Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường có liên quan đến đến một số loại virus hoặc nhiễm trùng ở cổ họng. Tình trạng này có thể gây viêm bên trong cổ họng khiến bé khó nuốt, ngứa họng, khó chịu và cần điều trị kịp lúc để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Triệu chứng và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng
Để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ cần lưu ý một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
1. Thường xuyên quấy khóc
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ bị viêm họng là khóc thường xuyên, khó quá nhiều, đặc biệt là khi trẻ được cho ăn. Viêm họng khiến họng bị đau và khiến bé cảm thấy khó chịu khi nuốt thức ăn. Thậm chí ở các trường hợp nghiêm trọng, nuốt nước bọt cũng khiến bé cảm thấy đau.
Viêm họng gây ra những cơn đau và kích thích ở cổ họng. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu và thường xuyên khóc hoặc quấy. Ngoài ra, sự khó chịu, đau đớn kết hợp với việc đói cũng có thể khiến các bé khóc thường xuyên hơn.
2. Cổ họng của bé đỏ
Đỏ cổ họng là một triệu chứng nhận biết khác khi trẻ bị viêm họng. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường khó nhận thấy bằng mắt thường. Bởi vì họng của trẻ sơ sinh tương đối nhỏ và cha mẹ không thể nhìn sâu vào bên trong.
Việc cố gắng mở to miệng của trẻ để quan sát bên trong có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc, gây nôn và một số triệu chứng tương tự khác. Do đó, cách tốt nhất là đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán và điều trị phù hợp.
3. Bé dễ cáu gắt
Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường dễ cáu gắt và giận dữ. Bé có thể cảm thấy khó chịu khi có người tiếp xúc, trò chuyện hoặc đến gần bé.
Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh dễ khó chịu cũng có thể liên quan đến các bệnh lý và vấn đề khác trong cơ thể. Do đó, nếu trẻ thường xuyên cáu gắt, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, điều trị cụ thể.
4. Sưng các tuyến ở cổ
Trong hầu hết các trường hợp, khi bị viêm họng các tuyến họng của bé sẽ bị sưng lên. Do đó, cha mẹ có thể nhìn vào cổ hoặc chạm vào cổ để cảm nhận các tuyến ở cổ có bị sưng lên hay không.
Tuyến ở cổ sưng càng to thì tình trạng nhiễm trùng họng của bé càng nghiêm trọng. Do đó, đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và có cách khắc phục hiệu quả.
5. Hôi miệng
Mặc dù hôi miệng không phải là dấu hiệu phổ biến khi trẻ sơ sinh bị viêm họng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có thể có hơi thở có mùi khó chịu.
Tình trạng này thường có liên quan đến sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng dẫn đến mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, chế độ ăn uống, bệnh lý về dạ dày cũng có thể gián tiếp gây ra mùi hôi ở miệng.
6. Sốt cao
Sốt là dấu hiệu nghiêm trọng nhất khi trẻ sơ sinh bị viêm họng. Trong hầu hết các trường hợp, kể cả ở người lớn, viêm họng thường đi kèm với sốt.
Sốt, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc và điều trị hợp lý để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu nhiệt độ cơ thể của bé tăng liên tục, cha mẹ nên đứa bé đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị cụ thể.
7. Nôn hoặc bệnh tiêu chảy
Nôn và triệu chứng viêm họng phổ biến ở trẻ sơ sinh hơn người trưởng thành. Do hệ thống miễn dịch suy yếu nên khi vi khuẩn tấn công, trẻ có thể bị nôn mửa kèm theo tiêu chảy.
Ngoài ra, do việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, gây nôn và tiêu chảy.
8. Ho
Ho, ho khan hoặc ho có đờm có thể liên quan đến tình trạng viêm họng ở trẻ sơ sinh. Lúc đầu bé có thể bị ho nhẹ, sau đó khoảng 7 – 10 ngày bé bắt đầu ho nhiều hơn. Một số bé có thể bị chảy nước mũi, khó khăn khi thở bằng mũi và chảy nước mắt.
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến bé bị viêm họng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
- Cảm lạnh thông thường có thể gây nghẹt mũi, sổ mũi và viêm họng ở trẻ sơ sinh.
- Viêm Amidan có thể khiến bé bị khó nuốt, chảy nước dãi và sốt cao.
- Bệnh tay chân miệng thường phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây sốt, đau miệng và viêm họng.
- Nhiễm vi khuẩn Strep họng có thể gây viêm họng liên cầu khuẩn và viêm họng ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bé có thể bị viêm Amidan và gây đau đớn ở cổ họng.
- Dị ứng với bụi có thể khiến trẻ sơ sinh nhạy cảm, kích thích ở cổ họng và gây viêm họng.
Cách trị viêm họng cho trẻ sơ sinh
Việc điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc điều trị có thể bao gồm các biện pháp như:
1. Thuốc điều trị viêm họng ở trẻ sơ sinh
Thông thường các loại thuốc kháng sinh sẽ không được chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường hợp và tình trạng của bé mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh cho trẻ. Ngoài ra, thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng khi trẻ bị viêm họng do vi khuẩn.
Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm họng. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có hệ thống miễn dịch phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy, bác sĩ có thể cần theo dõi thêm để có biện pháp khắc phục hợp lý.
2. Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Một số biện pháp có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm họng tại nhà phổ biến bao gồm:
- Cho trẻ uống nhiều nước, chất lỏng để tránh gây kích thích cổ họng. Thường xuyên cho trẻ uống nước ấm hoặc sữa được hâm nóng để tránh kích thích cổ họng và gây đau.
- Tránh cho bé uống sữa ở các chất lỏng lạnh. Điều này có thể khiến bé bị cảm lạnh, cúm và khiến viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp trẻ ngủ để tránh kiệt sức và suy nhược cơ thể.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ để làm giảm các triệu chứng viêm họng. Nếu bé bị ngạt mũi, máy tạo độ ẩm không khí có thể giúp bé dễ thở hơn.
- Hút mũi cho trẻ sơ sinh có thể làm sạch các nhầy trong đường hô hấp. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng viêm họng và giúp trẻ dễ thở hơn.
- Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi, có thể cho trẻ sử dụng một ít mật ong. Tuy nhiên, không được cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong để tránh gây ngộ độc.
- Cho trẻ tránh khỏi các môi trường truyền nhiễm, nơi công cộng, đông đúc để tránh việc lây nhiễm. Ngoài ra, giữ bé ở môi trường sạch, ít bụi bẩn và các chất có thể gây dị ứng.
Các biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh
Không có biện pháp ngăn ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh một cách hoàn toàn, đặc biệt là viêm họng có liên quan đến virus cảm lạnh. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp giảm nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng như:
- Giữ bé tránh khỏi mầm bệnh hoặc những người có dấu hiệu cảm lạnh, cúm và viêm họng.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, núm vú giả và giường của trẻ.
- Rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc trước khi chạm vào bé.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc và theo dõi bởi bác sĩ nhi khoa. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của viêm họng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
The post Trẻ sơ sinh bị viêm họng – Dấu hiệu và cách chữa tốt nhất appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét