Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được nhiều mẹ trẻ ngày nay tìm kiếm và áp dụng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu của từng trẻ để phân bố giấc ngủ hợp lí nhất. Bởi chất lượng trong giấc ngủ của trẻ không chỉ đánh giá về mặt thời gian ngủ đủ giấc hay không mà nó còn được đánh giá dựa trên việc trẻ ngủ có ngon, có sâu giấc hay không. Đây mới là yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. 

Cùng tìm hiểu nội dung bài viết:

  • Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ
  • Mục tiêu của bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh
  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi
  • 8 điều mẹ cần chú ý khi thực hiện lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

Với con người, giấc ngủ cực kỳ quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của loài người. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian ngủ của bé và chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.

Nếu trẻ ngủ không được ngon giấc, trẻ bị thiếu ngủ khiến cơ thể trẻ dễ tiết ra các chất hóa học gây mất cân bằng như Cortisol, Progesterone… Khi đó, trẻ sẽ có những biểu hiện khó chịu như cáu gắt, trẻ quấy khóc nhiều hơn, trẻ bị mệt mỏi và thiếu đi sự tập trung.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh (Ảnh: istockphoto)

Theo Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh – Trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng 2, trong những năm đầu đời, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Chất lượng giấc ngủ của bé phụ thuộc thời gian ngủ dài hay ngắn và việc bé ngủ ngon giấc hay không và thay đổi theo độ tuổi của bé:

  • Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16-18 tiếng/ngày. Bé vẫn duy trì thói quen nhắm mắt như khi còn trong bụng mẹ. Trẻ được ngủ riêng trong nôi, cũi sẽ ngủ ngon hơn, tránh nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo cần ngủ khoảng 10-12 tiếng/ngày. Con ngủ đủ giấc sẽ tăng cả năng tập trung, ghi nhớ và tiếp thu, xử lý tình huống… Trẻ thiếu ngủ có xu hướng hay cáu gắt, gây gổ và hay chống đối, khó bảo hơn.

Nội dung liên quan

Hiểu được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chăm con tốt hơn

Lưu ý dành cho mẹ khi thiết lập lịch sinh hoạt cho bé

Trước khi thiết lập lịch sinh hoạt, đặc biệt là thời gian ngủ của bé sơ sinh, mẹ nên lưu ý đến các điều sau:

  • Nếu con đã ngủ ngon giấc thì mẹ không cần thiết phải thực hiện theo lịch sinh hoạt này. 
  • Cần thực hiện theo lịch sinh hoạt tham khảo ít nhất từ 1 tuần trở lên. Do đó, trong thời gian này, mẹ hãy sắp xếp để không có các hoạt động đặc biệt khiến lịch sinh hoạt của bé sơ sinh bị xáo trộn như đi du lịch, thăm viếng họ hàng, v.v.
  • Áp dụng lịch sinh hoạt này cho con khi bé đang trong trạng thái sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật.
  • Nên áp dụng lịch sinh hoạt theo đúng tháng tuổi của con.
  • Đừng quên rằng lịch sinh hoạt này chỉ là phương hướng tham khảo để tạo ra một lịch sinh hoạt phù hợp nhất với bé của mẹ.

Nên áp dụng lịch sinh hoạt theo đúng tháng tuổi của con (Ảnh: istockphoto)

Một điều quan trọng các mẹ cần nhớ là lịch sinh hoạt này không phải để mẹ bắt con phải nhất nhất tuân theo mà nên sử dụng nó như một công cụ để điều chỉnh sao cho thích hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình mình. Dưới đây là thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo!

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi

Đặc điểm giai đoạn này

Con chưa thể phân biệt được ngày và đêm. Phần lớn thời gian là thức ngủ xen kẽ. Vì vậy mẹ cần tập cho con thói quen “Ban ngày nhiều ánh sáng, tiếng động lớn. Ban đêm tối và yên ắng” để con điều chỉnh được đồng hồ sinh học ngày đêm.

Đặc điểm giấc ngủ của bé 0-1 tháng là

  • Con ngủ tầm 4 giấc ngày/ngày
  • Thời gian con có thể thức tối đa là từ 30-45 phút
  • Thời gian tối đa cho một giấc ngủ ngày của con là 2 tiếng 30 phút. Không nên ngủ quá thời gian này để khỏi ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của con
  • Mẹ có thể tham khảo bảng giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới đây để  áp dụng và xây dựng một lịch trình sinh hoạt, giấc ngủ phù hợp cho thiên thần nhà mình.
Giờ  Hoạt động Lưu ý
7 giờ sáng

 

Thức giấc – Mở rèm cửa cho ánh sáng tràn vào phòng ngủ con.

– Thực hiện nếp sinh hoạt rửa mặt, thay bỉm, ăn sữa, v.v. . Sau đó bế bé ra ngoài phòng khách.

– Sau 1 tuần sinh, nếu kết quả kiểm tra sức khỏe của bé không có vấn đề gì thì mẹ nên bế bé ra ngoài đi dạo từ 5-10 phút

8-10 giờ sáng Ngủ
10-10.30 sáng Ăn sữa – Nếu bé bú sữa mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu và mẹ cần uống nước thật nhiều

– Bé bú bình: Con có thể bú từ 80-140ml/lần và cứ 3 tiếng ăn một lần

– Khi bé bú nên nắm chân, nắm tay con, nói chuyện nhỏ nhẹ với con

– Hãy để mọi âm thanh, tiếng động diễn ra như bình thường

10.30-12.30 trưa Ngủ trưa
12.30-1 giờ chiều Ăn sữa – Khi con tròn 1 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm vào ban ngày hoặc khi chiều tối trước giờ ngủ đêm

– Mẹ đừng quên vỗ ợ hơi cho con sau mỗi lần ăn sữa

1.30 – 3.30 chiều Ngủ chiều
3.30 – 4 giờ chiều Ăn sữa
4.30-6.30 chiều Ngủ chiều
6.30-7 giờ tối Ăn sữa – Mẹ cho bé ăn sữa trong phòng để đèn mờ mờ
7 giờ – 10 giờ tối Ngủ đêm – Cho bé ngủ trong phòng tối đèn
10.30 tối Ăn sữa – Khi cho bé ăn sữa bữa đêm, đảm bảo yên lặng và ở trong phòng ánh sáng mờ ảo
11 giờ đêm- 1 giờ sáng Ngủ đêm
1 giờ -1.30 sáng Ăn sữa
1.30-4 giờ sáng Ngủ đêm
4 giờ 30 sáng Ăn sữa
5 giờ – 7 giờ sáng Ngủ đêm

Bảng thời gian ngủ của trẻ từ 2-4 tháng tuổi

Đặc điểm bé sơ sinh trong giai đoạn này:

Đây là thời điểm quan trọng để mẹ tập cho bé điều chỉnh đồng hồ sinh học sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt thực tế của gia đình. Thời điểm này bé sơ sinh cũng rất dễ nhầm lẫn giữa đêm và ngày, một trong các nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay khóc về ban đêm. Do đó, mẹ cần có một lịch sinh hoạt cố định để bé không quấy khóc khi đi ngủ.

Đặc điểm giấc ngủ của bé 2-4 tháng là:

  • Con giảm thời gian ngủ xuống chỉ còn khoảng 3 giấc/ngày
  • Bé có thể thức được từ 1,5-2 tiếng
  • Theo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, thời gian tối đa của giấc ngủ ngày là 2 tiếng. Giấc chiều của con nên kết thúc trước 5 giờ chiều
Giờ Hoạt động Lưu ý
7 giờ sáng Thức giấc – Kéo rèm, bật đèn cho phòng sáng

– Thực hiện các hoạt động buổi sáng như rửa mặt, thay bỉm

7.30-8 giờ sáng Ăn sữa – Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

– Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

– Khi giờ con đã biết bú mẹ và bình tốt rồi thì nên giảm dần việc “cho con bú mỗi lần con khóc”, tập ăn theo một giờ cố định

– Bé 2-3 tháng ăn từ 140-160ml/lần/3 tiếng một lần

– Bé 3-4 tháng ăn lượng sữa 180-200ml/lần và ăn từ 3-4 tiếng/lần

8 giờ -9 giờ Hoạt động cho bé sơ sinh – Đi dạo ở những nơi không khí trong lành

– Tập các bài thể dục cho bé

– Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

9 giờ sáng-10.30 sáng Ngủ sáng  
10.30-11 giờ sáng Ăn sữa – Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

– Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

11 giờ-12 giờ trưa Hoạt động cho bé sơ sinh – Tập các bài thể dục cho bé

– Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

12 giờ -2 giờ 30 chiều Ngủ trưa
2.30-3 giờ chiều Ăn sữa – Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

– Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

3 giờ-4 giờ chiều Hoạt động cho bé sơ sinh – Tập các bài thể dục cho bé

– Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

 

4 giờ -4 giờ 45 chiều Ngủ chiều – Cho bé ngủ từ 30-45 phút

– Nên đánh thức bé dậy trước 5 giờ chiều

5-5.30 chiều Ăn sữa
5.30-6 giờ chiều Hoạt động cho bé sơ sinh – Tắm cho bé

– Mát xa nhẹ nhàng

– Cho bé yên tĩnh 30 phút trước khi đi vào giấc tối

6 giờ chiều-7 giờ tối Ăn sữa – Cho bé ăn trong phòng ánh sáng vàng mờ

– Để bé ăn thật no theo nhu cầu

– Tránh để bé thiếp đi trong lúc ăn sữa

7 giờ – 10 giờ tối Ngủ đêm Cho bé ngủ trong phòng tối
10 giờ 30 Ăn sữa
11 giờ đêm-2 giờ sáng Ngủ đêm
2.30 sáng Ăn sữa
3 giờ-7 giờ sáng Ngủ đêm

Mẹ có quan tâm đến

Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh

8 điều mẹ cần chú ý khi thực hiện lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

BS CKI Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ: Trẻ sơ sinh ngủ ít hay ngủ nhiều không quan trọng bằng việc trẻ ngủ sâu giấc, ngủ ngon. Chất lượng giấc ngủ quyết định rất nhiều yếu tố quan trọng về sau chẳng hạn như não bộ hay chiều cao, nhất là trong giai đoạn 0-3 tháng tuổi nếu trẻ ngủ ít và không chất lượng.

Vào 22 giờ-24 giờ-2 giờ là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất nên trẻ cần được ngủ sâu vào thời gian này để chiều cao phát triển tối ưu nhất. Không ngủ đủ và ngủ ngon sẽ làm trẻ trở nên cáu gắt hay mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy. Về lâu dài, trẻ sẽ mất khả năng tập trung hay khả năng học hỏi sẽ không tốt bằng những đứa trẻ có giấc ngủ đạt chất lượng. Chính vì vậy, tạo không gian thoải mái giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc cũng không kém phần quan trọng khi nuôi dưỡng con.

Thời gian ngủ ngày của trẻ từ 2 đến 4 tháng là 2 tiếng (Ảnh: istockphoto)

  • Từ 2 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể hình dung khái quát về lịch ngủ trong một ngày của bé là ngủ sáng, ngủ trưa và ngủ chiều. Biết được điều này, mẹ dần dần xây dựng các thói quen, hoạt động cũng như nếp ngủ của bé trong vòng 1 tháng là mẹ sẽ thấy hiệu quả.
  • Việc điều chỉnh lịch sinh hoạt cho con hãy bắt đầu từ thói quen đánh thức con buổi sáng rồi dần dần chỉnh các hoạt động khác theo giờ dậy này.
  • Một số trẻ thức giấc sớm từ lúc 5 giờ sáng. Nếu mẹ không thấy quá mệt thì có thể bắt đầu lịch sinh hoạt của một ngày mới luôn cho con khi đó (có thể điều chỉnh giờ ngủ buổi sáng kéo dài ra).
  • Trẻ ở độ tuổi 2-4 tháng thường ăn từ 2-3 bữa sữa vào thời gian 7 giờ tối-khi thức giấc buổi sáng. Mẹ cần lưu ý không nên cho ăn quá số bữa này để tránh các vấn đề phát sinh vào ban ngày.
  • Bé khóc vào ban đêm không phải lúc nào cũng có nghĩa là con đói. Bé sơ sinh thường mơ ngủ và khóc 1 tiếng 1 lần. Do đó, nếu bé khóc, hãy đợi từ 2-3 phút rồi mới can thiệp.
  • Dù sữa mẹ ít thì cũng không nên tăng số bữa đêm mà nên tăng bữa sữa vào ban ngày. 
  • 2-4 tháng tuổi, con thường ăn khoảng 800ml sữa trở lên. Vì thế, mẹ đừng quên uống 1 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành hoặc nước lọc trước khi cho bé bú.
  • Tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Do vậy mẹ cần trang bị những kiến thức về lịch sinh hoạt của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp đối với trẻ.

Hi vọng thông qua bài viết này mẹ có thêm thông tin về giờ ngủ của trẻ theo tháng tuổi. Tuy nhiên mẹ nên dựa vào tình hình sinh hoạt của con để tạo ra bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sao cho phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Nguồn tham khảo: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của trẻ – benhviennhi.org.vn

Xem thêm

  • Vì sao bé sơ sinh hay khóc về đêm? (Cùng Mẹ Nhật luyện con ngủ)
  • Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Các bước hướng dẫn chi tiết giúp con ít quấy khóc, dễ đi vào giấc

Vào ngay để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

The post Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ) appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét