Viêm Amidan là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại amidan gây đau rát cổ họng, ho, sốt. Nếu không được điều trị, bệnh phát triển thành amidan mãn tính cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm như apxe amidan, nhiễm trùng máu, các bệnh tai – mũi – họng, đường hô hấp, tắc đường thở… Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách chữa viêm amidan hiệu quả hoàn toàn.
Viêm Amidan là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm Amidan là tình trạng Amidan bị nhiễm trùng gây sưng viêm, đau, khó chịu cho người bệnh. Đây là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhiều trường hợp người trưởng thành cũng gặp phải.
Amidan là phần mô tuyến nằm ở cuối cuống họng, giữ vai trò bảo vệ đường hô hấp. Amidan giống như một chiếc bẫy tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập từ mũi và miệng, đồng thời tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn, bảo vệ cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: "Viêm amidan không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, mà còn gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người thường xem nhẹ chứng bệnh này, không chữa trị mà để bệnh phát triển dai dẳng".
Nếu viêm Amidan không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như khó thở, ngưng thở khi ngủ, nhiễm trùng mô xung quanh. Đặc biệt, nếu để viêm Amidan trở thành nhiễm trùng strep có thể gây sốt, thấp khớp, rối loạn viêm ảnh hưởng đến tim, là tác nhân gây viêm cầu thận nhiễm trùng cấp tính.
Viêm amidan mãn tính thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hình ảnh viêm amidan ở người lớn hoặc trẻ em khiến nhiều người lo sợ. Ở giai đoạn nặng, amidan có thể cảnh báo người bệnh với tình trạng nhiễm trùng máu nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.
Triệu chứng bệnh viêm Amidan
Bệnh viêm Amidan thường bị nhầm lẫn với triệu chứng cúm, viêm họng thông thường. Việc nhận biết sớm triệu chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh sớm có giải pháp đẩy lùi kịp thời. Một số biểu hiện bệnh viêm Amidan điển hình thường gặp như:
- Viêm họng: Đây là triệu chứng điển hình khi khởi phát bệnh Amidan. Các vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào amidan và tích tụ lâu ngày gây viêm họng.
- Khàn giọng, sưng đau cổ họng: Viêm Amidan gây tắc nghẽn cổ họng khiến giọng của người bệnh trở nên khàn đặc, có khi còn bị mất giọng hoàn toàn. Đặc biệt, nếu bị vi khuẩn, vi rút tấn công mạnh còn khiến các mô ở họng bị sưng viêm, gây đau nhức nhất là khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
- Đau nhức tai: Răng hàm mặt là những bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, đó là lý giải vì sao khi vòm họng bị sưng viêm lại dẫn đến đau nhức tai. Cùng với đau tai, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như: ù tai, giảm thính lực.
- Viêm amidan có mủ, amidan xuất hiện đốm trắng: Khi bị sưng viêm, amidan sẽ xuất hiện các đốm, mảng trắng khiến miệng rất hôi. Đôi khi ho những mảng trắng này có thể theo ra ngoài. Viêm amidan có mủ cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Sốt cao trên 38 độ: Sốt là phản ứng viêm của cơ thể rất dễ nhận thấy. Nếu sốt cao trên 38 độ kéo dài cùng với cảm giác đau họng, sưng viêm amidan thì chắc chắn là bệnh viêm amidan.
- Viêm amidan không sốt: Nhiều trường hợp có các triệu chứng khó nuốt giống viêm amidan nhưng không hoặc ít sốt, cổ có hạch nhưng không đau có thể do ung thư amidan gây ra.
- Thường xuyên khát nước: Khi bị viêm amidan, cơ thể người bệnh mất đi độ ẩm vốn có, khiến vùng lưỡi và khoang miệng bị khô rát. Vì thế, người bệnh liên tục có cảm giác khát nước để bù nước cho cơ thể.
- Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em: Khác với người trưởng thành, viêm amidan ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường vì triệu chứng khá giống nhau. Hơn nữa, những dấu hiệu rõ ràng như amidan bị sưng viêm, chảy mủ thường xuất hiện sau nên rất khó để xác định. Một số triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm amidan cha mẹ không thể bỏ qua như: đau họng kéo dài hơn 2 ngày, mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, đau bụng và sốt.
Nguyên nhân gây viêm amidan
Theo bác sĩ Tuyết Lan "Viêm amidan là bệnh chủ yếu do vi khuẩn, vi rút gây ra. Một vài trường hợp bị viêm amidan do rối loạn hệ thống bạch huyết. Nhiều người thường lầm tưởng, bất cứ ai trong đời cũng phải bị viêm amidan. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bởi hệ thống miễn dịch của mỗi người là khác nhau". Ngoài nguyên nhân chính gây viêm amidan, một số tác nhân tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh, như:
- Vệ sinh cá nhân kém: Trường hợp vệ sinh răng miệng không thường xuyên, tạo điều kiện để các hốc mủ hình thành trong khoang miệng, kết hợp với vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào tạo nên viêm amidan.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Thường xuyên dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn lạnh, cay nóng sẽ khiến khả năng bị viêm amidan cao.
- Môi trường ô nhiễm: Đây cũng là tác nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan. Môi trường bụi bẩn xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng làm suy giảm chức năng amidan, lâu dần hình thành tình trạng sưng viêm.
- Thời tiết thay đổi: Viêm amidan thường bùng phát mạnh vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh, vùng cổ bị lạnh dẫn tới dễ viêm nhiễm.
Phương pháp nào điều trị viêm amidan triệt để nhất hiện nay?
Hiện nay, điều trị viêm amidan có 2 phương pháp là bảo tồn và phẫu thuật cắt amidan. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Vậy, có nên cắt amidan không và điều trị bằng cách nào hiệu quả? Nội dung tiếp theo sẽ giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Cắt amidan khi nào?
Khi bị viêm amidan nhiều người thường nghĩ ngay tới việc cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, không phải ai mắc amidan cũng có thể cắt bỏ. Chỉ định cắt amidan thường được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng căn cứ vào tình trạng và cơ địa của mỗi người mắc.
Cắt amidan là giải pháp loại bỏ amidan hoàn toàn, nhưng có thể gây biến chứng tử vong nếu quá trình gây mê, cắt không đúng kỹ thuật, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Hơn nữa, chỉ những trường hợp amidan có kích thước quá to gây ảnh hưởng tới chức năng hô hấp, hoặc bị viêm amidan cấp từ 5 – 6 lần mỗi năm.
Vì thế, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lượng phương pháp này. Bên cạnh đó, cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ và có những xét nghiệm, kiểm tra tổng thể trước khi quyết định cắt amidan.
Chữa viêm amidan tại nhà bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian chữa viêm amidan thường áp dụng khi bệnh mới khởi phát giai đoạn đầu. Phương pháp này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, do sử dụng nhỏ lẻ, dược lực thấp nên chỉ có hiệu quả giảm bớt triệu chứng, không có tác dụng lâu dài, dễ tái phát.
Một số mẹo dân gian chữa viêm amidan người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà như:
- Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá: Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, xay nát với 1 chút muối sạch. Lọc lấy nước và uống 2 lần/ ngày để giảm triệu chứng viêm đau amidan.
- Kết hợp mật ong với gừng tươi hoặc quất giảm viêm da midan: Gừng tươi bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng và đun sôi với nước. Cho thêm mật ong vào nước gừng và uống khi nước còn ấm. Hoặc dùng quất và mật ong hấp cách thủy để ngậm 2 lần/ ngày.
- Trị viêm amidan bằng tỏi: Bóc vỏ, rửa sạch tỏi tươi, đập dập và ngâm với mật ong trong 3 ngày. Sau đó ngậm cả tỏi và mật ong 2 lần/ ngay hoặc ngậm khi thấy cổ họng khó chịu.
- Mơ rừng đánh bay viêm amidan: Lấy mơ rừng bỏ vỏ, thêm chút muối hạt vào và ngậm để giảm viêm amidan.
Chữa viêm amidan bằng Tây y
Đối với bệnh nhân viêm amidan, các bác sĩ Tây y thường xác định tình trạng viêm, sưng trước khi kê đơn thuốc. Trường hợp viêm nhiễm amidan cấp, thường sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, các loại kháng viêm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ khi bị viêm amidan cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trước khi mua bất cứ loại thuốc điều trị nào.
Nếu viêm amidan xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da vi khuẩn gây nên thì nhất định phải sử dụng các loại thuốc chứa kháng sinh. Mặc dù các loại thuốc tân dược giúp giảm đau nhanh, loại bỏ triệu chứng tức thời nhưng không có hiệu quả lâu dài, và không tận gốc. Hơn nữa, việc tự ý sử dụng thuốc tây hoặc dùng quá liều còn gây ra nhiều tác dụng phụ, tình trạng nhờn thuốc.
Chữa viêm amidan từ thảo dược Đông y
Theo Đông y, viêm amidan sinh ra do tạng phế mất điều hòa. Phế hư làm uất kết nhiệt ở cổ họng, tân dịch bị đốt cháy, phế khí suy giảm sinh đờm. Vì thế, các giải pháp từ Đông y tập trung bổ phế, tiêu viêm, giải nhiệt, loại bỏ triệu chứng bên ngoài, đồng thời đánh bay căn nguyên gây bệnh từ bên trong.
Một trong những bước đột phá trong điều trị viêm amidan từ thảo dược Đông y phải kể đến bài thuốc Ích phế Chỉ khái thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là bài thuốc được nghiên cứu bài bản dựa trên hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền, một mặt tiêu diệt và loại bỏ căn nguyên gây bệnh, mặt khác phục hồi tổn thương niêm mạc vòm họng, mang đến hiệu quả toàn diện kéo dài.
Ích phế Chỉ khái thang – kết hợp y lý Đông y với khoa học hiện đại
Ích phế Chỉ khái thang được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành YHCT. Dựa trên nền tảng y lý Đông y kết hợp với khoa học hiện đại tạo nên một bài thuốc công thức chuẩn, phù hợp với thể trạng của nhiều đối tượng.
Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm nhỏ, mỗi chế phẩm đóng một vai trò tạo nên tác động kép toàn diện.
- Thuốc bổ phế: với các thành phần như trần bì, cam thảo, bạch linh, tang bạch bì,… giữ vai trò bổ phế, tăng cường chức năng phổi, tiêu đàm, giải độc, loại bỏ mọi độc tố tích tụ trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng để cơ thể có thể ngăn ngừa tác nhân gây hại xâm nhập.
- Thuốc giải độc hoàn: Được tạo ra từ các thành phần như bồ công anh, kim ngân cành, tang bạch bì,…. đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên an toàn, lành tính có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giải độc, thanh lọc cơ thể.
- Viên ngậm kha tử: Với chủ dược là vị thuốc kha tử, viên ngậm có tác dụng hiệu quả trong bổ phế, tiêu đàm, giảm ho.
Khác với nhiều bài thuốc Đông y truyền thống, Ích phế Chỉ khái thang đã được bào chế dưới dạng cao tinh chất và viên ngậm vô cùng tiện dụng, người dùng không cần đun sắc. Bài thuốc được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, giữ nguyên được tinh chất vốn có của của từng loại dược liệu, đảm bảo dược lực cao nhất.
Thành phần thảo dược lành tính
Để tạo nên hiệu quả điều trị viêm amidan toàn diện, bền vững không thể không kể đến sự kết hợp hài hòa của những thành phần thảo dược quý. Ích phế Chỉ khái thang được cô đặc từ hơn 30 loại thảo dược quý chủ trị các bệnh về can – phế.
Các thảo dược này được thu hái trực tiếp tại các vườn chuyên canh dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO. Hơn nữa, trải qua quá trình sơ chế và bảo quản không chứa hóa chất, nên an toàn tuyệt đối.
Một số thảo dược quý được sử dụng trong Ích phế Chỉ khái thang có thể kể đến như:
- Trần bì: Ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, bồi bổ tạng phế.
- Kim ngân cành: Là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh
- Huyền sâm: có tác dụng giảm sốt, là kháng sinh tự nhiên ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn vào cơ thể.
- Kha tử: Hoạt chất Polysaccharide trong kha tử có tác dụng giảm ho rõ rệt. Hợp chất Alloy có tác dụng ức chế các vi rút và một số vi rút làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Phù hợp với nhiều đối tượng
Ích phế Chỉ khái thang được bào chế theo công thức chuẩn, dược liệu sử dụng theo tỷ lệ vàng phù hợp với thể trạng từng người bệnh. Đặc biệt, bài thuốc hoàn toàn không chứa tá dược, không chứa kháng sinh, không tác dụng phụ, có thể dùng cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
So với các bài thuốc Đông y khác, Ích phế Chỉ khái thang khá dễ uống, trẻ con cũng có thể uống một cách nhanh chóng. Liều dùng, cách dùng Ích phế Chỉ khái thang sẽ tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi người bệnh. Theo đó:
- Thuốc bổ phế: Người lớn mỗi lần uống pha 1 thìa cafe với 100ml nước sôi, sử dụng 2 lần mỗi ngày sáng/ tối sau ăn 30 phút. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống theo chỉ định bác sĩ.
- Thuốc giải độc hoàn: Người lớn pha 1 thìa cafe với 100ml nước sôi, uống 1 lần vào buổi trưa sau ăn 30 phút. Trẻ dưới 12 tuổi uống theo chỉ định bác sĩ.
- Viên ngậm kha tử: Người lớn ngày ngậm 4 viên chia sáng, trưa, chiều, tối. Trẻ nhỏ mỗi ngày 1 – 2 viên theo chỉ dẫn bác sĩ.
Với sự tác động từ trong ra ngoài, Ích phế Chỉ khái thang mang đến hiệu quả toàn diện, từ từ loại bỏ triệu chứng sưng viêm và đánh bay hoàn toàn bệnh viêm amidan. Chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày dùng thuốc, các triệu chứng như sưng, viêm, đau họng, ho đã giảm rõ rệt. Kiên trì sử dụng trong 1 – 2 tháng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, không lo tái phát.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu hiện nay. Quy tụ đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành, sưu tầm và lưu giữ hàng trăm bài thuốc cổ phương, tôn chỉ hoạt động với sứ mệnh nâng tầm giá trị YHCT là những lợi thế mà Trung tâm có được để phục vụ trị liệu và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì?
Cùng với việc sử dụng bài thuốc Ích phế Chỉ khái thang, người bệnh bị viêm amidan cũng cần hết sức lưu ý tới chế độ dinh dưỡng. Khi bị viêm amidan, vùng cổ họng bị tổn thương nên việc nạp thực phẩm nào rất quan trọng. Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm cơn đau họng mà còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Một số loại thực phẩm người bệnh viêm amidan nên tăng cường bổ sung gồm:
- Các loại rau xanh: cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể hồi phục
- Thực phẩm nhiều đạm như thịt gà, cá, trứng, thịt bò,…. giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại những tác nhân gây hại.
- Hoa quả và các loại nước ép: chứa nhiều chất kháng viêm, chống oxy hóa giúp giảm chứng khô miệng, rát họng.
Khi bị viêm amidan người bệnh nên chế biến các loại thực phẩm chín mềm hơn bình thường để dễ nuốt, tránh gây cảm giác đau đớn.
Ngoài những thực phẩm tốt cho cơ thể, người bệnh viêm amidan cũng đừng quên hạn chế hoặc tránh tuyệt đối những thực phẩm là tác nhân khiến bệnh nặng hơn. Bởi người bị viêm amidan gần như toàn bộ niêm mạc họng và amidan đã bị tổn thương.
Những loại thực phẩm người bị viêm amidan nên kiêng gồm:
- Các loại thức ăn khô cứng: gây cọ xát và làm tổn thương niêm mạc họng
- Thức ăn cay nóng: khiến tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn, việc kiểm soát bệnh cũng khó hơn.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Tạo điều kiện kích thích cho các loại siêu vi phát triển khiến bệnh lâu khỏi hơn
- Các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…. ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn
- Thực phẩm lạnh: khiến tình trạng sưng viêm bị kích thích
- Đồ ăn sống: tất cả đồ ăn sống chưa qua chế biến đều có khả năng chứa vi khuẩn bên trong sẽ làm vùng sưng viêm nghiêm trọng hơn.
Để bệnh viêm amidan sớm được loại bỏ, người bệnh nên tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được thăm khám. Tại đây, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám và tư vấn liệu trình điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Cách chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà bằng mẹo dân gian
The post Viêm Amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét