Nội soi dạ dày là phương pháp để kiểm tra và chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa bằng một thiết bị đặc biệt là ống nội soi. Thế nhưng không phải ai cũng biết nội soi dạ dày là gì, cách thực hiện và các phương pháp phổ biến. Nếu đang băn khoăn không biết có nên nội soi dạ dày hay không thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này nhé!
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa gồm tá tràng, dạ dày, thực quản bằng cách đưa qua đường miệng bằng một ống soi mềm nhỏ. Thông qua phương pháp này, các bác sĩ có thể quan sát được các dấu hiệu bất thường trong dạ dày qua hình ảnh trên máy nội soi.
Qua quá trình nội soi, các bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương nhỏ chỉ vài milimet trong dạ dày và có thể xét nghiệm tìm vi khuẩn HP gây bệnh hoặc sinh thiết để tìm ung thư. Nội soi dạ dày cũng được áp dụng để theo dõi quá trình điều trị các tổn thương, nhiễm khuẩn, viêm loét hay chảy máu dạ dày.
Có hai hình thức nội soi dạ dày là chẩn đoán và nội soi can thiệp. Trong đó:
- Nội soi chẩn đoán là hình thức được sử dụng để phát hiện các vi khuẩn có hại cho dạ dày từ đó lây mô chẩn đoán vi trùng để đưa ra kết luận.
- Nội soi can thiệp là hình thức can thiệp trực tiếp vào dạ dày bằng các dụng cụ luồn vào dây soi để tiến hành các thủ thuật điều trị như cột thắt, cột chích, đốt cầm máu trong dạ dày thực quản, gây xơ hóa…
Có mấy cách nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày là quá trình đưa vào bên trong thực quản, dạ dày, tá tràng một ống soi mềm có đường kích thích đương ngón tay út có các nút điều khiển gồm có bộ phận chiếu sáng và ghi nhận hình ảnh. Các phương pháp nội soi dạ dày hiện nay bao gồm:
Nội soi dạ dày bằng đường mũi
Là phương pháp dùng một ống nội soi rất nhỏ, luồn qua đường mũi đã được gây tê, qua họng rồi lần lượt dẫn xuống các cơ quan như thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng để quan sát bề mặt niêm mạc của ống tiêu hóa trên. Nhờ đó mà phát hiện các tổn thương, lấy mẫu xét nghiệm và đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.
Để thực hiện phương pháp này, người bệnh phải nhịn ăn trước khi nội soi ít nhất 8 tiếng. Không áp dụng với trường hợp bệnh nhân bị hẹp khe mũi. Được biết, thời gian nội soi thường kéo dài trong 15 phút với mức phí 400.000 VNĐ/lần.
Nội soi bằng đường mũi là phương pháp được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Do ống nội soi nhỏ, đi qua đường mũi nên ít gây kích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi nên ít gây đau và làm giảm phản xạ nôn ói. Phương pháp này cũng không cần gây mê nên ít gây thay đổi về tâm lý, huyết áp cũng như nhịp tim của người bệnh.
Nội soi bằng viên nang
Là một liệu pháp nội soi bằng kỹ thuật hiện đại, thực chất đây là việc đưa một camera vào dạ dày để chụp ảnh đường tiêu hóa, nơi mà viên nang này đi qua. Viên nang nội soi có gắn một camera tí hon, cứ mỗi 3 giây sẽ ghi lại hình ảnh một lần. Hình ảnh thu được có độ sét nét cao, độ phân giải lên đến 102 x 400 pixels, độ rộng góc quét lên đến 150 độ.
Thời gian viên nang đi từ miệng đến hậu môn là từ 8 – 12 tiếng đồng hồ, được nuốt vào và di chuyển như một mẩu thức ăn. Sau 12h giờ, tất cả thông tin hình ảnh được tải về máy tính, viên nang được đào thải tự nhiên qua đường phân sau khi đi vệ sinh. So với các phương pháp khác, nội soi bằng viên nang không gây đau, không khó thở.
Thường được sử dụng để chẩn đoán, xác định vị trí chảy máu trong ruột non. Đặc biệt viên nang nội soi còn hữu ích trong việc tìm ra nguyên nhân của các cơn đau bụng và theo dõi khối u trong ruột non. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng do có giá thành khá cao, khoảng từ 10 – 12 triệu 1 viên.
Nội soi bằng đường miệng
Là phương pháp nội soi dạ dày truyền thống thường được sử dụng nhất hiện nay.
Khi nào nên nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ miệng qua họng, xuống dạ dày, tá tràng để quan sát niêm mạc và chẩn đoán bệnh. Phương pháp này cho độ chính xác cao, giá thành thấp lại dễ thực hiện. Tuy nhiên, do ống mềm có kích thích lớn, khi đi qua đường miệng vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi dễ làm bệnh nhân buồn nôn, có cảm giác sợ hãi khi nội soi.
Nội soi dạ dày có đau không?
Nội soi dạ dày có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nội soi dạ dày cũng được phân thành 2 dạng chính là nội soi gây mê và nội soi không gây mê. Trong đó, nội soi gây mê là phương pháp có kèm theo thuốc mê nên không gây đau đớn nhưng vẫn khiến bệnh nhân khó chịu.
Còn nội soi không gây mê ít nhiều vẫn khiến người bệnh có cảm giác hơi đau khi ống soi bắt đầu đưa vào dạ dày. Tuy nhiên cảm giác đau cũng không nhiều nhưng người bệnh thường thấy khó chịu đặc biệt là cảm giác buồn nôn, nôn khi có vật lạ chặn ở cổ trong quá trình tiến hành. Đây là lý do khiến nhiều người không thích nội soi qua đường miệng.
Kết thúc quá trình nội soi, bệnh nhân thường có cảm giác căng tức hoặc đầy hơi. Lý do là không khí được bơm nhẹ vào thực quản để ống tiêu hóa căng phồng lên nhằm thuận tiện cho việc quan sát rõ hơn những nếp gấp của ống tiêu hóa. Trong quá trình nội soi, nếu không tuân thủ đúng quy trình có thể xảy ra một số biến chứng như dịch dạ dày vào phổi, hít sặc thức ăn, nhiễm trùng, xuất huyết, rách hoặc thủng đường tiêu hóa trên…
Khi nào cần nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày cho kết quả chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa có độ chính xác cao hơn so với siêu âm hay chụp x-quang. Thường được áp dụng khi có các biểu hiện như:
- Nuốt đau, nuốt nghẹn, khó nuốt hoặc nuốt vướng
- Nóng rát thượng vị, có thể nôn ra máu
- Đau thượng vị, đau sau xương ức, thường xuyên nôn ói khi đánh răng
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, ăn không tiêu, thiếu máu, thiếu sắt
- Ho, viêm họng kéo dài, cảm giác vướng víu ở cổ họng
- Sụt cân, người gầy yếu không rõ nguyên nhân
- Sinh hoạt chung với người đã nhiễm vi khuẩn HP
- Buồn nôn, nôn sau khi ăn hoặc khi làm việc nặng
- Đi đại tiện ra phân đen
Quy trình nội soi dạ dày
Trước khi nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ được thăm khám để đánh giá các nguy cơ, chỉ định và chống chỉ định trước khi áp dụng thủ thuật này. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giải thích các yêu cầu cũng như thắc mắc của bệnh nhân về các nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng, tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng thuốc.
Nội soi dạ dày được tiến hành với ít nhất 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng ở phòng soi. Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được xịt thuốc tê vào sâu trong miệng để làm giảm các giác khó chịu khi đưa ống soi vào dạ dày. Bệnh nhân sẽ được cho nằm nghiêng về phía trái, hít thở sâu, thư giãn. Tiếp đó, ống soi sẽ được đưa qua đường miệng hoặc mũi qua họng, đến thực quản, dạ dày, tá tràng.
Quá trình đưa ống soi vào dạ dày sẽ khiến bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu muốn ho, sặc hoặc nôn nhất là những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, chỉ cần hít thật sâu và thở ra chậm thì sẽ cải thiện đáng kể chứng buồn nôn, nôn đáng kể. Thời gian tiến hành nội soi thường kéo dài khoảng 3 – 5 phút.
Nội soi dạ dày có ảnh hưởng gì không?
Nội soi dạ dày là một thủ thuật mang tính an toàn, ít xảy ra biến chứng. Thông thường, sau khi nội soi bệnh nhân sẽ thấy hơi đau hoặc khó chịu ở vùng họng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ biến mất sau 30 – 45 phút và sau 30 – 35 phút thì có thể ăn uống bình thường.
Khi sử dụng thuốc an thần và gây mê, nội soi dạ dày có thể gây ra tăng huyết áp, tim đập nhanh không đều hoặc tụt huyết áp. Không chỉ vậy, phương pháp này cũng khiến nhiều người lo lắng vì có cảm giác buồn nôn, giống như bị chặn ở cổ. Để khắc phục tình trạng này, có thể cho bệnh nhân ngủ ngắn trong 15 – 20 phút bằng cách tiến hành gây mê nhẹ nhàng.
Nhiều người cho rằng nội soi dạ dày không gây nguy hiểm nên có thể thực hiện nhiều lần. Thế nhưng thực tế thì đây chỉ là một thủ thuật sử dụng phương tiện hiện đại, không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Do đó, không nên thực hiện nội soi nhiều lần để đảm bảo sức khỏe. Trong quá trình điều trị, người bệnh chỉ cần nội soi một lần để đánh giá mức độ tổn thương. Nếu theo dõi HP sau điều trị thì chỉ cần dùng các xét nghiệm, test khác và không nhất định phải nội soi.
Cần chuẩn bị gì khi nội soi dạ dày – thực quản?
Khi nội soi, người bệnh cần chuẩn bị và thực hiện những vấn đề sau đây:
- Trước khi nội soi, cần nhịn ăn từ tối hôm trước đến sáng hôm sau soi dạ dày, nhịn ăn tuyệt đối trong 6 – 8 tiếng trước khi nội soi.
- Không hút thuốc trước nội soi 12 tiếng để tránh tiết dịch vị giúp dạ dày sạch sẽ, thuận tiện cho việc quan sát và xem xét rõ các tổn thương.
- Với những người đang sử dụng thuốc viêm dạ dày hay những người có tiền sử hô hấp hoặc bệnh tim mạch thì cần thông báo với bác sĩ để được thăm khám tư vấn cụ thể có cách nội soi đảm bảo hơn.
- Với trường hợp nội soi bằng viên nang, trong 1 tuần trước khi tiến hành, không nên bổ sung chất có chứa chất sắt.
- Trong khi nội soi, cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, cần thoải mái tinh thần để thủ thuật diễn ra thuận lợi hơn.
- Sau khi nội soi, cần rửa sạch miệng, nghỉ ngơi một chút là có thể ăn được. Nếu nội soi gây mê thì cần đợi cho thuốc hết tác dụng, nên chờ tỉnh táo hoặc nhờ người nhà đưa về.
Nội soi dạ dày ở đâu?
Một số địa chỉ nội soi uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay có thể kể đến như:
- Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, địa chỉ 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E Hà Nội, địa chỉ 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, địa chỉ 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy, địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM, liên hệ khoa Nội tiêu hóa – Gan mật để được thăm khám và điều trị.
Trên đây là một số thông tin về nội soi dạ dày, để đảm bảo an toàn trước khi nội soi, người bệnh nên trao đổi kỹ về triệu chứng, các loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe để việc thăm khám, nội soi được thuận tiện hơn. Sau khi nội soi, cần hạn chế sử dụng thực phẩm có tính cay nóng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.
Có thể bạn quan tâm
The post Nội soi dạ dày là gì? Có mấy phương pháp? có đau không? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét