Kinh nghiệm kết hợp sữa mẹ và sữa công thức dành cho mẹ ít sữa hoặc mẹ đi làm

Kết hợp sữa mẹ và sữa công thức cần lưu ý mỗi cữ bú chỉ bú 1 loại sữa, không nên vì trẻ bú mẹ không no mà cho trẻ uống sữa công thức ngay lập tức sẽ làm trẻ khó tiêu hóa. Cách tốt nhất là sau mỗi cữ bú nếu bé bú không no có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 cữ bú ngắn hơn.

  • Khi nào cần kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?
  • Cách cho trẻ sơ sinh ăn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức như thế nào?
  • Có nên kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?
  • Kinh nghiệm cho trẻ bú kết hợp
  • 1 số lưu ý khi kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài

Khi nào cần kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?

Đối với các mẹ bỉm nếu được lựa chọn thì tất nhiên việc cho bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ là phương pháp tốt nhất cho con. Dù vậy, do một số lý do nào đó khiến mẹ bỉm ít sữa thì lựa chọn để trẻ sơ sinh bú mẹ kết hợp sữa công thức vẫn là điều cần thiết. Một số mẹ bỉm khăng khăng chỉ cho trẻ uống sữa mẹ mặc dù sữa rất ít, điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Theo Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang “Sữa mẹ là dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ không nên quá cứng nhắc về việc cho trẻ bổ sung thêm sữa công thức. Bởi trong một số trường hợp có lý do về y tế như: trẻ sinh non cần nhiều sữa để giúp trẻ tăng cân ổn định, mẹ sinh hai hay sinh ba cần một lượng sữa lớn đủ trẻ phát triển…, các bác sĩ vẫn sẽ khuyến nghị mẹ cho trẻ bú kết hợp giữa hai loại sữa này”.

Tuy phương pháp này không tốt bằng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng có thể giúp mẹ kích thích tuyến sữa ở mức độ nhất định, giúp duy trì nguồn sữa mẹ; đồng thời mỗi ngày trẻ vẫn được bú mẹ 2~3 lần, rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Lượng sữa ngoài bổ sung mỗi lần nên dựa vào lượng sữa mẹ thiếu hụt, cho trẻ bú ngay sau khi trẻ bú mẹ; có thể cho trẻ bú thành 1 hay nhiều lần. Nhưng mẹ nên lưu ý, phải kiên trì cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, không vì lượng sữa mẹ không đủ mà cho bé bú hoàn toàn bằng sữa ngoài.

Dấu hiệu cho thấy trẻ cần bổ sung thêm sữa ngoài

  • Cân nặng của trẻ sụt giảm: Trẻ sơ sinh giảm tối đa 10% trọng lượng cơ thể trong tuần đầu tiên sau khi chào đời. Sau đó trẻ bắt đầu tăng cân và khôi phục cân nặng ban đầu sau khi được 2 tuần tuổi
  • Bầu ngực mẹ không căng tức hay trống rỗng sau khi cho con bú
  • Trẻ tè ít hơn 6 lần trong vòng 24 giờ khi được 5 ngày tuổi
  • Con quấy khóc hoặc mệt mỏi, lừ đừ phần lớn thời gian.

Cách cho trẻ sơ sinh ăn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức như thế nào?

Điều đầu tiên mẹ cần ghi nhớ, đó là Nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Nên bổ sung lượng sữa công thức thích hợp cho bé

Trong trường hợp nếu bé đã bú hết 2 bên ngực nhưng vẫn còn quấy khóc và có dấu hiệu chưa no, lúc đó mẹ mới cần bổ sung sữa công thức cho bé. Bắt đầu từ nửa muỗng sữa lên 1 muỗng, từ đó biết được lượng sữa mẹ thiếu hụt để bổ sung cho bé.

Mẹ có thể quan tâm:

5 loại Sữa bột tốt nhất cho bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi (cập nhật 2019)

Tăng lượng dần dần

Dựa theo quá trình tăng trưởng của bé, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng ngày càng tăng, mẹ nên tăng dần lượng sữa bổ sung cho bé. Tuy nhiên lượng sữa mẹ cũng sẽ tăng theo sự lớn lên của bé, mẹ nên xem xét để bổ sung lượng sữa ngoài thích hợp.

Có thể cho trẻ bú nhiều hơn trước khi ngủ là cách kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ có lợi cho giấc ngủ của bé.

Có nên kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?

kết hợp sữa mẹ và sữa công thức

Kết hợp sữa mẹ và sữa công thức – giúp mẹ đánh bay nỗi lo ít sữa

Có nên kết hợp bú mẹ và sữa công thức? So với phương pháp cho bé bú hoàn toàn bằng sữa công thức, cách cho trẻ sơ sinh ăn kết hợp sữa mẹ và sữa công thức đảm bảo bé vẫn bú mẹ, giúp kích thích tuyến sữa giúp mẹ duy trì lượng sữa nhất định. Một số mẹ sau khi áp dụng phương pháp này đã có đủ sữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Tất nhiên, trong một số trường hợp, cho bé bú bằng phương pháp này sẽ dẫn đến việc trẻ uống sữa công thức quá sớm, dẫn đến trẻ khó chấp nhận bú mẹ.

Kinh nghiệm cho trẻ bú kết hợp

Kết hợp sữa mẹ và sữa công thức – giúp mẹ đánh bay nỗi lo ít sữa

1. Khi mới tập bé bú bình, trong vòng 24 giờ không cho bé bú mẹ, vắt sữa mẹ vào bình cho bé. Trước khi cho bé bú bình 2-3 tiếng không cho bé ăn uống bất cứ thứ gì, đợi bé cảm thấy đói rồi cho bé bú.

2. Nếu có thể, những lần đầu cho bé bú bình mẹ nên vắt sữa mẹ cho bé bú, vì bé đã quen với sữa mẹ, sau khi bé đã quen thì chuyển sang uống sữa ngoài.

4. Sử dụng một cây kim vô trùng để chọc một lỗ lớn trên núm vú để đảm bảo rằng tốc độ dòng chảy lớn hơn lưu lượng sữa mẹ. Đối với những trẻ khóc khi bú bình, biện pháp này có hiệu quả vì nó cho bé cảm giác sữa chảy ra êm hơn.

5. Sữa trong chai phải được hâm nóng. Nhiều trẻ sơ sinh thích bú bình nhiệt độ cao hơn bình thường, nhưng tất nhiên là không quá nóng làm bé phỏng.

6. Cho bé bú ở tư thế ngồi trên đùi mẹ để tránh bé bị nghẹt thở hoặc hoảng loạn trẻ bú mà sữa chảy quá nhiều. Đừng để em bé bú ở tư thế nằm trong vòng tay mẹ như khi cho bú mẹvì tư thế này không thích hợp cho bú bình, làm bé không thoải mái.

8. Hãy kiên nhẫn. Nếu bé có dấu hiệu bị ngạt, ngay lập tức giữ lưng bé thẳng, nhưng đảm bảo bé vẫn ngậm núm vú giả.

1 số lưu ý khi kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài

1. Không trộn sữa mẹ và sữa ngoài cùng cho bé bú

Mỗi cữ bú chỉ bú 1 loại sữa, không nên vì sữa mẹ không đủ bé bú chưa no mà ngay lập tức cho bé bú thêm sữa ngoài, sẽ làm bé khó tiêu hóa, hoặc bé quá no sẽ từ chối bú bình sau này. Sau mỗi cữ bú nếu bé bú không no có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 cữ bú ngắn hơn.

Nếu cữ trước bé bú mẹ cạn sữa thì cữ sau có thể cho bé bú sữa ngoài, nếu cữ trước trẻ bú chưa hết sữa mẹ thì cữ sau nên cho trẻ bú tiếp sữa mẹ.

Mẹ có thể quan tâm:

Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức hay không?

2. Kiên trì cho bé bú mẹ

Kết hợp sữa mẹ và sữa công thức – giúp mẹ đánh bay nỗi lo ít sữa

Cho bé bú mẹ kết hợp sữa ngoài dễ dẫn đến mẹ cho bé hoàn toàn bằng sữa ngoài. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh mà còn có những lợi ích to lớn gắn kết tình mẫu tử. Hơn nữa, một số sữa mẹ có sữa hơi chậm, nhưng cơ thể sau sinh sẽ từ từ phục hồi,  lượng sữa sẽ  tăng lên từ từ.

Nếu mẹ cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa ngoài thì tuyến sữa sẽ tắc hoàn toàn, trẻ không được bú sữa mẹ là 1 mất mát rất lớn, mẹ dù sữa ít cũng nên kiên trì cho bé bú mẹ.

3. Bổ sung thêm nước

1-2 tháng đầu nếu như được bú mẹ đủ, ngay cả khi áp dụng phương pháp kết hợp với sữa ngoài, thông thường không cần uống thêm nước.

Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng hoặc khô, hãy cân nhắc cho bé uống nước thêm nước giữa 2 cữ bú. Em bé 1~2  tháng tuổi chỉ cần uống một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội, có thể chỉ cần 1-2 muỗng cafe.

Mỗi trẻ sơ sinh là 1 thực thể cá biệt, cũng tùy điều kiện từng mẹ mà mẹ có thể linh động cho trẻ bú mẹ hoặc kết hợp với sữa công thức hoặc bú sữa công thức hoàn toàn. Lý tưởng nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời và duy trì cho bé bú mẹ kết hợp với thức ăn khác cho đến khi 2 tuổi. Nếu vì điều kiện mẹ đi làm xa, ít sữa và không thể cho con bú mẹ thì mẹ cũng đừng suy nghĩ và tự trách bản thân quá nhiều. Điều quan trọng nhất là con lớn lên khỏe mạnh, phát triển tốt cả thể chất và tinh thần phải không nào!

Nguồn tham khảo: Sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

  • Bác sĩ nhi chỉ ra đây là cách cho con bú sữa mẹ hiệu quả nhất
  • Mẹ ăn gì để con bú tăng cân – Nỗi niềm chung khi nuôi con bằng sữa mẹ
  • Cho bé bú đúng cách sau sinh 24 giờ đầu tiên – Bí quyết sống còn giúp sữa mẹ về dồi dào

Vào ngay  để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

The post Kinh nghiệm kết hợp sữa mẹ và sữa công thức dành cho mẹ ít sữa hoặc mẹ đi làm appeared first on theAsianparent - Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.



Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét