Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi – tình trạng tưởng bình thường nhưng nếu kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác thì ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Cá biệt có trường hợp còn gây sinh non và dị tật ở trẻ.

Mẹ bầu bị nghẹt mũi kéo dài và kèm các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bầu bị nghẹt mũi kéo dài và kèm các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi

Nghiên cứu từ các chuyên gia đã chỉ ra 30% phụ nữ mang thai bị viêm mũi. Hay còn gọi là viêm mũi thai kỳ. Thông thường, mẹ bầu rất dễ bị tình trạng này khi thai đang ở tuần thứ 13 đến 21.

Tình trạng viêm mũi thai kỳ thường kéo dài từ 6 tuần trở lên và hết hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi sinh con. Viêm mũi thai kỳ khiến mẹ bầu phải chịu cảm giác nghẹt mũi như cảm lạnh, vô cùng khó chịu và bực bội.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố của mẹ bầu. Lượng hooc môn estrogen tăng quá mức khiến niêm mạc mũi bị sưng lên và tạo ra nhiều chất dày dạng đặc. Thêm vào đó, lưu lượng máu tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mũi sưng lên. Những điều này tác động cùng lúc sẽ khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi.

Viêm mũi thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu nghẹt mũi
Viêm mũi thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu nghẹt mũi

Có thể mẹ bầu đang mắc bệnh nếu nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng khác

Các bệnh thường gặp ở mẹ bầu khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài và đi kèm với ho, sốt hoặc nhức đầu là:

  • Cảm cúm: Trước khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu sẽ bị hắt hơi liên tục, kèm theo đó là ho và đau rát cổ họng. Thân nhiệt của mẹ sẽ nóng lên và cơ thể bắt đầu sốt. Nếu lần lượt có các triệu chứng đó thì có khả năng mẹ bầu đã bị cảm.
  • Viêm xoang: Rất có thể mẹ bị viêm xoang nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài đi kèm với cảm giác đau đầu và đau ở hai hốc mắt. Thêm 1 dấu hiệu nữa là dịch tiết ra từ mũi khi bị viêm xoang thường có màu vàng hoặc xanh.
  • Dị ứng: Không loại trừ khả năng mẹ bị nghẹt mũi do dị ứng. Với trường hợp này, dịch mũi thường trong. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy ngứa mắt, tai và họng. Nguyên nhân gây dị ứng có thể là nước hoa, lông chó mèo, thuốc, phấn hoa… Dù trước khi mang thai, mẹ bầu không hề dị ứng với các tác nhân này.
Có thể mẹ bầu bị cảm cúm khi nghẹt mũi đi kèm sốt và nhức đầu
Có thể mẹ bầu bị cảm cúm khi nghẹt mũi đi kèm sốt và nhức đầu

Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi

Nếu mẹ bị nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ thì tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, khi tình trạng nghẹt mũi đi kèm với các triệu chứng khác và kéo dài liên tục sẽ khiến sức khỏe mẹ bầu suy giảm. Ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi nếu không sớm trị dứt điểm.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân trẻ bị dị tật bẩm sinh có liên quan rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người mẹ. Trong 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị cảm sốt sẽ gây nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tỷ lệ này chiếm 11,2%, đặc biệt là dị tật về tim.

Cả việc ho hay hắt hơi cũng tác động không tốt đến thai nhi. Mẹ thường xuyên ho và hắt hơi mạnh sẽ gây áp lực lên vùng bụng. Nguy cơ gây động thai và sảy thai. Dù tỉ lệ gây ra tình trạng này không lớn nhưng mẹ bầu cũng phải hết sức thận trọng.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là đường hô hấp. Điều này có thể gây nhiễm trùng bào thai và suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

Cách giúp mẹ bầu hết nghẹt mũi

Để đạt hiệu quả trị dứt điểm tình trạng nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc, mẹ bầu nên phối hợp các phương pháp dưới đây:

  • Xông hơi

Xông hơi được xem là một trong những biện pháp dễ làm và mang lại hiệu quả nhanh chóng giúp mẹ bầu hết nghẹt mũi. Mẹ bầu có thể bỏ vào nước xông một ít thảo dược hoặc chanh và sả để vừa làm đẹp da vừa thông mũi.

Xông hơi cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm nghẹt mũi
Xông hơi cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm nghẹt mũi
  • Máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí ẩm sẽ giúp mũi dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý thường xuyên làm sạch máy và thay nước. Tránh để vi khuẩn hình thành và phát triển. Mẹ bầu nên kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Rửa và nhỏ nước muối

Dù muối có tính sát khuẩn nhưng mẹ bầu chỉ nên dùng nước muối sinh lý, đừng tự pha ở nhà. Bên cạnh đó việc rửa mũi bằng hỗn hợp muối và baking soda cũng có tác dụng làm sạch và thông mũi.

  • Kê gối cao

Khi ngủ, để không bị cảm giác nghẹt mũi làm mất giấc ngủ ngon, mẹ bầu hãy kê cao gối. Đảm bảo mũi cao hơn tim. Trọng lực sẽ giúp mũi trút hết chất nhầy và giảm nghẹt.

  • Tập thể dục

Những bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu hoặc đi bộ cũng có tác dụng thông mũi, hạn chế nghẹt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý môi trường tập, tránh tập trong môi trường ô nhiễm.

  • Uống trà gừng

Đặc tính tự nhiên của gừng là chống viêm. Vì thế khi mẹ bầu bị nghẹt mũi có thể dùng một ít trà gừng và thêm một chút mật ong để làm ấm nóng các cơ quan của hệ hô hấp. Nhờ đó, mẹ sẽ đẩy lùi được tình trạng nghẹt mũi.

2 điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị nghẹt mũi

Cơ thể lúc mang thai rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, khi mẹ bầu bị nghẹt mũi cần lưu ý những điều sau:

1. Không được tự ý dùng thuốc

Đa số các loại thuốc trị nghẹt mũi đều có tác dụng phụ gây sảy thai, hoặc nhiễm độc thai. Do đó, mẹ bầu đừng tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc ngậm, điều trị tại chỗ cũng không thật sự an toàn bởi một lượng nhỏ thuốc vẫn có thể hấp thụ vào máu.

Việc tự ý dùng thuốc khi bị nghẹt mũi có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Việc tự ý dùng thuốc khi bị nghẹt mũi có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé

2. Dùng thuốc xịt mũi, rửa mũi phù hợp

Có thể trước khi mang thai, mẹ bầu từng bị nghẹt mũi và dùng thuốc nhỏ mũi thấy hiệu quả. Tuy nhiên, đừng vội dùng lại thuốc này nếu không biết chắc là nó có an toàn cho thai nhi hay không. Ví dụ như thuốc xịt mũi Otrivin hay Sudafed là các loại không an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi diễn ra rất phổ biến nhưng đừng vì thế mà chủ quan. Nếu đã thử các cách mà tình trạng nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm và còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác, tốt nhất mẹ bầu nên đi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

The post Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét