Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm tiểu phế quản.
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính ở cuống phổi nhỏ do virus gây ra. Bệnh gây ra viêm, sưng lên, lấp đầy chất nhờn và tắc nghẽn dường hô hấp nhỏ của phổi.
Bệnh viêm phế quản có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Thời tiết chuyển lạnh tạo điều kiện thuận lợi để virus phát triển, bệnh bùng phát vào mùa đông và có thể kéo dài sang đầu xuân.
Viêm tiểu phế quản là căn bệnh hô hấp rất nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt sẽ gây ra những biến chứng sau đây:
- Rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện những cơn khó thở
- Viêm tiểu phế quản lan tỏa
- Nếu nghiêm trọng sẽ khiến trẻ suy hô hấp cấp, tràn khí màn phổi, viêm phổi, xẹp phổi và có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh do virus tấn công đường hô hấp nhỏ trong phổi, gây ra nhiễm trùng làm cho các tiểu phế quản sưng lên, gây viêm. Các chất nhày tích tụ ở đường dẫn khí khiến cho việc di chuyển của không khí gặp khó khăn.
Virus hợp bào (VRS): Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm tiểu phế quản, có khoảng 30 – 50% trường hợp mắc bệnh do virus này gây ra. Virus này có hai điểm đặc biệt:
- Khả năng lây lan nhanh và có thể phát triển thành dịch
- Người lớn hay trẻ em đều có thể nhiễm virus hợp bào. Người lớn sẽ có những biểu hiện nhẹ như cảm ho thông thường. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi khi bị lây nhiễm sẽ biểu hiện dưới dạng nặng là VTPQ.
Virus cúm và á cúm: Có khoảng 25% trường hợp trẻ em bị mắc bệnh viêm tiểu phế quản do virus này gây ra
Virus Adenovirus: với khoảng 10% số ca mắc bệnh.
Một số virus cũng có thể gây ra bệnh viêm tiểu phế quản như: Ho gà, chlamydia pneumonia,…nhưng rất hiếm gặp.
Các virus gây nên bệnh viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây nhiễm thông qua các giọt nước trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc là nói. Bệnh cũng có thể lây khi chạm vào một số vật dụng cá nhân của người bệnh sau đó chạm vào mũi miệng.
Vì sao trẻ nhỏ dễ bị viêm tiểu phế quản?
Bệnh viêm tiểu phế quản có khả năng lây lan rất nhanh vì virus là tác nhân gây bệnh chính, chúng sẽ lẫn vào trong nước bọt, dịch mũi của người bệnh. Khi ho, hắt hơi chúng sẽ tồn tại trong không khí, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ khi trẻ chơi ở nơi có không khí bị nhiễm virus gây bệnh.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất có ống mũi, khí quản và tiểu phế quản khá hẹp, khi bị viêm sưng gây tắc nghẽn và có dịch nhày, tạo điều kiện để bệnh viêm tiểu phế quản ngày càng trầm trọng.
Bé rất dễ mắc bệnh ở giai đoạn 3 – 6 tháng đầu đời và trong hai năm đầu tiên. Những bé sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những bé khác:
- Trẻ em sống ở trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp, thì tỷ lệ bị lây nhiễm bệnh rất cao do sức đề kháng của trẻ còn yếu, nhất là những trẻ còn bú sữa mẹ mà không được bú sữa.
- Trẻ em bị ốm do nhiễm virus trước đó như viêm mũi họng, viêm amidan,… đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt.
- Những bé sinh non, bé có bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh hay bị suy giảm miễn dịch rất có nguy cơ mắc phải VTPQ.
Một số điều kiện khách quan khiến bé dễ bị nhiễm bệnh viêm tiểu phế quản như đi học nhà trẻ và tiếp xúc với khói thuốc lá.
Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản
Khi mới bị bệnh, những biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản rất giống với cảm lạnh thông thường nên khó phân biệt như: chảy nước mũi, ngạt mũi, kèm theo sốt nhẹ.
Sau khoảng 1 – 2 tuần, bệnh tiến triển nặng hơn, bé có dấu hiệu thở khò khè, khó thở hoặc thở nhanh, nhịp tim nhanh.
Những trẻ em khỏe mạnh thì các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Những trẻ có hệ miễn dịch bị suy yếu thì bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn, cần phải nhập viện để điều trị.
Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Trẻ ói mửa, da xanh tím tái nhất và xung quanh môi và móng tay
- Thở nhanh hoặc khó thở bị kiệt sức do cố gắng thở
- Thở khò khè
- Không muốn uống đủ nước, khi ăn hít thở nhanh.
Điều trị viêm tiểu phế quản
Đa số, các trường hợp của bệnh viêm tiểu phế quản nếu không có biến chứng nguy hiểm thì có thể hỗ trợ chăm sóc tại nhà.
- Cho trẻ bú sữa và ăn uống đầy đủ, chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng nôn ói. Cho trẻ uống nhiều nước có tác dụng làm loãng đàm, dịu cơn ho.
- Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước mũi sinh lý, làm thông thoáng mũi để trẻ dễ thở và bú tốt hơn.
- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống thuốc nếu không sẽ khiến bệnh trở nặng và tác dụng phụ không mong muốn.
- Tránh khói thuốc lá, khói thuốc lá sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng và có nguy cơ bị suyễn sau này.
- Đi khám đúng lịch hẹn với bác sĩ, nếu có dấu hiệu khó thở, tím tái, suy hô hấp, viêm phổi,… thì nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để tiến hành nhập viện.
Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản
Hiện nay, thuốc phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản còn chưa phổ biến trên thế giới và chưa có ở Việt Nam. Bố mẹ nên có các biện pháp giúp phòng tránh bệnh cho trẻ
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nếu có người trong gia đình bị cảm lạnh phải khử trùng bằng thuốc tẩy và nước.
- Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay, đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ sơ sinh.
- Không để trẻ tiếp xúc với người lớn hoặc trẻ em bị nhiễm bệnh. Trẻ em bị nhiễm bệnh viêm tiểu phế quản không nên gửi đến nhà trẻ hoặc trường học sẽ khiến lây nhiễm cho trẻ khác
- Tiêm phòng cảm cúm hàng năm cho trẻ trên 6 tháng tuổi và dưới 5 tuổi.
- Cho bé bú sữa mẹ từ lúc mới sanh cho đến 2 tuổi, trẻ sẽ có nhiều kháng thể để chống lại bệnh.
Lưu ý: Những bé đã từng bị viêm phế quản ở giai đoạn sơ sinh có khả năng sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn khi lớn.
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý hô hấp xảy ra khá phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi, gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Việc chăm sóc đúng cách của cha mẹ sẽ góp phần giúp trẻ tránh được bệnh cũng như khả năng phục hồi được tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
The post Viêm tiểu phế quản là gì? Tại sao trẻ em thường mắc phải? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét