Tiêm uốn ván trước khi sinh bao lâu? Có nhất thiết phải tiêm phòng trước khi mang thai để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé không?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Tại sao cần tiêm phòng khi mang thai?
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và thai nhi.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván trước khi sinh
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, đây là một loại trực khuẩn có độc tố mạnh và có khả năng gây bệnh rất nhanh. Mẹ bầu nếu chưa có kháng thể bảo vệ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao và có khả năng lây nhiễm cho con, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm trực khuẩn uốn ván là người có vết thương hở trên da. Nhất là người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ để sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây rốn. Thời gian ủ bệnh khoảng 4-21 ngày. Với tỷ lệ tử vong cao 25-90%
Vì những lý do trên, việc tiêm uốn ván cho bà bầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Lịch tiêm uốn ván cho bà mẹ trong từng lần mang thai
Với người lần đầu mang thai
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, lịch tiêm ngừa uốn ván cho mẹ mang thai lần đầu như sau:
– Lần 1: Tiêm khi thai kỳ được 20 tuần trở lại, không được tiêm trước thời gian này vì trước 20 tuần thì thai nhi chưa phát triển ổn định.
– Lần 2: Tiêm sau thời gian tiêm lần 1 it nhất 30 ngày và cần trước ngày sinh tối thiểu là 30 ngày.
Với bà bầu mang thai lần 2
Bác sĩ Vũ Nhật Nam cho biết lịch tiêm ngừa uốn ván cho mẹ mang thai lần 2 cần dựa vào khoảng cách thời gian giữa lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ 2 để tiêm uốn ván bầu lần 2 thích hợp và không gây nguy hiểm đến mẹ cũng như thai nhi:
– Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai không quá 5 năm và người phụ nữ đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai đầu thì cần tiêm 1 liều uốn ván ngay khi thai nhi đủ 24 tuần.
– Trường hợp giữa 2 lần mang thai cách nhau hơn 5 năm hay chỉ mới được tiêm 1 liều uốn ván trước đó thì chỉ định tiêm 2 liều uốn ván và thời gian 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau tương tự như tiêm uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai.
Với bà bầu mang thai lần 3
Bác sĩ Vũ Nhật Nam cho biết: Đối với mẹ bầu mang thai lần 3, nếu đã tiêm phòng đầy đủ 5 mũi uốn ván trước đó thì khi mang thai lần 3 mà mũi tiêm cuối cùng trước đó 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại, còn nếu hơn 10 năm thì sản phụ cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Trường hợp trong lần mang thai trước, sản phụ tiêm đủ 2 mũi uốn ván cách nhau không quá 10 năm thì ở lần mang thai này nên tiêm uốn ván cho bà bầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ.
Tiêm mũi nhắc lại
Với những người ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi, đến thai kỳ sau cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván từ tuần 20 trở đi. Việc tiêm thêm 1 mũi nhắc lại này rất quan trọng. Các mẹ bầu mang thai lần 2, lần 3 cần chú ý.
Nên tiêm uốn ván trước khi sinh bao lâu?
Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Phụ nữ trong tuổi có khả năng sinh sản nên được tiêm vắc-xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27-36 của thai kỳ.
Các mẹ nên nhớ, mặc dù tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc, song tất cả các bà mẹ nên chủ động và ý thức tiêm phòng để không xảy ra những câu chuyện đáng tiếc cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu không tiêm ngừa uốn ván trước khi mang thai thì cũng không nên lo lắng vì có thể tiêm khi đang mang thai theo lịch của bác sĩ, theo bác sĩ Nam. Với sản phụ mang thai con đầu hoặc chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm trở lại thì sẽ cần tiêm 2 mũi uốn ván. Mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ (tháng thứ 4,5,6), mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
Ngoài ra, các mẹ và bố nên cần tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian quy định cho từng loại vắc-xin, tránh thai an toàn trong các khoảng thời gian đó. Nếu bị vỡ kế hoạch, cần lập tức tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sĩ. Nên tiêm phòng ngay khi có thể, không nên để đợi đến lúc chuẩn bị mang thai mới đi tiêm phòng.
Vậy chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc tiêm uốn ván trước khi sinh bao lâu rồi. Chị em hãy chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sỹ để có thể theo dõi sát tình trạng phát triển của thai nhi.
Xem thêm
- Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu và những lưu ý mẹ bầu cần biết!
- Tiêm phòng khi mang thai có thực sự rủi ro như mẹ nghĩ?
- Chích ngừa trước khi mang thai: Mẹ bầu không thể bỏ qua!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
The post Mẹ cần tiêm phòng uốn ván trước khi sinh bao lâu để phát huy tác dụng phòng bệnh tốt nhất? appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét