Nấm Da Đầu Có Lan Xuống Mặt? Phải Làm Sao?

Nấm da đầu lan xuống mặt có thể gây ra các biến chứng thành nấm da mặt khiến cho vùng da bị ảnh hưởng bắt đầu xuất hiện các nốt mụn, viêm da. Vì bản chất của bệnh lý này là gây ngứa và làm tổn thương da, khi người bệnh gãi càng nhiều thì tình trạng lây lan sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do đó, khi gặp vấn đề này bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được giải quyết một cách hiệu quả nhất.

Nấm da đầu có lan xuống mặt không?

Nấm da đầu không chỉ gây ra tình trạng khó chịu, rụng tóc, hói đầu mà còn chính là nguyên nhân khiến cho vùng da này trở nên kém thẩm mỹ, từ đó khiến người bệnh khá tự ti trong quá trình giao tiếp. Không những vậy, trong một số trường hợp, bệnh còn có khả năng lây lan cao và nó có thể khiến cho các vùng da lân cận bị nhiễm nấm khiến cho nhiều bệnh nhân lo lắng.

Theo đó, nấm da đầu có thể lan xuống mặt, lúc này việc điều trị có thể trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi điểm đặc trưng của bệnh lý này là có thể phát triển trong thời gian dài, dai dẳng, hầu hết các triệu chứng thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình khiến người bệnh trở nên mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và đời sống. Nhất là khi bước vào giai đoạn nặng sẽ làm tổn thương ở gần trán và da mặt.

Nấm da đầu lan xuống mặt
Nấm da đầu có thể lan xuống mặt và khiến cho việc điều trị có thể trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Vi nấm dermatophytes chính là một trong những “thủ phạm” chính gây ra tình trạng lây lan này. Theo đó, triệu chứng thường gặp của nấm da đầu chính là ngứa ngáy khó chịu, lúc này bệnh nhân có xu hướng gãy nhiều sẽ vô tình làm tổn thương da và khiến cho việc lây lan diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tình trạng này thường diễn ra do các nốt mụn có mủ không được xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng thành nấm mặt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, nấm da đầu là bệnh lý tự miễn, khi người bệnh có những triệu chứng đầu tiên thường bị nhầm lẫn với gàu đơn thuần nên không quan tâm khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc không điều trị dứt điểm chính là nguyên nhân khiến bệnh lý này có thể dễ tái phát lại và gây lây lan xuống mặt cổ và thậm chí là toàn thân.

Các biến chứng này của nấm da đầu có thể khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Trong một số trường hợp nấm da đầu trở nặng không chỉ lây lan xuống da mặt mà nó còn làm cho vùng da đầu trở nên bị suy yếu, có thể gây ra nhiễm trùng do các tổn thương lớp thượng bì và rụng nang tóc, tình trạng này có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Làm gì khi nấm da đầu lan xuống mặt?

Nấm da đầu lan xuống mặt chính là do hoạt động của vi nấm dermatophytes. Do đó, việc cần làm của người bệnh chính là tiêu diệt tác nhân gây bệnh, việc này sẽ có tác dụng trong việc ngăn ngừa tiến triển và giúp bệnh tự động thuyên giảm. Thông thường, việc điều trị mang lại hiệu quả cao chính là sử dụng thuốc trị nấm da đầu theo chỉ định của bác sĩ.

Nấm da đầu lan xuống mặt
Nấm da đầu lan xuống mặt chính là do hoạt động của vi nấm dermatophytes.

Tốt nhất, bạn nên thực hiện việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và cần phải được thăm khám kỹ lưỡng trước đó để có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, việc điều trị nấm da đầu lan xuống mặt cũng có thể kết hợp với các phương pháp khắc phục bệnh bằng các bài thuốc dân gian như:

1. Cây ngũ sắc chữa nấm da đầu lan xuống mặt

Bài thuốc chữa nấm da đầu từ cây ngũ sắc được lưu truyền lâu đời trong dân gian và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Sử dụng loại dược liệu này có thể giúp khắc phục tương đối nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên phương pháp này không mang lại tác dụng phụ như việc sử dụng các loại thuốc Tây y.

Trong một số nghiên cứu cho rằng, thành phần curmarin, cadinen, caryophyllen trong câu ngũ sắc chính là hoạt chất kháng viêm tự nhiên giúp da đầu có thể chống lại hoạt động của các vi khuẩn một cách hiệu quả. Vì thế, ngoài ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt thì nó còn được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu nói chung và loại bỏ nấm da.

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng cây ngũ sắc vừa đủ đem đun sôi với nước sau đó để nguội.
  • Sử dụng để gội đầu mỗi ngày 1 lần.
  • Khi gội nên kết hợp với các thao tác massage nhẹ nhàng da đầu nhẹ nhàng.
  • Sau khi gội đầu với nước cây ngũ sắc bạn không nên xả lại với nước vì điều này sẽ giúp các dưỡng chất thấm sâu nhanh chóng vào các nang tóc hơn.

2. Sử dụng đu đủ

Chữa nấm da đầu lan xuống mặt bằng đu đủ cũng là một trong những liệu pháp thiên nhiên được nhiều người sử dụng để hỗ trợ trong việc sử dụng thuốc điều trị. Cách chữa bệnh này cũng được nhiều người đánh giá cao bởi hiệu quả mà nó mang lại. Trong thành phần của đu đủ có chứa nhiều hoạt chất protein và vitamin A, B, C dồi dào giúp phục hồi các tổn thương một cách nhanh chóng.

Nấm da đầu lan xuống mặt
Chữa nấm da đầu lan xuống mặt bằng đu đủ có tác dụng hỗ trợ làm tiêu diệt các vi nấm gây bệnh.

Ngoài ra, phần nhựa trong đu đủ còn có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn và tiêu diệt các vi nấm gây bệnh một cách mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của da đầu và còn được nhiều người ứng dụng trong khắc phục các vấn đề do vảy nến mang lại.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 500 gram đu đủ vừa chín tới
  • Gọt sạch vỏ và rửa sạch với nước
  • Cho vào máy xay nhuyễn sau đó thoa đều lên da đầu
  • Để yên trong khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước
  • Thực phương pháp điều trị này từ 1 – 2 lần/tuần
  • Lưu ý là bạn nên đảm bảo làm sạch tóc với nước trước khi bôi đu đủ, đồng thời không thực hiện khi da đầu có các vết thương hở.

3. Trầu không chữa nấm da đầu lan xuống mặt

Lá trầu không có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý về da liễu. Trong loại dược liệu này có chứa các hoạt chất như tanin, alkaloids, phenol và terpene đây là những thành phần kháng khuẩn từ thiên nhiên an toàn và lành tính. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc kháng nấm nhờ thành phần tinh dầu có trong lá.

Nấm da đầu lan xuống mặt
Trầu không có tác dụng trong việc kháng nấm nhờ thành phần tinh dầu có trong lá.

Ngoài ra, trầu không còn được biết đến với thành phần chứa nhiều vitamin A, B1, B2, kali, phốt pho hay canxi,… những hoạt chất này có tác dụng là giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng của nấm da đầu như ngứa ngáy và ngăn ngừa chúng lây lan xuống mặt một cách hiệu quả. Trong một số nghiên cứu còn chứng minh rằng chúng có tác dụng trong việc kích thích hình thành tế bào tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 20 lá trầu không, rửa sạch bằng nước và ngâm trong nước muối từ 10 – 15 phút
  • Sau đó vớt ra và để ráo
  • Cho vào một ít muối và giã hoặc xay nhuyễn
  • Sau đó bạn lọc qua rây lấy nước cốt bảo quản trong tủ lạnh
  • Trước khi thoa lên tóc bạn nên gội đầu sạch sau đó dùng nước thoa trực tiếp lên da đầu và ủ trong khoảng 30 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần

4. Dùng vỏ bưởi

Trong các ghi chép của Đông y cho rằng, trong vỏ bưởi có tính bình, vị đắng, mùi thơm dịu nhẹ, nguyên liệu này cũng rất tốt cho da đầu và tóc. Thành phần hoạt chất trong nó có chứa rất nhiều vitamin giúp hỗ trợ lành thương và hạn chế gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh nấm da đầu. Không những vậy, nó còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa các tổn thương lan rộng sang các vùng da lân cận.

Thành phần trong vỏ bưởi còn có tác dụng trong việc kháng khuẩn, ức chế nấm phát triển, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành tổn thương trên da đầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc kích thích các nang tóc và quá trình mọc tóc nhanh chóng để giảm thiểu tình trạng gãy rụng giúp cho tóc con nhanh chóng mọc thay thế vào vùng da đầu có nhiều tóc gãy rụng.

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ một lượng vỏ bưởi tươi hoặc khô thái nhỏ
  • Cho vào nồi cùng với khoảng 2 lít nước sôi
  • Đun trong lửa nhỏ trong khoảng 10 – 15 phút rồi tắt bếp để cho nước nguội.
  • Sử dụng nước này để gội đầu và ủ trong khoảng 20 phút và xả lại với nước sạch.
  • Thực hiện mỗi tuần 3 lần trong nửa tháng liên tục. 

5. Sử dụng bồ kết

Bồ kết được nhiều người biết đến với tác dụng chữa nấm da đầu một cách hiệu quả. Không những vậy, nó còn có tác dụng phục hồi các tổn thương tại nang tóc, thúc đẩy tóc trở nên suôn mượt và chắc khỏe hơn. Đồng thời, các thực hiện cũng rất đơn giản nên nhiều người có thể áp dụng ngay tại nhà để mang lại hiệu quả cao nhất.

Nấm da đầu lan xuống mặt
Sử dụng bồ kết có tác dụng cân bằng nồng độ pH và kích thích tóc mọc một cách nhanh chóng vào những chỗ bị gãy rụng.

Trong một số nghiên cứu cho rằng, bồ kết có tác dụng trong việc ức chế nấm, nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương trên da đầu bởi thành phần của chúng có chứa nhiều vitamin và các hoạt chất quý. Loại dược liệu này còn có tác dụng cân bằng nồng độ pH và kích thích tóc mọc một cách nhanh chóng vào những chỗ bị gãy rụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20 lá trầu và 10 quả bồ kết già
  • Lá trầu không rửa sạch và ngâm với nước muối, bồ kết đem nướng chín
  • Bồ kết sau khi nướng thì bẻ nhỏ rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó bạn cho lá trầu không vào nấu thêm 10 phút rồi tắt bếp.
  • Để nguội hỗn hợp vừa thu được và dùng để gội đầu.
  • Thực hiện 2 ngày 1 lần để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Phòng ngừa nấm da đầu lan xuống mặt

Nấm da đầu lan xuống mặt sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh ngày càng bùng phát mạnh mẽ khiến cho người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc. Không những vậy, trong một số trường hợp còn làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh vì làm mất đi tính thẩm mỹ khiến họ trở nên ngại giao tiếp với những người xung quanh.

Nấm da đầu lan xuống mặt
Tuyệt đối không nên gãi quá mạnh làm vùng da đầu bị xây xước vì có thể sẽ làm lây lan bệnh sang các vùng da lành lân cận.

Vì thế, bạn cần có các biện pháp phòng tránh nấm da đầu lan xuống mặt cụ thể bằng các nguyên tắc như sau:

  • Người bị nấm da đầu nên tìm ngay đến các phương pháp an toàn để khắc phục sớm tình trạng bệnh. Tốt nhất bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có giải pháp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Trong quá trình điều trị bệnh có thể áp dụng thêm các phương pháp từ thiên nhiên để hỗ trợ cho quá trình phục hồi các tổn thương nhanh chóng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng các phương pháp này nếu da đầu không xuất hiện các tổn thương, nhất là các vết thương hở.
  • Sau khi gội đầu tốt nhất bạn nên làm khô tóc bằng quạt và tránh ủ tóc ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
  • Tuyệt đối không nên gãi quá mạnh làm vùng da đầu bị xây xước. Trong quá trình gội đầu bạn cũng nên chú ý vấn đề này, không nên sử dụng móng tay để gãi mạnh có thể sẽ khiến các tổn thương nghiêm trọng và làm lây lan bệnh sang các vùng da lành lân cận.
  • Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để bổ sung thành phần hoạt chất trực tiếp lên da đầu thì trong khẩu phần ăn mỗi ngày bạn cũng nên cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết. Từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh từ bên trong, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
  • Bất kỳ việc sử dụng các loại thuốc nào cũng phải có chỉ định và thăm khám trước của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc và lạm dụng chúng có thể sẽ phản tác dụng và khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, nguy cơ lây lan cũng từ đó mà trở nên mạnh mẽ hơn.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến nấm da đầu lan xuống mặt về cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để ngăn ngừa nguy cơ này một cách hiệu quả. Bệnh lý này được cho là rất khó điều trị dứt điểm nên bạn cần thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt để nhanh chóng lành bệnh.

Có thể bạn quan tâm

The post Nấm Da Đầu Có Lan Xuống Mặt? Phải Làm Sao? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét