Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể liên quan đến một số vấn đề gây kích thích, viêm và tổn thương ở cổ họng. Các nguyên nhân có thể bao gồm các bệnh lý tiềm ẩn hoặc tác nhân gây ảnh hưởng khác. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Tình trạng bé bị viêm họng không kèm ho có thể liên quan đến một số vấn đề y tế và bệnh lý tiềm ẩn khác. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:
1. Hội chứng nhỏ giọt mũi sau
Hội chứng nhỏ giọt mũi sau ở trẻ em xảy ra khi chất nhầy dư thừa chảy xuống phía sau cổ họng. Tình trạng này khiến họng bị khô, gây đau và viêm họng. Hội chứng nhỏ giọt mũi sai có thể liên quan đến sự thay đổi thời tiết, dị tật lệch vách ngăn mũi, không khí khô và dị ứng.
Bên cạnh việc gây viêm họng ở trẻ em, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khác như:
- Hôi miệng
- Buồn nôn nếu chất nhầy chảy vào dạ dày
- Khó chịu ở cổ họng
2. Thường xuyên thở bằng miệng
Nếu trẻ có thói quen thở bằng miệng, đặc biệt là khi ngủ, có thể dẫn đến viêm họng. Cơn đau họng sẽ phổ biến vào buổi sáng khi trẻ thức dậy và sẽ thuyên giảm sau khi bú sữa hoặc được cho ăn.
Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:
- Khô miệng
- Khô cổ họng
- Khàn tiếng
- Mệt mỏi và khó chịu khi thức dậy
- Hôi miệng
- Xuất hiện quầng thâm dưới mắt
Trong hầu hết các trường hợp, thở bằng miệng có thể là do tắc nghẽn mũi và khiến trẻ không thể thở bằng mũi. Điều này có thể bao gồm các nguyên nhân như nghẹt mũi, tình trạng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm Amidan.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Chứng ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi cơ co thắt cơ thực quản dưới yếu đi và không hoạt động đúng chức năng. Điều này khiến axit và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Đôi khi, trong một số trường hợp, trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm họng, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài mà không được điều trị hợp lý.
Ngoài trừ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Ợ nóng
- Nôn mửa
- Khó nuốt
- Chán ăn
4. Viêm Amidan ở trẻ em
Viêm Amidan ở trẻ em có thể khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Viêm Amidan tương đối phổ biến ở trẻ em và có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Viêm Amidan thường có liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi hoặc trong môi trường không khí ở trường học và các trung tâm giữ trẻ.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm Amidan ở trẻ bao gồm:
- Sốt và đau họng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khàn giọng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Hôi miệng
- Xuất hiện các mảng màu vàng hoặc trắng ở phía sau cổ họng
- Phát ban trên cơ thể hoặc trong miệng
- Khó nuốt và chán ăn
- Sưng các hạch ở cổ hoặc đau ở quai hàm
5. Bệnh bạch cầu đơn nhân
Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus gây ra và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp bệnh không gây nguy hiểm và có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Ở trẻ em, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng tương tự như cúm và cảm lạnh. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Viêm họng nhưng không ho
- Sưng Amidan
- Sốt
- Sưng các tuyến ở cổ và nách
- Mệt mỏi, chán ăn
- Thường xuyên đổ mồ hôi, đặc biệt là ban đêm
6. Áp xe quanh Amidan
Tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở Amidan có thể dẫn đến áp xe quanh Amidan. Tình trạng này có thể gây viêm họng nghiêm trọng và hình thành một túi chứa mủ ở gây Amidan. Khi túi chứa mủ này vỡ ra có thể khiến các mô xung quanh Amidan bị nhiễm trùng.
Các dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị áp xe quanh Amidan bao gồm:
- Đau họng, thường nghiêm trọng hơn ở một bên
- Sưng, đau cổ họng và hàm
- Đau tai ở cạnh họng bị ảnh hưởng
- Nhiễm trùng một hoặc cả hai bên Amidan
- Khó mở miệng một cách hoàn toàn
- Khó nuốt, kén ăn, suy dinh dưỡng
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói
- Sốt
- Hôi miệng
Cách điều trị viêm họng mà không ho ở trẻ em
Trong một số trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể tự cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế phù hợp. Việc điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị bao gồm:
1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Nếu tình trạng viêm họng của trẻ không liên quan đến nhiễm trùng, cha mẹ và người chăm sóc có thể điều trị các triệu chứng tại nhà. Một số biện pháp cải thiện các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm ẩm cổ họng và tránh mất nước.
- Súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch cổ họng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để tránh suy nhược cơ thể.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng để tránh không khí khô gây kích ứng mũi, cổ họng.
- Cho trẻ uống trà mật ong chanh để cải thiện tình trạng đau họng. Tuy nhiên, không cho trẻ dưới một tuổi sử dụng mật ong để tránh gây ngộ độc.
- Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
2. Thuốc điều trị viêm họng không ho
Trong một số trường hợp, tình trạng viêm họng không ho ở trẻ có thể cần được điều trị y tế. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
- Thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng nếu tình trạng viêm họng có liên quan đến trào ngược axit dạ dày.
- Thuốc chống dị ứng theo toa thông qua đường uống, tiêm hoặc xịt nếu bé bị viêm họng do dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa.
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng có liên quan đến viêm Amidan.
- Thuốc Steroid để giảm đau và sưng.
Đối với tình trạng áp xe quanh Amidan, bác sĩ có thể đề nghị cho bé nhập viện để theo dõi và sử dụng thuốc kháng sinh thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Trong một số trường hợp, bé có thể cần phẫu thuật để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ em
Mặc dù không có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tuyệt đối viêm họng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể phòng ngừa viêm họng ở trẻ bằng một số phương pháp sau:
- Cho trẻ tránh khỏi những người bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng.
- Giữ trẻ ở nhà, không nên để trẻ đến trường nếu trẻ bị viêm họng.
- Rửa tay trước khi cho trẻ ăn và tiếp xúc với trẻ.
- Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi.
- Cho trẻ tránh khỏi môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá.
- Tránh để trẻ dùng chung thức ăn và đồ uống với người khác, kể cả người thân trong gia đình.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm họng không ho ở trẻ có thể tự cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều tháng. Do đó, điều quan trọng là đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.
The post Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Nguyên nhân & Cách trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét