Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng của cơ thể với một nhân tố cụ thể của môi trường. Nhân tố này có thể bao gồm phấn hoa, khói bụi, ô nhiễm môi trường hoặc lông của thú cưng.

Hiện tại, vẫn chưa có thuốc hoặc liệu pháp nào có thể chữa dứt điểm viêm mũi dị ứng nói riêng và dị ứng nói chung. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể hạn chế các triệu chứng và nguy cơ bùng phát bệnh.

thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Người bệnh có thể dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng để cắt nhanh các triệu chứng

Những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Người bệnh có thể điều trị viêm mũi dị ứng theo nhiều cách khác nhau. Chúng bao gồm các liệu pháp khắc phục tại nhà và một số loại thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế.

1. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng trong nhiều năm nay. Chúng có thể được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm thuốc viên, chất lỏng, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt.

Một số loại thuốc kháng histamine không kê đơn mà bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Fexofenadine (Allegra
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Loratadine (Claritin)
  • Diphenhydramine (Benadryl)

2. Thuốc thông mũi

Trong một số phản ứng của viêm mũi dị ứng, các mô trong mũi có thể bị sưng lên. Sưng sẽ tạo ra chất lỏng và chất nhầy tích tụ trong khoang mũi. Một số trường hợp, mắt và mạch máu cũng có thể bị sưng to và đau nhức. Do đó, thuốc thông mũi sẽ giúp thu nhỏ các mô mũi và mạch máu đang sưng để giảm triệu chứng bệnh.

thuốc thông mũi để điều trị viêm mũi dị ứng
Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi để điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc thông mũi có thể làm giảm nghẹt mũi và thường được kê chung với thuốc kháng histamine. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng xịt mũi, thuốc nhỏ, dạng lỏng hoặc thuốc viên.

Thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi nên được sử dụng tại một thời điểm nhất định trong ngày. Bởi vì sử dụng quá liều có thể làm các triệu chứng bệnh thêm tồi tệ.

Một số loại thuốc thông mũi không kê đơn bao gồm:

  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)
  • Pseudoephedrine (Sudafed)
  • Cetirizine (Zyrtec-D)
  • Phenylephrine (Sudafed PE)

Thuốc thông mũi sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bao gồm tăng huyết áp, gây mất ngủ, khó chịu và hạn chế lưu lượng nước tiểu.

Do đó, một số đối tượng thường không được khuyến cáo sử dụng thuốc thông mũi. Bao gồm người nhịp tim bất thường, có tiền sử đột quỵ, hay lo lắng, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao hoặc có vấn đề về bàng quang.

3. Thuốc nhỏ mắt thuốc xịt mũi

Hai loại thuốc này có thể giúp cắt giảm cơn ngứa và các triệu chứng khác liên quan đến viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt không được khuyến cáo sử dụng lâu dài.

Giống như thuốc thông mũi, lạm dụng thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt có thể gây làm triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

Corticosteroid là loại thuốc có thể làm giảm viêm và đáp ứng nhu cầu miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc này được kê theo toa. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc tốt nhất cho triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể đề xuất các sản phẩm tốt nhất để sử dụng trong thời gian ngắn và loại nào có thể dùng điều trị lâu dài.

4. Chất ổn định tế bào Mast

Chất ổn định tế bào Mast có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng nhẹ và trung bình. Chất này có sẵn ở dạng thuốc xịt mũi, thuốc viên. Tuy nhiên, tác dụng của hoạt chất khá chậm, bạn có thể cần một vài tuần để nhận thấy tác dụng điều trị của liệu pháp.

Một số ví dụ về chất ổn định tế bào Mast có sẵn, bao gồm:

  • Natri Cromolyn
  • Lodoxamide – Tromethamine
  • Pemirolast (Alamast)
  • Nedocromil (Alocril)

Chất ổn định tế bào Mast có thể ngăn chặn giải phóng histamine để hạn chế các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên người dùng có thể bị kích thích cổ họng, ho, phát ban khi sử dụng chúng. Một số trường hợp sử dụng chất ổn định tế bào Mast dưới dạng bôi da có thể làm bỏng da hoặc gây cảm giác châm chích.

5. Liệu pháp tiêm miễn dịch

Nếu các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả điều trị hoặc tình trạng viêm mũi dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp tiêm miễn dịch. Những mũi tiêm này có thể làm giảm và kiểm soát các phản ứng dị ứng của bạn. Tuy nhiên, đây là một liệu pháp yêu cầu thời gian điều trị kéo dài.

tiêm miễn dịch viêm mũi dị ứng
Người bệnh có thể lựa chọn tiêm miễn dịch nếu tình trạng viêm mũi dị ứng quá nghiêm trọng

Trong 3 đến 6 tháng đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc 3 lần 1 tuần. Điều này nhằm mục đích để cơ thể của bạn thích nghi với chất dị ứng trong các mũi tiêm.

Trong giai đoạn tiếp theo, bác sĩ sẽ tiêm 2 – 4 tuần 1 lần trong suốt 3 đến 5 năm. Khi đi đến giai đoạn này, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng của bạn đã bắt đầu ít khi xuất hiện hoặc biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, một số đối tượng có thể gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các mũi tiêm. Do đó, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn ngồi yên trong phòng tiêm trong 30 đến 45 phút sau khi thực hiện mũi tiêm. Điều này nhằm đảm bảo bạn không có các phản ứng dữ dội đe dọa tính mạng.

6. Liệu pháp miễn dịch đặt dưới lưỡi

Đây là liệu pháp điều trị đặt một viên uống chứa hỗn hợp các chất gây dị ứng bên dưới lưỡi của bạn. Nó hoạt động tương tự như một mũi tiêm chống dị ứng. Hiện nay đây là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng nói riêng và dị ứng nói chung khá phổ biến.

Giống như các mũi tiêm dị ứng, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể của bạn thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Các tác dụng phụ phổ biến của liệu pháp này bao gồm ngứa miệng, lỡ miệng hoặc kích thích ở tai và họng. Trong một số ít trường hợp, liệu pháp điều trị này có thể gây sốc phản vệ.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể tự chăm sóc viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các liệu pháp tự nhiên. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa hoặc lông thú cưng.

Trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

The post Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét