Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp có thể gặp phải ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cần sớm phát hiện và điều trị để tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh, bởi trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm.
Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh về đường hô hấp dưới thường gây ảnh hưởng đến những trẻ dưới 2 tuổi, điển hình nhất là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở trẻ vào thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột.
Thống kê cho thấy rằng, phần đa trẻ sơ sinh sẽ phải trải qua một đợt viêm phế quản, trong đó có đến 2 – 3% số bé phải nhập viện trong năm đầu đời vì căn bệnh này. Viêm phế quản xảy ra ở trẻ sơ sinh hầu hết chỉ là các đợt viêm cấp tính, có thể dễ dàng khắc phục nếu sớm phát hiện.
1. Nguyên nhân
Cũng giống như ở các đối tượng khác, ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây bệnh hàng đầu chính là nhiễm khuẩn. Căn bệnh này thường do các loại vi khuẩn sau kích hoạt:
- Phế cầu khuẩn
- Tụ cầu khuẩn
- Liên cầu khuẩn
Các loại vi khuẩn này vẫn luôn có sẵn ở trong khoang mũi – họng của trẻ nhưng chỉ có thể tấn công và gây bệnh khi có các yếu tố khác cộng hưởng và tạo điều kiện.
Sau đây là những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh tăng lên:
- Sức đề kháng kém
- Môi trường không khí ô nhiễm
- Thời tiết, nhiệt độ môi trường sống thay đổi đột ngột
- Các bệnh lý khác: viêm amidan, ho gà, hen suyễn…
- Trẻ sinh non
2. Triệu chứng
Nắm bắt được các triệu chứng dưới đây của bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiện khi con mình không may bị viêm phế quản:
- Trẻ ho khan
- Thường xuyên chảy nước mũi
- Mệt mỏi, cáu gắt
- Thở khò khè
- Đau sưng cổ họng
- Sốt nhẹ
Việc phát hiện bệnh ở trẻ sơ sinh thường sẽ khó khăn hơn, bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự quan sát của bạn. Hãy nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ nếu có các vấn đề sau xuất hiện:
- Trẻ bị sốt cao
- Khó thở, mặt tím tái
- Ho khan quá nhiều
- Cơ thể trẻ mệt mỏi li bì
- Trẻ chán ăn, bỏ bú
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ rất dễ làm bùng phát các vấn đề nghiêm trọng. Khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp can thiệp kịp thời để giảm mức độ rủi ro trong điều trị.
3. Mức độ nguy hiểm
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm, khi gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào đều cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Điển hình nhất là viêm phế quản mãn tính hoặc viêm phổi.
Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài còn khiến cho sức đề kháng của trẻ giảm mạnh. Trẻ thường bị biếng ăn, chậm lớn, dễ ốm vặt. Chính vì thế, khi bé không may mắc bệnh, bạn cần nghiêm túc trong việc điều trị để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh, việc điều trị bệnh viêm phế quản bằng thuốc thường không được khuyến cáo. Bởi các loại thuốc Tây thường dễ phát sinh những tác dụng ngoại ý gây nguy hiểm cho trẻ.
Phương pháp điều trị chính được áp dụng cho trẻ sơ sinh là làm loãng và loại bỏ đờm trong mũi và cổ họng của trẻ. Điều này sẽ làm cho đường thở của bé được thông thoáng, giảm các triệu chứng thở khò khè hay khó thở.
Bạn có thể vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối hay loại bỏ đờm trong mũi trẻ bằng bóng hút. Những vấn đề này cần được thực hiện đúng cách dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Ngoài ra, để bệnh nhanh chóng có tiến triển tốt, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng cho trẻ:
- Khi trẻ đang nhiễm bệnh cần bổ sung nước ấm đầy đủ, đồng thời tránh cho trẻ dùng sữa hay nước được bảo quản trong tủ lạnh.
- Nếu cho trẻ nằm điều hòa, cần điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, tránh để nền nhiệt trong phòng và bên ngoài chênh lệch quá lớn.
- Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc với khói bụi hay các tác nhân gây kích ứng.
- Chú ý giữ ấm cho trẻ, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa. Tuy nhiên, không nên cho trẻ mặc quần áp quá dày hay mặc đồ có chất liệu thấm hút mồ hôi kém.
- Khi trẻ đang trong thời gian bú sữa, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh ăn các loại đồ ăn dễ gây kích ứng.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch trình mà Bộ y tế đề ra.
- Chú ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời thăm khám và kiểm soát hiện trạng sức khỏe.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh mặc dù là bệnh lý cấp tính thường gặp nhưng sẽ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Trẻ sơ sinh thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm, bạn nên đưa trẻ thăm khám khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
The post Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét