Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không & cách điều trị

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng rất phổ biến gây khàn giọng hay mất giọng tạm thời. Nếu điều trị kịp thời thì đây hoàn toàn không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

viêm thanh quản mãn tính là gì
Viêm thanh quản mãn tính có thể là hệ quả của những đợt viêm cấp tính kéo dài

Viêm thanh quản mãn tính là gì?

Bệnh viêm thanh quản có thể được kích hoạt ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. So với tình trạng cấp tính thì viêm thanh quản mãn tính thường phát triển chậm hơn. Và triệu chứng mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hơn, trong khoảng hơn 3 tuần. Thống kê cho thấy rằng, có tới hơn 20% người sẽ bị viêm thanh quản mãn tính tại một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ.

Viêm thanh quản mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc thanh quản với các triệu chứng kéo dài và khó chịu hơn so với dạng cấp tính. Đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng tiềm ẩn khác, điển hình như chứng rối loạn tự miễn.

Tuy nhiên, bệnh viêm thanh quản mãn tính thường ít khi gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nhất là khi sớm phát hiện, thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

1. Nguyên nhân

Viêm thanh quản mãn tính thường là hậu quả của tình trạng viêm thanh quản cấp tính kéo dài do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Một số yếu tố được đề cập dưới đây cũng được cho là liên quan:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
  • Các bệnh đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan
  • Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
  • Tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất hay chất gây kích ứng…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng
  • Quá lạm dụng giọng nói: nói to, nói nhiều hay quá gắng sức khi nói…
  • Rối loạn dây thanh âm do các yếu tố như chấn thương, ung thư, đột quỵ
viêm thanh quản mãn tính
Hút thuốc hay ngửi khói thuốc thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như các bệnh toàn thân (gan, béo phì, gút…) hay sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí nhậu cũng có thể sẽ liên quan.

2. Triệu chứng

Cũng giống như tình trạng viêm thanh quản thông thường, viêm thanh quản mãn tính có thể đi kèm với các triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Khàn tiếng
  • Mất giọng
  • Khô cổ họng
  • Cổ họng bị kích thích
  • Ho khan dai dẳng
  • Đau họng
  • Chất nhầy dư thừa

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng sẽ thường xuất hiện:

  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Khó nuốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu

Các triệu chứng trên đây thường kéo dài hàng tuần, đôi khi là hàng tháng. Điều này khiến quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều.

Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh viêm thanh quản mãn tính sẽ không phát sinh các vấn đề nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với bệnh lý này, các triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. 

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng kéo dài sẽ làm tổn thương dây thanh âm. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân kích hoạt sự hình thành và phát triển của các polyp thanh quản.

Không dừng lại ở đó, bệnh viêm thanh quản nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra một số biến chứng. Nguy hiểm nhất là tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản, có thể lấy đi giọng nói của người bệnh vĩnh viễn và đe dọa cả tính mạng.

Chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính

Để chẩn đoán bệnh viêm thanh quản mãn tính, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe dựa vào một số triệu chứng lâm sàng. Một số câu hỏi về thói quen sinh hoạt hay lối sống cũng sẽ được đề cập để đánh giá nguy cơ.

viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không
Cần sớm thăm khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán xác định bệnh

Tiếp đến, bác sĩ thường sẽ yêu cầu nội soi thanh quản để quan sát rõ hơn cổ họng của bạn. Ngoài ra, để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn, một số xét nghiệm khác cũng có thể được dùng:

  • Sinh thiết mẫu mô thanh quản trong phòng thí nghiệm
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ
  • Xét nghiệm máu

Kết quả của các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán xác định và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất với hiện trạng bệnh.

Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn. Nguyên tắc trong điều trị bệnh lý này là kết hợp khoa học việc chăm sóc tại nhà với các phương pháp điều trị y khoa.

1. Chăm sóc tại nhà

Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà là cách hữu hiệu nhất để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Không hút thuốc lá, đồng thời tránh việc hít phải khói thuốc. Bởi khói thuốc lá có thể gây kích thích dây thanh âm cũng như làm khô cổ họng.
  • Uống nhiều nước hơn để cung cấp độ ẩm cho cổ họng. Bổ sung nước có thể giúp làm mỏng chất nhầy trong cổ họng để dễ dàng tống chúng ra ngoài.
  • Tránh thức ăn cay nóng, nhất là khi đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Không sử dụng rượu bia, cà phê hay các loại nước ngọt đóng chai…
  • Bổ sung rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Vệ sinh cổ họng sạch sẽ bằng dung dịch nước muối pha loãng
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm trong không gian sống và làm việc.
  • Hạn chế sử dụng giọng nói, đặc biệt là không nên nói to, nói nhiều hay gắng sức…

2. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc là cách điều trị chính có thể đáp ứng với bệnh viêm thanh quản mãn tính. Tùy vào mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Các nhóm thuốc sau đây thường sẽ được dùng phổ biến.

Thuốc điều trị tại chỗ:

Thường là sử dụng các thuốc nhóm này để xông hoặc khí dung thanh quản. Mục đích là làm dịu cổ họng và ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm.

Alpha chymotripsine và Hydrocortisone là hai loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp thêm các thuốc giảm viêm hay giảm phù nề khác.

cách chữa viêm thanh quản mãn tính
Một số loại thuốc Tây có thể đáp ứng với triệu chứng bệnh viêm thanh quản mãn tính

Thuốc điều trị toàn thân:

Tùy vào biểu hiện của triệu chứng mà bác sĩ có thể cho lên toa một số loại thuốc chống viêm steroid hay thuốc chống viêm dạng men. Điển hình như:

  • Dexamethasone
  • Methylprednisolon
  • Prednisolon
  • Lysozym
  • Alpha chymotrypsine

Dù được chỉ định loại thuốc nào thì bạn cũng cần dùng đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều hay ngưng thuốc khi chưa được yêu cầu. Nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh, cần chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể được hướng dẫn thực hiện một số liệu pháp luyện giọng. Điều này vừa giúp cải thiện giọng nói, vừa hỗ trợ bảo vệ thanh quản.

3. Phẫu thuật

Liệu pháp phẫu thuật thường là lựa chọn điều trị cuối cùng. Sẽ được cân nhắc khi việc điều trị bằng thuốc không thể đáp ứng với hiện trạng bệnh. 

Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Viêm thanh quản bị phù Reinke
  • Hạt xơ dây thanh
  • Xuất hiện khối u hay polyp thanh quản

Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. 

Viêm thanh quản mãn tính là bệnh lý cần được điều trị triệt để, tránh phát sinh những vấn đề ngoại ý. Ngoài việc tuân thủ phác đồ từ bác sĩ, người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt tại nhà.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt?

The post Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không & cách điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét