Mới có thai không nên ăn gì? Mẹ tránh xa khoai tây mọc mầm, rau mầm sống, phô mai tươi, đồ sống, thịt nguội, xúc xích, nem chua…Hãy cùng theAsianparent Vietnam tìm hiểu những thực phẩm đó là gì qua những thông tin sau:
- Thực phẩm mẹ mới mang thai nên tránh
- Các loại hoa quả người mới có thai không nên ăn
- 1 số kiêng cữ khác khi mới mang bầu
- Gợi ý thực phẩm tốt cho mẹ mới mang thai
- Mới có thai nên nắm được lịch khám thai định kỳ
Người mới có thai không nên ăn gì?
1. Khoai tây mầm
Khi mới có thai nên kiêng gì hay có bầu không nên ăn gì? Khoai tây mầm có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là solanin trong khoai tây mọc mầm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bà bầu bị phá thai. Vì vậy, mẹ cần tránh xa tuyệt đối loại thực phẩm này.
Xem ngay >>>>>
Bổ sung gì để thai nhi phát triển toàn diện khi phụ nữ mới mang thai
Công dụng bất ngờ của Mận dành cho bà bầu
2. Các loại rau mầm sống
Mới có thai không nên ăn rau gì? Phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau mầm sống bởi trong rau mầm có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây độc cho phụ nữ mang thai như Listeria, Salmonella và E. coli… Tuy nhiên, với rau mầm, nếu bạn chỉ sơ chế thì nhiệt độ thấp sẽ không thể tiêu diệt những loại vi khuẩn này.
3. Phô mai tươi và các loại phô mai mềm
Ăn mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được trùng lặp hoàn toàn. Để bảo đảm bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Sushi
Có thai kiêng ăn gì? Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
5. Thịt nguội, xúc xích và nem chua
Những thực phẩm này là một trong những lời giải đáp cho câu mới có thai không nên ăn uống gì. Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống và có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
6. Rau ngót
Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30 mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.
7. Các loại cá chứa nhiều thuỷ ngân
Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết: Omega-3 là một loại axit béo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các tế bào thần kinh trung ương và não bộ của thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung Omega-3 bằng cách ăn cá và chỉ nên ăn khoảng 340gram cá cho 1 tuần. Mẹ nên chọn những loại cá tốt và có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn những loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá thu vua,…
Thủy ngân có nhiều trong cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối. Thủy ngân có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
8. Pate và gan
Phụ nữ mới có thai không nên ăn gì? Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Gan động vật là thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu. Dung nạp vitamin A vượt ngưỡng trong giai đoạn này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là gây dị tật cho thai nhi.
9. Trứng chưa nấu chín
Bạn nên tạm ngừng ăn những món trứng ốp la, lòng đào ưa thích. Trong trứng sống cũng có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
10. Đồ uống có cồn
Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá gan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.
Bà bầu mới có thai không nên ăn quả gì?
1. Nhãn
Không nên ăn gì khi có thai? Hãy cẩn trọng với trái nhãn. Bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trơ nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sẩy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.
2. Dứa
Mới có bầu không nên ăn gì? Đó là dứa.
Theo các nhà khoa học cho biết, thơm có chứa chất Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp . Đặc biệt khi thơm còn xanh thì tỉ lệ chất Bromelain là rất cao việc ăn dứa có thể gây sẩy thai.
3. Đu đủ xanh
Đây là “ứng cử viên sáng giá cho câu hỏi” mới cấn thai không nên ăn gì. Trong đu đủ chưa chín có rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
4. Trái cây đông lạnh
Những loại rau quả được bảo quản đông lạnh sẽ bị giảm thiểu chất dinh dưỡng, lại là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Trái cây đông lạnh không phải là lựa chọn mà bà bầu nên dùng. Mẹ hãy chỉ ăn trái cây tươi và mới được gọt vỏ
5. Trái cây đóng hộp
Các loại trái cây đóng hộp chứa lượng chất bảo quản tổng hợp rất cao nên sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, gây ra biến chứng thai kỳ, hay thậm chí là bệnh ung thư.
Mới có thai nên kiêng những gì?
- Không nên uống rượu, bia hoặc các loại nước uống có caffein.
- Mẹ mới mang bầu không nên nhảy, xoay người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những môn nguy hiểm.
- Phụ nữ mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm và không nên cúi lưng khi ngồi.
- Mẹ bầu cũng không nên đứng làm việc quá nhiều. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi.
- Hạn chế việc làm đẹp: sơn móng tay, nhuộm tóc hoặc tẩy trắng răng.
Xem ngay>>>
Tác dụng của quả Cherry 90% phụ nữ mang thai không biết
Bà bầu uống mật ong có tốt và an toàn cho thai nhi không?
Khi mới cấn thai mẹ nên ăn gì?
Chế độ ăn của tháng đầu mang thai cần đảm bảo sự an toàn lành mạnh, cung cấp các chất dinh dưỡng để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ hãy ăn các thực phẩm sau đây:
- Thịt: cung cấp chất đạm dồi dào. Thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều vi chất sắt, kẽm, và nhiều loại vitamin khác. Nguồn năng lượng từ các loại thịt gia cầm đủ cho mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.
- Trứng: lòng đỏ trứng giàu protein và vitamin D, có lợi cho sự phát triển hệ xương của thai. Phụ nữ mang thai trong tháng đầu tiên chỉ nên bổ sung 3 đến 4 quả trứng một tuần.
- Cá hồi: cung cấp canxi, vitamin D và acid béo omega-3. Đây là chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển não bộ và các tế bào hệ thần kinh.
- Sữa chua: bổ sung nhiều lợi khuẩn. Vì thế, triệu chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ cũng được giảm thiểu.
- Rau xanh: bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Các loại quả chứa nhiều vitamin C như quýt, cam, bưởi cũng cần được chú ý bổ sung.
- Măng tây: giàu acid folic, phòng ngừa các dị tật bẩm sinh nặng nề, bao gồm cả tật chẻ đôi đốt sống ở thai nhi.
- Chuối: chứa sắt và nhiều khoáng chất khác cần thiết cho thai kỳ. Chuối giúp tăng cường sự hấp thu chất sắt, phòng ngừa thiếu máu.
- Nho: bổ sung đường, vitamin, canxi, sắt và các vi chất khác. Nho giúp giảm mệt mỏi cho mẹ bầu mới có thai.
Mới có thai nên nắm được lịch khám thai định kỳ
Theo Bác sĩ Nguyễn Đình Tời – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, khám thai là việc quan trọng không thể bỏ qua trong thai kỳ, với mục đích giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, bên cạnh đó có thể phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Thông thường, mỗi tháng mẹ bầu cần đi khám thai 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu mẹ bận hoặc không thể khám thường xuyên thì tối thiểu cũng phải đi khám thai vào các mốc quan trọng sau:
- Khám thai tuần 11 – 13: Thời điểm đo độ mờ da gáy – một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.
- Khám thai tuần 21 – 24: Khám thai lúc này giúp kiểm tra khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như tim, hộp sọ, cột sống, phổi, thận, tay, chân…
- Khám thai tuần 30 – 32: Thời điểm này sẽ giúp phát hiện các dị tật xuất hiện muộn hơn trong thai kỳ. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ về giai đoạn cuối của thai kỳ.
Thay lời kết
Kiêng cữ khi mang thai là điều cần thiết, nhất là trong chuyện ăn uống vì tất cả những thực phẩm mẹ ăn đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. 1 số thực phẩm bình thường chị em hoàn toàn có thể ăn được trở nên nguy hiểm và có thể gây những hậu quả khôn lường như táo bón, dị tật thai nhi, sảy thai, bong nhau thai… Trước khi ăn bất kỳ thực phẩm nào mẹ nên tìm hiểu kỹ, đồng thời đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi, hạn chế đồ ăn lạnh và tự xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học ngay từ khi mới có thai để sức khỏe luôn đảm bảo trong suốt thai kỳ nhé.
Nguồn thông tin: Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
- Có thai ăn chua được không, mẹ nên ăn thực phẩm gì thì tốt cho thai nhi?
- Thai ngoài tử cung có giữ được không? Mẹ bầu nên xử lý thế nào?
Vào ngay để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
The post Mới có thai không nên ăn gì? Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét