Xuất huyết niêm mạc dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng rất dễ phát sinh khi dạ dày bị tổn thương kéo dài mà không được can thiệp. Vấn đề này nếu không sớm phát hiện và can thiệp sẽ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tính mạng người bệnh còn có thể bị đe dọa.

xuất huyết niêm mạc dạ dày
Xuất huyết niêm mạc dạ dày là vấn đề nghiêm trọng cần sớm can thiệp

Nguyên nhân gây xuất huyết niêm mạc dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Thông thường nó là hệ quả trực tiếp của chứng viêm loét dạ dày cấp và mãn tính không được điều trị nghiêm tục. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một số yếu tố khác cũng được cho là liên quan.

Dưới đây là những nguyên nhân gây xuất huyết niêm mạc dạ dày phổ biến nhất:

1. Viêm loét dạ dày

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài trong dạ dày sẽ hình thành các vết loét. Nếu chúng tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu sẽ gây tổn thương tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch bị rách thì niêm mạc dạ dày sẽ bị chảy máu. Viêm loét dạ dày tá tràng được cho là nguyên nhân chính của tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Yếu tố này thường là nguyên nhân cộng hưởng khiến cho nguy cơ bị xuất huyết niêm mạc dạ dày tăng lên. Thống kê ghi nhận rằng, một số thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh hay corticosteroid đều có khả năng gây chảy máu niêm mạc dạ dày ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày.

3. Giãn tĩnh mạch dạ dày

Hội chứng này cũng được cho là liên quan trực tiếp đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Giãn tĩnh mạch làm tăng nguy cơ rách tĩnh mạch khi có những tác nhân tác động vào. Tình trạng này khiến bao tử chảy máu và phát sinh các triệu chứng khác. Điển hình như người bệnh nôn ói liên tục, dịch nôn sẽ có dính máu đỏ tươi.

4. Ung thư dạ dày

Bệnh lý này thường khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề. Cách mạch máu ở lớp niêm mạc cũng dễ bị vỡ hay rách và gây chảy máu. Tuy nhiên, lượng máu chảy trong trường hợp này thường không nhiều và tiến triển chậm.

5. Hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng Mallory Weiss hay còn được gọi là viêm tâm phình vị do tình trạng nôn ói kéo dài.  Mặc dù hội chứng này thường xuất hiện phổ biến hơn ở thực quản nhưng nhiều trường hợp nó cũng có thể xuất hiện ở dạ dày. Việc nôn ói kéo dài với mức độ nặng cũng có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dẫn đến tình trạng chảy máu.

nguyên nhân chảy máu niêm mạc dạ dày
Nôn ói với tần suất quá dày đặc cũng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến chảy máu

Ngoài ra, một số vấn đề như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá nhiều, sử dụng chất kích thích hay rối loạn tiêu hóa cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết niêm mạc dạ dày.

Xuất huyết niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?

Theo Center For Health Reporting Tùy theo mức độ tổn thương niêm mạc mà tình trạng xuất huyết có thể gây ra những triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể bị đau bụng, đau ngực, khó thở, nôn ra máu hay đại tiện có máu…

Nếu tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày diễn ra một cách đột ngột, đồng thời chuyển biến nhanh chóng thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm. Điển hình như mạch đập nhanh, hạ huyết áp hay thậm chí là mất ý thức tạm thời.

Xuất huyết niêm mạc dạ dày được khuyến cáo là một tình trạng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể làm phát sinh những biến chứng nặng nề. Nó có thể dẫn đến thiếu máu, sốc, trong nhiều trường hợp, tính mạng người bệnh còn bị đe dọa trực tiếp.

Chẩn đoán xuất huyết niêm mạc dạ dày

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý để khoanh vùng chẩn đoán nguyên nhân. Sau đó, một số xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được chỉ định:

  • Xét nghiệm mẫu phân: Nhằm xác định lượng máy được thải trừ từ dạ dày.
  • Nội soi dạ dày: Đây được xem là xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán chảy máu niêm mạc dạ dày. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát rõ thành dạ dày, đồng thời xác định vị trí chảy máu.
  • Chụp X-quang: Mục đích là hỗ trợ xác định rõ tổn thương ở dạ dày, từ đó thiết lập phác đồ chữa trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích đánh giá số lượng tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu…
  • Siêu âm: Giúp đưa ra chẩn đoán phân biệt giữa tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng với các bệnh lý khác khi nguyên nhân chưa được xác định.
chẩn đoán xuất huyết niêm mạc dạ dày
Nội soi là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán chảy máu niêm mạc dạ dày

Khắc phục tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày

Trước khi đưa ra phương án điều trị, bác sĩ sẽ cần xác định rõ mức độc chảy máu niêm mạc dạ dày. Thông thường, người bệnh sẽ được theo dõi khoảng vài ngày nhằm xác định mức độ chảy máu. Sau đó, bác sĩ mới chỉ định phác đồ điều trị thích hợp:

1. Điều trị bảo tồn

Đối với tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày có mức độ chảy máu từ nhẹ đến trung bình thì điều trị bảo tồn được cho là phương pháp chính. Đầu tiên, để bổ sung lượng máu bị hao hụt, bác sĩ sẽ tiến hành truyền máu cho người bệnh. Cần xác định chính xác nhóm máu cũng như liều lượng máu cần phải truyền. Trường hợp không có máu cùng nhóm thì nhóm máu O sẽ được truyền thay thế.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được truyền dịch cũng như một số loại vitamin cần thiết để nhanh chóng hồi phục. Bác sĩ cũng có thể dùng nước lạnh để rửa niêm mạc dạ dày nhằn làm sạch vị trí chảy máu.

Cùng với việc truyền máu và truyền dịch, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loai thuốc. Mục đích là để ngăn chặn tình trạng chảy máu, đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương ở niêm mạc.

điều trị xuất huyết niêm mạc dạ dày
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trong điều trị bảo tồn

Các thuốc được sử dụng có thể là:

  • Thuốc kháng acid: Phosphalugel, Kremil – S, Maalox, Pepsane, Varogel, Yumangel… là những loại được dùng phổ biến. Chúng có vai trò tạo lớp màng để bảo vệ ổ loét, giúp giảm đau do kích thích niêm mạc, đồng thời ngăn ngừa tình trạng chảy máu tái diễn.
  • Thuốc kháng histamine H2: Famotidine, Ranitidine và Cimetidine là những thuốc có thể được dùng trong điều trị chảy máu niêm mạc dạ dày. Trước khi dùng thuốc nhóm này cần loại trừ nguyên nhân gây xuất huyết là ung thư dạ dày.
  • Thuốc giảm đau chống co thắt: Được sử dụng khi tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày gây kích thích và làm phát sinh cơn đau. Thuốc được dùng có thể là Alverin, Mebeverin, Drotaverin và Buscopan.
  • Thuốc co mạch: Một số loại như Posthypophyse, Octreotide, Carbazochrome được xếp vào phân nhóm thuốc cầm máu gián tiếp. Thuốc có tác dụng giãn mạch ngoại vi, đồng thời làm giảm áp lực tĩnh mạch gánh, co mạch trung ương. Từ đó có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày.
  • Vitamin nhóm K: Nhóm vitamin này sẽ giúp cơ thể tăng sản xuất prothrombin để thúc đẩy quá trình đông máu.

Tất cả các loại thuốc được dùng trong trường hợp xuất huyết niêm mạc dạ dày đều có thể phát sinh tác dụng phụ. Cần dùng đúng chỉ định và tìm đến bác sĩ ngay khi gặp bất cứ bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.

2. Xuất huyết niêm mạc dạ dày có cần mổ không?

Đa phần các trường hợp chảy máu niêm mạc dạ dày có thể được phục hồi sau khi điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, với những trường hợp chảy máu nhiều và mức độ nghiêm trọng thì việc điều trị nội khoa sẽ không thể nào đáp ứng.

Lúc này, người bệnh bắt buộc phải mổ để điều trị. Chảy máu nhiều sẽ dẫn đến mất máu nghiêm trọng, nếu không mở để cầm máu kịp thời thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

xuất huyết niêm mạc dạ dày
Phẫu thuật sẽ được thực hiện với trường hợp chảy máu quá nhiều không đáp ứng điều trị nội khoa

Xuất huyết niêm mạc dạ dày thường phải mổ trong các trường hợp sau:

Trong quá trình mổ, bác sĩ thường sẽ truyền thêm máu cho người bệnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ mất máu quá nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của ca mổ.

Biện pháp ngăn ngừa xuất huyết niêm mạc dạ dày

Xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng rất nghiêm trọng. Đặc biệt nếu nó tái phát sau điều trị thì người bệnh sẽ không thể tiếp tục điều trị bảo tồn. Lúc này nhất định sẽ phải can thiệp ngoại khoa, đồng thời đối mặt với nhiều biến chứng tiềm ẩn.

Để phòng ngừa tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Tránh sử dụng các thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid khi dạ dày đang tổn thương hoặc sau khi điều trị chảy máu niêm mạc dạ dày. Cần nói chuyện trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc khác thay thế.
  • Điều trị triệt để tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các vấn đề dạ dày khác để ngăn ngừa nguy cơ chảy máu niêm mạc.
  • Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, đồ chua, đồ lên men… bởi chúng rất dễ khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các chất kích thích.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày. Khi nhận thấy những triệu chứng cảnh báo đầu tiên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuyệt đối nghiêm túc điều trị cũng như chăm sóc dự phòng để tránh những biến chứng nguy hiểm.

The post Xuất huyết niêm mạc dạ dày – Nguyên nhân và cách phòng ngừa appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét