Dùng thuốc đông y chữa đau dạ dày là giải pháp được nhiều người bệnh chọn lựa bên cạnh điều trị y tế. Các bài thuốc đông y có công dụng ôn trung, bổ tỳ kiện vị và nâng cao sức khỏe tổng thể. Thuốc đông y thường có độ an toàn cao nhưng tác dụng còn chậm và hiệu quả bị hạn chế hơn tân dược.
Bệnh đau dạ dày theo quan niệm Đông y
Đau dạ dày là thuật ngữ đề cập đến cơn đau xuất hiện do dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn do uống nhiều rượu bia, tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ăn đồ cay nóng, stress, thức khuya,…
Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa như nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm dạ dày cấp – mãn tính và hội chứng dạ dày kích thích. Nếu xảy ra do bệnh lý, đau dạ dày thường bùng phát thường xuyên vào một số thời điểm cụ thể (sau ăn, khi đói và khi ngủ).
Theo đông y, đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến được gọi với tên “quản vị thống”. Quản vị thống cũng chính là tên gọi chung cho các chứng đau kích hoạt ở vùng trung tiêu và thượng vị.
Các thầy thuốc đông y cho biết, thống tắc bất thông chính là nguyên nhân chính gây ra chứng quản vị thống. Trong đó, các tình trạng tỳ vị hư hàn, can khí phạm vị hay bệnh tà phạm vị có liên quan trực tiếp đến bệnh đau dạ dày.
Trường hợp đau do bệnh tà phạm vị thì cơn đau thường kích hoạt khi có ngoại cảm hàn tà xâm nhập. Ăn uống các thức ăn có tính hàn cũng dễ làm bùng phát triệu chứng.
Trường hợp đau dạ dày do tỳ vị hư hàn thường liên quan tới tình trạng lao động quá sức hay ăn uống no đói thất thường. Các tình trạng này khiến cho tỳ vị bị tổn thương và gây đau.
Còn đau dạ dày do can khí phạm vị thì thường liên quan tới việc lo nghĩ, căng thẳng quá mức khiến cho can khí không sơ tiết được. Từ đó phạm tới vị gây ra tình trạng can vị không điều hòa và dẫn tới cơn đau.
5 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày tốt nhất
Đông y chia bệnh đau dạ dày ra thành 5 thể lâm sàng. Mỗi thể bệnh sẽ có bài thuốc đặc trị riêng với tác dụng và công năng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa đau dạ dày được lưu truyền và áp dụng rộng rãi:
1. Bài thuốc đông y chữa đau dạ dày thể hỏa uất
Đau dạ dày thể hỏa uất là một trong những thể bệnh thường gặp. Thể bệnh này thường sẽ gây đau nhiều tại vùng thượng vị và đau nóng rát cự cán. Cùng với đó là một số triệu chứng đi kèm khác. Điển hình như đắng miệng, khô miệng, ợ chua. Quan sát lưỡi thấy chất lưỡi đó, rêu lưỡi vàng. Bắt mạch cho kết quả mạch huyền sác.
Với thể bệnh này cần điều trị theo bài thuốc sau:
– Chuẩn bị:
- 8g chỉ thực, 8g thanh bì, 8g sài hồ, 8g xuyên khung, 4g chích thảo, 8g huyền hồ, 8g hương phụ, 12g bạch thược và 12g mai mực.
– Thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm sắc
- Thêm vào khoảng 1 lít nước rồi sắc trên lửa nhỏ 30 phút
- Chia nước sắc làm nhiều lần uống trong ngày
- Duy trì đều đặn 1 thang/ ngày cho đến khi bệnh giảm hẳn
2. Chữa đau dạ dày thể khí trệ theo đông y
Đau dạ dày thể khí trệ thường gặp ở những người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau có xu hướng xảy ra ở vùng thượng vị. Sau đó từ từ lan tỏa ra phạm vi rộng, ảnh hưởng đến vùng sườn và cả vùng lưng dưới.
Nhiều người còn bị cự cán, ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng. Quan sát thấy lưỡi đỏ và rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng. Bắt mạch cho kết quả mạch huyền.
Với thể bệnh này, có thể điều trị bằng bài thuốc Gia vị tam hương thang:
– Chuẩn bị:
- 40 – 50g lai phục tử, 25g hương phi, 15g phật thủ, 15g trần bì, 15g hoắc hương, 45g tam tiên, 10g binh lang phiến và 10g cam thảo.
– Thực hiện:
- Cho hết tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc
- Thêm nước lọc vào và sắc lấy nước uống
- Cần sắc uống 1 thang/ ngày cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm
Ở bệnh đau dạ dày thể khí trệ, cần căn cứ vào từng trường hợp để gia giảm vị thuốc cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Trường hợp âm vị hư thì giảm bớt các vị lý khí cho phù hợp. Sau đó gia thêm thiên hoa phấn và thốn đông.
- Trường hợp tì hư thấp vượng thì thêm bạch truật và phục linh.
- Nếu tì khí hư thì gia thêm vị đảng sâm.
- Trường hợp lưỡi có vị chua thì thêm vị ngõa lăng tử.
- Nếu trung tiêu hư hàn thì thêm các vị sa nhân và thảo đậu khấu.
- Trường hợp vẫn ăn uống bình thường thì bỏ vị lai phục tử và tam liên.
- Nếu vị nhiệt thì thêm các vị sinh thạch cao và hoàng cầm.
- Trường hợp vô tâm hạ bĩ thì loại bỏ vị binh lang phiến.
3. Bài thuốc đông y chữa đau dạ dày thể hư hàn
Bệnh đau dạ dày thể hư hàn thường xảy ra khi niêm mạc hành tá tràng có xuất hiện vết loét. Người bệnh thường bị đau liên miên tại vùng thượng vị. Đi kèm với đó là các triệu chứng nôn nhiều và mệt mỏi. Việc chườm nóng và xoa bóp có thể khiến người bệnh thấy dễ chịu hơn.
Một số người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác đi kèm. Phổ biến nhất là chân tay lạnh, sợ lạnh, nôn ra nước trong, đầy bụng, phân có lúc táo lúc nát. Quan sát lưỡi thấy chất lưỡi nhạt và rêu lưỡi trắng. Bắt mạch cho kết quả mạch hư tế.
Bệnh đau dạ dày thể hư hàn có thể điều trị theo bài thuốc sau:
– Chuẩn bị:
- 60g hoàng kỳ, 20g lá khôi, 50g di đường, 24g bạch thược, 12g quế chi, 12g sinh khương, 12g cam thảo và 4g táo.
– Thực hiện:
- Cho hết tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong ấm
- Thêm vào ấm 1 lít nước sắc trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút
- Sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc cho tới khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm
4. Điều trị đau dạ dày thể ứ huyết theo đông y
Bệnh đau dạ dày thể ứ huyết đặc trưng bởi tình trạng đau dữ dội ở một vị trí nhất định. Thường gặp nhất là đau vùng thượng vị và giữa bụng. Khi dùng tay ấn vào thì cơn đau sẽ tăng lên và người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.
Căn cứ vào triệu chứng của bệnh mà các thầy thuốc đông y chia đau dạ dày thể huyết ứ ra thành 2 loại. Cụ thể là hư chứng và thực chứng.
– Hư chứng:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là chân tay lạnh, sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi. Người bệnh còn có biểu hiện môi nhợt nhạt, chất lưỡi rêu, rêu lưỡi nhuận và có các điểm ứ huyết. Bắt mạch cho kết quả mạch hư đại hoặc tế sác. Có thể điều trị theo bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: 40g sinh địa, 12g a giao, 8g chi tử, 6g cam thảo, 16g trắc bá diệp và 12g bồ hoàng.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm. Thêm vào 1 lít nước và sắc trên lửa nhỏ để thu lấy phân nửa. Chia nước sắc thu được thành 3 lần uống/ ngày. Cần thực hiện đều đặn 1 thang/ ngày cho tới khi triệu chứng bệnh giảm hẳn.
- Tác dụng chính của bài thuốc: Thông lạc hoạt huyết.
– Thực chứng:
Đau dạ dày thể ứ huyết thực chứng có thể gây nôn ói ra máu, hữu lực, đại tiện phân đen. Người bệnh còn có biểu hiện môi đỏ, lưỡi đỏ và rêu lưỡi đỏ. Khi bắt mạch sẽ cho kết quả mạch huyền sác. Có thể điều trị với bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: 12g hoàng kỳ, 12g bạch truật, 16g đẳng sâm, 12g bạch linh, 10g quy đầu, 12g đại táo, 12g bạch thược, 8g a giao, 8g táo nhân, 10g xuyên khung, 6g ngũ vị, 6g trần bì, 12g kỷ tử, 6g cam thảo và 4g sinh khương.
- Thực hiện: Cho hết các vị thuốc vừa chuẩn bị vào ấm. Thêm 1 lít nước vào sắc trong 30 phút với lửa nhỏ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc cho tới khi các triệu chứng giảm hẳn.
- Tác dụng chính của bài thuốc: Lương huyết chỉ huyết, bổ huyết chỉ huyết.
5. Chữa đau dạ dày thể hàn thấp bằng thuốc đông y
Với bệnh đau dạ dày thể hàn thấp thì người bệnh thường bị đau khó chịu và đầy vị quản. Đi kèm với đó là các biểu hiện ăn uống không ngon miệng, miệng có dịch nhớt, đầu mình luôn có cảm giác nặng nề.
Nhiều người bệnh còn bị đại tiện tiết tả hay lỏng nhão, rêu lưỡi trắng nhớt. Khi bắt mạch cho kết quả mạch nhu. Trường hợp ăn các loại đồ sống lạnh thì trung lương dễ bị dồn ép. Đồng thời tỳ không vận hóa nên khiến cho các triệu chứng nghiêm trọng thêm.
Có thể điều trị bằng bài thuốc Vị linh thang, cụ thể như sau:
– Chuẩn bị:
- 12g xương truật, 12g trạch tả, 10g hậu phác, 8g phục linh, 8g bạch truật, 8g trư linh, 6g tang bì, 4g nhục quế, 4g cam thảo và 5 nhát sinh khương.
– Thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm
- Thêm vào 1 lít nước rồi sắc trên lửa nhỏ để thu lấy 300ml
- Loại bỏ phần bã thuốc đi, chia nước sắc thành 3 lần uống/ ngày
- Cần sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang thuốc cho tới khi triệu chứng bệnh giảm hẳn
6. Một số bài thuốc đông y chữa đau dạ dày khác
Ngoài các bài thuốc trên thì người bệnh còn có thể áp dụng một số bài thuốc đông y chữa đau dạ dày khác. Dưới đây là một số bài thuốc thường được áp dụng phổ biến:
– Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: 8g xuyên khung, 8g sài hồ, 8g chỉ xác, 12g bạch thược, 8g hương phụ và 4g cam thảo.
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ ngày vào trước các bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.
– Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: 12g mã đề, 8g hương phụ, 8g xương bồ, 12g cúc tần và 6g nghệ vàng.
- Thực hiện: Tán các vị thuốc trên thành dạng bột mịn rồi trộn đều. Thêm mật ong vào và tiến hành vo thành từng viên nhỏ bằng hạt đậu. Mỗi lần lấy 3 viên thuốc uống trực tiếp với nước sôi ấm. Dùng 1 lần/ ngày trong liên tục 2 tuần.
– Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: 12g mộc hương, 12g tô hợp, 12g sinh khương, 8g trần bì, 8g củ sả và 6g súc sa mật.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Dùng đều đặn 1 thang/ ngày tới khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn.
– Bài thuốc số 4:
- Chuẩn bị: 10g phục linh, 8g bạch thược, 8g bạch truật, 8g sài hồ, 8g đương quy, 8g sinh cam thảo và 6g uất kim.
- Thực hiện: Sắc lấy nước, chia đều làm 3 lần uống/ ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút. Dùng đều đặn 1 thang/ ngày trong vòng 3 tuần liên tục.
– Bài thuốc số 5:
- Chuẩn bị: 12g đương quy, 12g hồng hoa, 12g thảo linh chi, 12g cửu nguyên xuẩn, 12g đào nhân, 12g cam thảo, 8g đơn bì, 8g xuyên xịch thước, 8g ô dược, 6g chỉ xác, 6g hương phụ và 4g huyền hồ.
- Thực hiện: Sắc thuốc và chia đều làm 3 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn. Dùng 1 thang/ ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
7. Kết hợp châm cứu chữa đau dạ dày theo đông y
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày, nên kết hợp dùng các bài thuốc với liệu pháp châm cứu trong đông y. Đây là cách đơn giản giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt.
Tùy thuộc vào từng thể bệnh để áp dụng châm cứu vào các huyệt vị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Thể khí trệ: Châm cứu các huyệt Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Kỳ môn, Dương lăng truyền. Trường hợp bị ợ chua thì châm vào huyệt Thái bạch và Trung đỉnh.
- Thể ứ huyết: Cứu vào các huyệt Tỳ du, Can du, Cách du, Cao hoang và Tâm du.
- Thể hỏa uất: Cần châm cứu các huyệt Tả can du, Trung quản, Tỳ du, Vị du, Thái xung, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao. Hợp cốc, Nội dình, Nội quan. Nếu bị ợ chua thì cần tác động vào huyệt Trung đỉnh và Thái bạch.
- Thể hàn thấp: Châm cứu vào các huyệt Vị du, Tỳ du, Chương môn, Nội quan, Trung quản, Túc tam lý. Trường hợp bị ợ chua cũng châm vào huyệt Thái bạch và Trung đỉnh.
- Thể hư hàn: Tiến hành châm cứu các huyệt tương tự như ở thể hàn thấp.
Ưu – nhược điểm khi chữa đau dạ dày bằng thuốc đông y
Trong những năm trở lại đây, nhiều người bệnh có xu hướng chọn điều trị bằng các bài thuốc đông y thay cho dùng thuốc tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mỗi phương pháp đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, người bệnh cần chú ý xem xét kỹ lưỡng để có thể lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất.
Dùng thuốc đông y chữa đau dạ dày có những ưu và nhược điểm cụ thể như sau:
– Về mặt ưu điểm:
- Thuốc đông y rất lành tính, có độ an toàn cao. Vì vậy rất hiếm khi gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng khi áp dụng.
- Phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả những người bệnh đã có sẵn các bệnh lý nền
- Các bài thuốc đông y chủ yếu tận dụng dược liệu tự nhiên nên tương đối phù hợp với cơ địa của người Á Đông
- Thuốc đông y có khả năng mang lại hiệu quả dài lâu hơn so với điều trị bằng thuốc tây
– Về mặt hạn chế:
- Người bệnh sẽ phải mất thời gian sắc thuốc và thuốc đông y thường khó uống hơn thuốc tây
- Tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài để bệnh chuyển biến tích cực
- Có thể không đáp ứng với các trường hợp bệnh nặng
- Khó khăn trong vấn đề tìm mua dược liệu sạch và đảm bảo chất lượng
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc đông y chữa đau dạ dày
Hiện nay, chữa bệnh đau dạ dày bằng các bài thuốc đông y đang được nhiều người bệnh lựa chọn do có ưu điểm vượt trội. Thuốc đông y được đánh giá cao về sự lành tính và mức độ an toàn khi áp dụng. Tuy nhiên giải pháp này vẫn tiềm ẩn các tác dụng phụ nếu không áp dụng đúng cách.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc đông y chữa đau dạ dày cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Tốt nhất nên tìm gặp thầy thuốc để được thăm khám và chẩn đoán thể bệnh. Từ đó tư vấn bài thuốc phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
- Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng và chưa nhận tham vấn y khoa. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng điều trị mà còn tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề rủi ro ngoại ý.
- Khi áp dụng các bài thuốc, cần bào chế dược liệu và sắc uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Trường hợp thực hiện sai cách thì có thể sẽ không nhận được kết quả điều trị như mong đợi.
- Thuốc đông y được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng vẫn có khả năng gây ra các tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Nếu gặp phải các phản ứng bất thường khi dùng thuốc, người bệnh nên báo cho bác sĩ được biết để kịp thời xử lý.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi buôn bán dược liệu kém chất lượng, bị pha tạp hay dược tính kém. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần lựa chọn mua dược liệu ở địa chỉ kinh doanh đáng tin cậy.
- Để nhận được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp ăn uống khoa học. Tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các món ăn làm tăng áp lực cho dạ dày và đường tiêu hóa.
- Cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt điều độ. Đặc biệt là dành thời gian mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Đây là yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chữa đau dạ dày bằng thuốc đông y là giải pháp được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Để nhận được kết quả điều trị tốt, người bệnh nên chọn bệnh viện hoặc phòng khám đông y uy tín để thăm khám và điều trị. Trong các trường hợp bệnh nặng cần chú ý kết hợp điều trị y tế và ăn uống – sinh hoạt điều độ để tác động toàn diện tới tiến triển của bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
The post 5 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày tốt nhất và lưu ý appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét