Mổ thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được thực hiện khi bệnh ở mức độ nặng và không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa. Dưới đây là những điều cần biết về phương pháp mổ thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này.
Nên mổ thoái hóa đốt sống cổ khi nào?
Mổ thoái hóa đốt sống cổ thường được áp dụng trong những trường hợp bệnh nặng, gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, đây chỉ là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi áp dụng các phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả tích cực.
Dưới đây là một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành mổ thoái hóa đốt sống cổ:
- Đau nhức quá mức: Bệnh nhân có dấu hiệu đau quá nhiều và không thể cử động được, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống, rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Thoát vị đĩa đệm khiến cho cổ bị đau nhức, hai chân đau mỏi, bị rối loạn chức năng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mổ gấp để phục hồi chức năng hai chi.
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên vùng cổ: Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, phần tủy cổ bị chèn ép gây biến chứng nặng, tê liệt hai cánh tay, tiểu tiện không kiểm soát và rối loạn chức năng sinh lý.
- Tổn thương thần kinh: Khi bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra triệu chứng đau lan truyền từ cổ tới cánh tay, bàn tay và ngón tay. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Mổ thoái hóa đốt sống cổ có khỏi không?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên, đây là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn thông qua việc dùng thuốc, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hay là phẫu thuật.
Những phương pháp này chỉ có tác dụng phục hồi chức năng bị suy giảm của cơ thể, làm giảm các biến chứng gây chèn ép lên dây thần kinh gây đau, tê bì chân tay và đưa đốt sống trở về với trạng thái gần nhất ban đầu.
Vì vậy, dù có thực hiện phẫu thuật bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng không thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó sẽ giúp bảo tồn khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra.
Các biến chứng nguy hiểm sau khi mổ thoái hóa đốt sống cổ
Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân đó. Mổ thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp có điều trị bệnh nhanh chóng nhưng có rất nhiều rủi ro không thể lường trước được, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý quyết định mổ.
Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật người bệnh nên cân nhắc trước khi tiến hành.
- Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tụ máu.
- Làm tổn thương đến các rễ thần kinh xung quanh khu vực mổ.
- Tổn thương tủy sống và có thể gây liệt sau phẫu thuật.
- Những cơn đau dai dẳng xuất hiện sau phẫu thuật.
- Tình trạng đau nhức xảy ra sau 1 – 3 năm phẫu thuật và có khả năng tái phát bệnh.
- Sau phẫu thuật, chức năng cột sống vùng cổ suy giảm đáng kể.
Các phương pháp mổ thoái hóa đốt sống cổ
Khi tiến hành mổ thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật, hạn chế những biến chứng không mong muốn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật phẫu thuật khác nhau. Những trường hợp cột sống bị mất ổn định sẽ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật.
1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống cổ trước
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một vết mổ nhỏ ở phía trước cổ để tác động vào hệ thống thần kinh bên trong. Nếu phẫu thuật cần tác động đến một vùng rộng lớn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một vết mổ nghiên hoặc dài hơn.
Lúc này, các mô mềm được tách ra, bác sĩ tiến hành loại bỏ đĩa đệm và xương cụt, thay thế vào đó là mảnh xương nhỏ hoặc thiết bị có tác dụng gắn kết đốt sống. Sau một khoảng thời gian nhất định, các đốt sống có thể kết nối lại với nhau.
2. Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống
Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống được thực hiện ở những trường hợp hẹp đốt sống cổ đa cấp, gây chèn ép lên tủy sống. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ bớt một phần đốt sống, giảm áp lực lên cột sống. Sau đó, các đốt sống sẽ được nối kết lại bằng thiết bị gắn kết đốt sống.
Vết mổ của ca phẫu thuật này có kích thước rộng, quá trình hồi phục sẽ lâu hơn bình thường.
3. Phẫu thuật ở phía sau cổ
Bác sĩ thực hiện rạch dọc phía sau cổ, dùng mũi khoang với tốc độ cao để loại bỏ lớp mặt, rễ thần kinh được di chuyển qua một bên. Sau đó, tiến hành giải phóng hoặc là loại bỏ một phần đĩa đệm lớn nằm bên cạnh cột sống, làm giảm tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh.
Chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ giúp mang lại hiệu quả cao như phẫu thuật nội soi, tạo hình đốt sống qua da, giải phóng áp lực đĩa đệm bằng tia laser,… Các phương pháp này có ưu điểm là ít mất máu xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh và hạn chế các biến chứng.
Chi phí phẫu thuật còn tùy thuộc vào phương pháp mổ, loại hình dịch vụ của bệnh viện và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể. Bạn có thể tham khảo chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ dưới đây:
- Những trường hợp mổ thường thì chi phí dao động khoảng 15 – 20 triệu đồng.
- Những trường hợp thực hiện phương pháp mổ nội soi có giá cao hơn khoảng 20 – 40 triệu đồng/1 ca mổ.
- Những trường hợp bị thoái hóa đốt sống kèm theo các biến chứng phức tạp thì tổng chi phí có thể lên đến 40 -50 triệu đồng cho một ca phẫu thuật.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi mổ thoái hóa đốt sống cổ
Trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:
- Nắm rõ tình trạng bệnh của bản thân, cần khám và xét nghiệm kỹ trước khi mổ
- Lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh
- Tìm hiểu và tiến hành điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, hỏi rõ chi phí trước khi phẫu thuật
- Lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trước khi thực hiện phẫu thuật
Sau khi tiến hành phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần lưu ý một số điều để đẩy nhanh quá trình phục hồi, hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật:
- Bệnh nhân nên nghĩ ngơi tại bệnh viện 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật để theo dõi và điều trị các biến chứng nếu có
- Không nên vận động nhiều và nằm quá lâu trên giường bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến vết mổ. Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để xương khớp nhanh hồi phục.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chất xơ, omega-3, vitamin A, D, C,… rất tốt cho sức khỏe. Không nên sử dụng chất kích thích, các loại đồ ăn nhanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
- Nên nằm, ngồi, nghĩ ngơi đúng tư thế, tránh làm tổn thường đến sức khỏe, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu, yoga.
- Có thể đi massage, xông hơi, tắm nước nóng để thư giãn tình thần, nâng cao sức khỏe xương khớp.
- Sau khi được về nhà nghĩ ngơi, bệnh nhân nên đi khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những điều cần biết về mổ thoái hóa đốt sống cổ, hy vọng chứng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chứa rất nhiều rủi ro, bạn cần phải tìm hiểu kỹ và cân nhắc trước khi thực hiện phương pháp này.
==> Có thể bạn quan tâm:
The post Phương pháp Mổ Thoái Hóa Đốt Sống Cổ và những điều phải biết appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét