng da bị tổn thương. Có thể dùng nước ấm hay dung dịch nước muối sinh lý đều được. Sau đó dùng khăn bông mềm lau khô nước.
  • Dùng xà phòng kháng khuẩn để rửa tay sạch sẽ. Sau đó lau khô tay. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc của nấm men và hại khuẩn từ tay lên vùng da tổn thương.
  • Bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy ra 1 lượng thuốc vừa đủ. Sau đó thoa đều lên bề mặt da bị tổn thương. Nên dùng tay massage nhẹ nhàng để thuốc có thể thấm sâu vào lớp bì. Không nên thoa thuốc lên các vùng da lành.
  • Sau khi thoa thuốc xong cần rửa lại tay bằng nước sạch và xà phòng kháng khuẩn.
  • Cuối cùng đậy kín nắp thuốc rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để đảm bảo tác dụng điều trị của thuốc.
lưu ý khi dùng thuốc trị nước ăn chân
Cần rửa tay sạch sẽ cả trước và sau khi tiếp xúc với các thuốc bôi trị nước ăn chân

Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị nước ăn chân

Việc dùng thuốc bôi trị nước ăn chân ngoài tuân thủ chỉ định từ bác sĩ thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề khác. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Kiểm tra bao bì để xem ngày sản xuất, hạn sử dụng hay tem chống hàng giả trước khi mua về dùng. Tuyệt đối không được dùng các sản phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng hay đã quá hạn sử dụng.
  • Chỉ dùng các sản phẩm thuốc bôi trị nước ăn chân có chứa các thành phần hoạt chất mà cơ thể không bị dị ứng hay quá mẫn cảm với chúng.
  • Sau mỗi lần sử dụng cần chú ý đậy kín nắp sản phẩm. Điều này giúp ngăn ngừa các tác nhân từ môi trường tấn công và làm tổn hại chất lượng của thuốc.
  • Tuyệt đối không để thuốc tiếp xúc với mắt, mũi, miệng hay bộ phận sinh dục. Trường hợp không may dính phải thì bạn cần dùng nước sạch rửa ngay.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc bôi trị nước ăn chân khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc bôi trị nước ăn chân có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Điển hình như kích ứng da hay các biểu hiện bất thường về da khác. Khi gặp phải vấn đề này, người bệnh nên tạm ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ.
  • Chú ý kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất. Không tiếp xúc với nước bẩn, giữ tổn thương da luôn thông thoáng, sạch sẽ. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học.

Bài viết đã chia sẻ một số loại thuốc bôi trị nước ăn chân tốt nhất được dùng phổ biến hiện nay. Bạn nên tham khảo bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm thuốc phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh. Tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh các vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

The post 5+ thuốc bôi trị nước ăn chân tốt nhất, hiệu quả nhanh appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét