Lang ben có lây không? Các nguy cơ lây lan và cách phòng ngừa

Lang ben là bệnh nấm nông thường gặp, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Mặc dù ngứa ít hoặc không ngứa, không đau nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đặc biệt là gây trở ngại cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt cũng như giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh lang ben? Lang ben có lây không? Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết để có cái nhìn xác đáng về căn bệnh này.

Lang ben lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti.
Lang ben ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti

Lang ben có lây không?

Đây là một thắc mắc chung của nhiều người khi nghe nhắc đến lang ben. Để biết được lang ben có lây không, trước tiên ta cần xác định được nguyên nhân của bệnh.

Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lang ben

Lang ben là bệnh lý lành tính do nấm họ Malassezia, một loại nấm lưỡng hình thuộc thành phần của vi hệ trên da người gây nên. Loại nấm này ăn vào lớp sừng của da và các lỗ chân lông tạo nên các đốm sáng khác biệt trên da. Sự chuyển đổi của Malassezia từ tế bào nấm men sang nấm sợi do cơ thể thường xuyên tiếp xúc với thời tiết nóng ẩm, tăng tiết mồ hôi hay thường sử dụng các sản phẩm bôi ngoài dạng dầu, mỡ là nguyên nhân chính gây ra bệnh lang ben. Thông thường, lang ben có những dấu hiệu bệnh như sau:

  •  Ban đầu biểu hiện của bệnh lang ben là các chấm đỏ hoặc hồng nâu ở vị trí lỗ chân lông. Từ các tổn thương nhỏ này, chúng lan rộng dần lên và liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn có lớp vảy da nhỏ mịn, dễ bong khi cạo. Dấu hiệu này thường bị nhiều người bỏ qua vì nó không mấy nổi bật.
  • Lang ben biểu hiện rõ khi phát triển thành các đốm da màu trắng hoặc nâu ở các vùng da ẩm thường tiết nhiều mồ hôi như mặt, lưng, ngực. Trong đó: Vùng da phơi ra ánh sáng là thường là các đốm hoặc mảng màu trắng sữa. Vùng da không phơi sáng là các mảng màu nâu, màu đất, hồng nhạt với các vảy mịn, cạo ra như phấn.

Sự phân bố của lang ben phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu dinh dưỡng của nấm men. Ở người lớn, lang ben thường xuất hiện ở phần trên của thân mình, ít gặp ở vùng mặt và nếp gấp. Tuy nhiên, ở trẻ em, chúng lại thường gặp ở vùng mặt.

Lang ben có lây không là băn khoăn của nhiều người
Lang ben thường xuất hiện ở phần trên của thân mình, ít gặp ở vùng mặt và nếp gấp

Nếu như nguyên nhân gây bệnh lang ben là do nấm, vậy loại nấm này có khiến lang ben lây lan hay chỉ phát triển ở một vùng nhất định? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Vậy, lang ben có lây không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Có thể khẳng định, lang ben là bệnh dễ mắc phải và có nguy cơ lây lan rất cao. Theo thống kê, ở nước ta lang ben là bệnh da liễu có tỉ lệ người mắc bệnh cao thứ 2 chỉ sau eczema (bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là chàm)

Bệnh lây khắp các vùng da trên cơ thể và có thể lây trực tiếp từ người sang người thông qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu…

Các nguy cơ và con đường lây lan của bệnh lang ben

Lang ben là bệnh có khả năng lây lan. Vậy, bệnh lây qua đường nào? Nội dung tiếp theo sẽ giúp người bệnh tìm hiểu nguy cơ và cong đường lây nhiễm lang ben.

Lây lan từ vùng da này sang vùng da khác

Nhiều người cho rằng lang ben chỉ là nấm ngoài da nên sẽ không lây lan và tự khỏi. Thế nhưng, thực tế thì lang ben rất dễ lây lan và đặc biệt có xu hướng lây lan rất nhanh vào những ngày nắng nóng khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn. Thời gian đầu, lang ben chỉ là những chấm nhỏ rồi phát triển thành các đốm màu ở một vài vị trí nhất định. Nếu không kịp thời điều trị, chúng sẽ lan rộng ra diện tích lớn như một nửa thân trên.

Các yếu tố gây bệnh lang ben thường là: Phụ nữ mang thai, di truyền, bệnh về nội tiết, bệnh ở nội tạng, người có lượng cortisone cao, người được điều trị corticoides lâu ngày… Nếu có điều kiện, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng khắp các vùng da gây khó khăn cho quá trình điều trị cũng như khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt.

Lây từ người này sang người khác

Không chỉ phát triển rộng khắp các vùng da, lang ben thậm chí còn lây lan từ người sang người qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân hay nằm chung giường chiếu. Nấm lang ben có thể lây trực tiếp khi bạn tiếp xúc với vùng da bị nấm hoặc gián tiếp qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Ngoài ra, việc mặc chung quần áo với người bệnh, dùng chung khăn tắm, chăn màn, xà phòng tắm hay tắm chung nguồn nước bể bơi công cộng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm lang ben rất cao. Việc chủ quan không điều trị dứt điểm lang ben không chỉ gây mất thẩm mỹ cá nhân mà còn khiến bệnh trở nên khó trị và trở thành nguồn gây bệnh cho người khác.

Phòng ngừa bệnh lang ben như thế nào?

Lang ben là một bệnh dễ mắc phải, khó điều trị và rất dễ tái phát nếu điều trị không đủ liều, không đúng toa thuốc. Vì vậy, thay vì ngồi lo sợ không biết mình sẽ bị lây bệnh khi nào, hãy chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh an toàn, hiệu quả sau đây:

  • Mặc đồ thoáng mát, thoải mái vào những ngày nóng bức.
  • Với những người thường xuyên hoạt động thể lực, cần chú ý trong việc chọn vải quần áo và nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nên chọn các loại vải thông thoáng dễ thoát mồ hôi, không mặc đồ ẩm ướt hoặc quá chật. Nhớ vệ sinh da, tắm rửa sạch sẽ và lau khô người sau khi ra nhiều mồ hôi trong những ngày thời tiết nắng nóng.
  • Hãy giặt giũ quần áo, tấm trải giường thường xuyên và phơi trực tiếp dưới ánh sáng, để an toàn thì nên ủi trước khi mặc.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Nếu đi bơi ở các bể bơi công cộng nên tắm lại ngay sau đó hoặc sử dụng các sản phẩm sát khuẩn để ngăn ngừa sự hình thành nấm lang ben.

Như vậy, với các thông tin trên, hẳn bạn đã không còn băn khoăn liệu lang ben có lây không nữa. Mặc dù lang ben là bệnh lành tính, không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh nhưng lại vô cùng mất thẩm mỹ khiến nhiều người trở nên e dè, thiếu tự tin. Vì vậy, khi có những dấu hiệu trên hãy kịp thời thăm khám để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Để điều trị dứt điểm tận gốc căn bệnh lang ben, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng bài thuốc thảo mộc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Đây là bài thuốc đã được nghiên cứu chuyên sâu bởi các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, kết hợp chắt lọc tinh hoa của nhiều bài thuốc cổ dân tộc. Bài thuốc thảo mộc đặc trị lang ben của Trung tâm Thuốc dân tộc cho hiệu quả điều trị cao, an toàn tuyệt đối và không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm

The post Lang ben có lây không? Các nguy cơ lây lan và cách phòng ngừa appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét