Mụn nước ở ngón chân thường được gây ra bởi ma sát hoặc là dấu hiệu của nhiễm trùng. Ở các ngón chân chứa rất nhiều dây thần kinh nên mụn nước đặc biệt gây đau đớn. Do đó, người bệnh cần có biện pháp xử lý phù hợp để cải thiện cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.
Nguyên nhân gây mụn nước ở ngón chân
Hầu hết các trường hợp mụn nước đều phát triển ở nơi da dày như bàn tay hoặc bàn chân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn nước có thể xảy ra ở các ngón chân và kẽ giữa các ngón chân. Mụn nước được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
1. Đổ quá nhiều mồ hôi
Đổ mồ hôi ở chân có thể gây tích tụ độ ẩm ở các ngón chân. Điều này làm tăng nguy cơ kích ứng da và hình thành các nốt mụn nước do ma sát.
Các vận động viên, người thường xuyên đi giày thể thao, giày bít là đối tượng có nguy cơ nổi mụn nước ở các ngón chân khá cao.
2. Ma sát liên tục
Chân và các ngón chân là nơi thường xuyên chịu áp lực và ma sát. Khi da chân cọ xát với giày có thể bị kích ứng, viêm. Điều này dẫn đến một số triệu chứng bao gồm như sưng, ngứa và nổi mụn nước ở các ngón chân.
Trước khi hình thành mụn nước, chân thường xuất hiện dấu hiệu bị kích thích như đỏ hoặc trầy xước. Nếu bề mặt da bị tổn thương, ngón chân có thể bị rò rỉ máu và gây đau.
Những người đi giày không phù hợp với chân thường dễ bị mụn nước, phồng rộp ở bàn chân và các ngón chân, đặc biệt là khi đi bộ nhiều. Tương tự như vậy, việc chạy bộ trong một đôi giày quá chật có thể khiến các ngón chân ma sát với nhau và vô tình gây tổn thương dẫn đến các nốt mụn nước đau đớn.
3. Da bị kích ứng
Da ở ngón chân có thể bị kích ứng do nhiệt độ quá cao hoặc nhiệt độ quá thấp. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng tổn thương, bao gồm phồng rộp, nổi mụn nước.
Khi da bị bỏng cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra những nốt mụn nước để bảo vệ các mô bên dưới. Mụn nước có thể hình thành ngay lập tức hoặc sau hai ngày tùy vào mức độ của tổn thương.
Tương tự như vậy, nhiệt độ quá lạnh khiến da chân bị tê cóng. Điều này làm đóng băng và phá hủy các tế bào trong da. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra các nốt mụn nước để giữ nhiệt trong cơ thể. Mụn nước do bỏng nhiệt độ lạnh thường có xu hướng hình thành ngay lập tức để bảo vệ cơ thể.
4. Nhiễm nấm
Nấm có thể phát triển ở bàn chân và các ngón chân dẫn đến các triệu chứng như ngứa, mụn nước ở các ngón chân, nứt nẻ, bong tróc da chân hoặc khiến da bị đổi màu.
Ngoài ra, thường xuyên mang vớ ẩm ướt hoặc đi chân trần trong điều kiện ẩm thấp cũng có thể gây phát ban và nổi mụn nước ở ngón chân. Đôi khi đi chân trần ở phòng thay đồ, hồ bơi, phòng tập gym cũng làm tăng nguy cơ bị mụn nước.
5. Dị ứng
Một số phản ứng dị ứng có thể dẫn đến các vết phồng rộp và mụn nước ở ngón chân. Dị ứng có thể được hình thành từ vết cắn của côn trùng, tiếp xúc với một số hóa chất hoặc ma sát với vải Polyester.
Các triệu chứng dị ứng khác có thể bao gồm ngứa đỏ ở da chân, phát ban, nổi mề đay, sưng ở chân.
6. Bệnh chàm
Bệnh chàm (Eczema) là một bệnh viêm da có thể dẫn đến việc nổi mụn nước ở ngón chân. Bệnh thường được kích hoạt bởi mồ hôi, da quá khô, vi khuẩn, các chất gây dị ứng và một số chất gây kích thích khác.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm:
- Ngứa da chân
- Có cảm giác nóng rát ở đau đớn ở chân
- Xuất hiện các vết sưng có thể chảy dịch hoặc máu
- Da có vảy, thô hoặc trở nên dày hơn
- Phát ban, nổi mề đay
7. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc hoặc một số bệnh viêm da khác có thể gây kích ứng da và hình thành vết phồng rộp ở vị trí tiếp xúc. Mụn nước có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất hiện dần dần sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Vết cắn của côn trùng
- Hóa chất hoặc các chất tẩy rửa
- Dung môi
- Niken, Coban, Sunfat hoặc các loại kim loại khác
- Hóa chất trong phòng thí nghiệm
8. Tổ đỉa ở chân
Tổ đỉa là một dạng tổn thương da dẫn đến các mụn nước nhỏ li ti. Bệnh thường phát triển ở chân gây ngứa dữ dội. Thông thường, bệnh tổ đỉa cần khoảng 3 – 4 tuần để chữa khỏi. Tuy nhiên, tổ đỉa ở chân do tính chất di chuyển và ma sát nhiều nên bệnh cần nhiều thời gian hơn để được cải thiện.
Các dấu hiệu nhận biết tổ đỉa ở chân:
- Hình thành các nốt mụn nước rất nhỏ ở chân, ngón chân
- Mụn nước thường đục, hơi cao hơn bề mặt da gây ngứa, đau
- Mụn nước bị ma sát có thể bị vỡ và chảy dịch ra bên ngoài. Dịch từ mụn nước là huyết thanh ở các tế bào, không phải là mồ hôi
- Móng chân có thể bị mất hình dạng thông thường
9. Nguyên nhân khác
Một số bệnh lý có thể làm suy yếu lớp bên ngoài của da và dẫn đến phồng rộp. Mụn nước ở ngón chân đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh truyền nhiễm hoặc rối loạn da.
Một số bệnh lý và điều kiện y tế phổ biến có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở các ngón chân bao gồm:
- Thủy đậu
- Một số bệnh tự miễn dịch như bọng nước Pemphigoid hoặc Pemphigus.
- Bệnh lý thần kinh như bệnh tiểu đường hoặc các chấn thương thần kinh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
- Sử dụng thuốc làm loãng máu.
- Vỡ mạch máu dẫn đến rò rỉ máu quá các mô gây phồng rộp và mụn nước.
Cách điều trị mụn nước ở ngón chân
Mụn nước ở các ngón chân thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau vài ngày. Người bệnh có thể hỗ trợ tăng khả năng hồi phục bằng một số biện pháp như:
1. Đối với mụn nước nhỏ
Các nốt mụn nước nhỏ chứa ít chất lỏng thường có xu hướng lành sau một vài ngày. Điều quan trọng là người bệnh không được làm vỡ hoặc làm thủng nốt mụn nước. Điều này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng hoặc một số vấn đề khác.
Để điều trị các nốt mụn nước nhỏ, người bệnh có thể tham khảo cách xử lý sau:
- Hạn chế ma sát giữa các ngón chân để tránh làm vỡ mụn nước. Người bệnh có thể thoa gel, kem làm mềm da hoặc băng bó khu vực tổn thương lại bằng gạc hoặc vải y tế.
- Giữ vệ sinh các ngón chân và vùng da bị tổn thương. Ngâm chân hai lần mỗi ngày trong hỗn hợp giấm trắng và muối cũng có thể sát trùng và cải thiện tình trạng.
2. Đối với mụn nước lớn
Các nốt mụn nước lớn cần được dẫn lưu dịch, máu hoặc mủ ra bên ngoài. Nếu người bệnh không điều trị, mụn nước có thể gây đau đớn, tự vỡ và gây nhiễm trùng. Một số biện pháp chăm sóc như sau:
- Nếu mụn nước tự vỡ, người bệnh cần tiến hành sát trùng vùng da bị tổn thương. Sử dụng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn y tế để vệ sinh nốt mụn nước.
- Người bệnh có thể sử dụng kim để làm vỡ mụn nước. Trước khi tiến hành thủ thuật cần vệ sinh tay và dụng cụ bằng dung dịch sát khuẩn.
- Thoa kem kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và băng mụn nước lại để tránh nhiễm trùng.
Nếu các nốt mụn nước xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng (như xuất hiện mủ, dịch vàng hoặc sưng tấy), người bệnh nên đến bệnh viện để được xử lý phù hợp. Nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng da và hoại tử.
3. Đối với mụn nước đã bị nhiễm trùng
Nếu mụn nước bị nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng và có biện pháp điều trị phù hợp.
Một số thuốc thường được sử dụng điều trị mụn nước ở ngón chân như:
- Thuốc mỡ kháng sinh
- Kem chống nấm
- Thuốc chống viêm như Hydrogen Peroxide
Biện pháp phòng ngừa mụn nước ở ngón chân
Hầu hết các trường hợp mụn nước ở ngón chân là do ma sát, áp lực và tổn thương bề mặt da gây ra. Do đó, người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách áp dụng một số biện pháp như:
- Cắt ngắn móng chân đặc biệt là trước khi đi bộ hoặc chạy bộ đường dài. Giữ móng chân ngắn có thể tránh được áp lực từ giày và hạn chế các tổn thương.
- Để chân thoáng khí, hạn chế mang giày bí để tránh làm chân đổ mồ hôi. Lâu khô chân sau khi tiếp xúc với nước để ngăn ngừa nấm phát triển.
- Dưỡng ẩm cho da để tránh da khô, nứt nẻ.
- Băng các ngón chân có thể tránh các ngón chân cọ xát với nhau. Tuy nhiên, thay băng thường xuyên để tránh ẩm ướt và nấm phát triển.
- Sử dụng vớ cho ngón chân để phòng ngừa mụn nước, đặc biệt là ở vận động viên.
- Vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày và lau khô bằng khăn sạch.
Mụn nước ở các ngón chân thường tự khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu các bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào,, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh chọn loại phù hợp hơn với chân.
The post Mụn nước ở ngón chân ngứa là bệnh gì? Cách điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét