Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng ở đường hô hấp, phổ biến nhất là các căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi… Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống virus kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp bạn khắc phục được triệu chứng khó chịu này.
Triệu chứng ho có đờm vàng
Ho có đờm vàng là hiện tượng thường gặp khi đường thở sản xuất ra nhiều chất tiết quyện lẫn cùng bạch cầu mủ, hồng cầu và tạp chất. Lúc này, cổ họng bị kích ứng nên sinh ra phản xạ ho, khạc ra đờm để làm sạch phổi và cổ họng, trục xuất dịch tiết ra ngoài, làm cho đường thở thông thoáng hơn.
Đờm vàng được trục xuất ra ngoài thông phản xạ ho thường đặc quánh, vàng đục như mủ chứ không phải vàng tươi. Trong một số trường hợp, trong đờm còn có thể lẫn cả tia máu. Cơn ho xuất hiện từng cơn hoặc ho liên tục cả ngày lẫn đêm.
Cùng với triệu chứng ho có đờm, người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu bất thường khác như:
- Sốt
- Thở gấp
- Khò khè
- Mệt mỏi
- Nôn ói…
Bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu khác không được đề cập trong bài viết. Cần thận trọng theo dõi cơ thể để không bỏ sót bất cứ dấu hiệu nào về sức khỏe.
Ho có đờm vàng là bệnh gì?
Ho có đờm màu vàng là một biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp. Thông qua phản xạ ho cơ thể bạn đang cố gắng để loại bỏ vi khuẩn ra ngoài.
Các bệnh lý có thể gây ho đờm vàng bao gồm:
1. Viêm phế quản
Những người mắc chứng viêm phế quản thường sản sinh ra nhiều đàm nhớt ở khu vực tổn thương. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do siêu virus gây ra, phổ biến nhất là các loại virus gây bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Khi mới khởi phát, người bệnh có thể ho ra đờm đặc liên tục từng cơn. Về sau đờm chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng do nhiễm trùng nặng. Tình trạng ho ra đờm nhầy diễn ra nhiều hơn vào buổi sáng.
Bệnh viêm phế quản được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp, cơn ho đàm và các triệu chứng liên quan có thể được cải thiện trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị tích cực, quá trình viêm lặp lại liên tục ở ống phế quản khiến bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm với triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều.
2. Bệnh viêm phổi
Viêm phổi cũng là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến gây ho có đờm vàng, màu hơi gỉ sét. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng khác như:
- Đau tức ngực
- Sốt cao
- Ớn lạnh, rét run
- Khó thở, thở khò khè
- Ra nhiều mồ hôi
Trong hầu hết các trường hợp, thủ phạm gây bệnh viêm phổi được xác định là do phế cầu, liên cầu hay các chủng vi khuẩn khác gây nên. Khi tấn công vào trong phổi, chúng có thể phát triển mạnh gây biến chứng suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi thấy triệu chứng ho ra đờm vàng xuất hiện kèm theo các biểu hiện liên quan đến bệnh viêm phổi.
3. Bệnh áp xe phổi
Áp xe phổi là một dạng nhiễm trùng gây tổn thương, sưng viêm, tạo mủ và hoại tử các mô phổi. các triệu chứng bệnh có thể kéo dài trong vòng vài tuần hoặc lâu hơn. Ho có đờm vàng lẫn mủ là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phổi. Các dấu hiệu khác có thể gặp bao gồm:
- Sốt cao, ớn lạnh
- Hơi thở có mùi hôi
- Nước bọt có vị khó chịu, đôi khi còn lẫn cả máu
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Sụt cân
- Đau tức ngực ở bên phổi bị áp xe, đau tăng lên khi hít thở sâu
- Tim đập nhanh
- Khó thở, thở khò khè, hơi thở gấp gáp
- Tràn dịch màng phổi
Áp xe phổi là một bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được phẫu thuật để nạo vét sạch các ở áp xe để tránh cho nhiễm trùng lan rộng và giữ an toàn cho tính mạng người bệnh.
4. Bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là sự giãn nở bất thường của phế quản xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây ho có đờm vàng. Chất đờm đặc quánh, một số trường hợp đờm còn lẫn cả máu.
Ngoài ra, người mắc bệnh phế quản cũng có các triệu chứng thông thường khác của nhiễm trùng đường hô hấp như:
- Sốt
- Ra mồ hôi trộm
- Thở gấp…
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh giãn phế quản có khuynh hướng gây ho nhiều hơn với số lượng đàm lớn hơn. Cần chú ý phân biệt giữa căn bệnh này với các bệnh lý khác ở trên để tránh sự nhầm lẫn khi điều trị.
Chẩn đoán ho ra đờm vàng
Mục đích của chẩn đoán là tìm ra nguyên nhân gây ho có đờm vàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý liên quan. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, ghi nhận các triệu chứng và dùng ống nghe để nghe được tiếng thở hay những âm thanh bất thường phát ra từ phế quản, phổi khi hít thở sâu.
Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện để chẩn đoán ho có đờm màu vàng bao gồm:
- Chụp X-quang phổi
- Đo phế dung để đánh giá chức năng phổi
- Xét nghiệm đờm: Có thể giúp xác định thủ phạm gây bệnh là vi khuẩn gây virus
Cách điều trị ho có đờm vàng
Người bị ho có đờm vàng thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với các thuốc làm giảm triệu chứng. Bên cạnh đó, một số mẹo tự nhiên cũng được áp dụng tại nhà nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
1. Thuốc điều trị ho ra đờm vàng
– Thuốc kháng sinh:
Sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết cho các trường hợp bị ho có đờm vàng do nhiễm khuẩn. Các trường hợp bị nhiễm virus dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng.
Nhóm thuốc này hoạt động tích cực trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt chúng, làm giảm viêm nhiễm ở đường hô hấp. Qua đó góp phần cải thiện tình trạng ho đờm vàng và các triệu chứng đi kèm.
Các loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định bao gồm:
- Amoxicillin
- Erythromycin
- Azithromycin
- Cefditoren
- Tetracycline
- Cefditoren…
Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ có những quy định về liều lượng và thời gian sử dụng cụ thể cho từng đối tượng. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng để không bị lờn thuốc. Thận trọng khi chỉ định kháng sinh cho trẻ em vì nhóm đối tượng này rất dễ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, phổ biến nhất là rối loạn tiêu hóa.
– Thuốc làm giãn phế quản
Nhóm thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị ho có đờm vàng do bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Thuốc có tác dụng làm thư giãn các cơ co thắt trong phế quản, qua đó giúp người bệnh dễ thở hơn.
Một số thuốc giãn phế quản thông dụng:
- Albuterol
- Metaproterenol
- Theophylline
- Ipratropium
– Thuốc kháng viêm Corticosteroid
Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh. Bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc corticosteroid đường uống có tác dụng toàn thân, chẳng hạn như Prednisolone. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng trong thời gian dài liên tục có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số trường hợp bị ho có đờm vàng do bệnh viêm phế quản mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc corticosteroid dạng hít để thay thế cho thuốc uống. Loại thuốc này có tác dụng tại chỗ nên ít gây ra tác dụng phụ hơn. Nằm trong nhóm này có các thuốc như: Beclomethasone, Flnomasone hay thuốc Budesonide.
– Thuốc ức chế virus:
Trường hợp bị ho có đờm vàng do virus, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc này. Các thuốc chống virus được chỉ định phổ biến bao gồm:
- Relenza
- Rimantadine
- Tamiflu
- Peramivir
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự phân chia tế bào của virus gây bệnh, làm chúng suy yếu và không còn khả năng gây hại, kiểm soát không cho tình trạng nhiễm trùng tiếp tục tiến triển nặng hơn. Thuốc kháng virus có thể được điều chế dưới dạng viên nang hay hỗn dịch uống.
– Thuốc hạ sốt, giảm đau
Bao gồm các thuốc như Ibuprofen hay Acetaminophen. Nhóm thuốc này được kê đơn để làm giảm các dấu hiệu sốt, đau họng, mệt mỏi khó chịu do tình trạng ho có đờm vàng gây ra cho người bệnh.
Liều lượng và số lần sử dụng trong ngày có thể khác nhau đối với mỗi loại thuốc. Người bệnh nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
– Thuốc long đờm, làm loãng đờm nhầy
Đờm nhầy đặc quánh bám dính trong đường thở sẽ khiến người bệnh bị ho nhiều và khó thở. Việc sử dụng thuốc long đờm hay các thuốc làm loãng đàm nhầy như Natri benzoat, Terpinhdrat hay Acetylstein sẽ giúp tạo điều kiện để loại bỏ đờm ra ngoài dễ dàng hơn, làm thông thoáng đường đi của không khí.
2. Cách chữa ho có đờm vàng tại nhà bằng mẹo tự nhiên
Ngoài thuốc Tây, các phương pháp tự nhiên cũng được nhiều người lựa chọn để khắc phục chứng ho có đờm đặc tại nhà. Dưới đây là một số mẹo đang được nhiều người áp dụng:
– Sử dụng gừng và mật ong
Lấy 1 nhánh gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào một cái chén sạch. Thêm vào 10 ml mật ong rồi đem hấp cách thủy 20 phút. Chắt nước uống 3 – 4 lần trong ngày. Phần xác gừng bạn có thể lấy ngậm trong miệng, nhai nát và nuốt nước.
Bài thuốc dân gian này có tác dụng kháng viêm, giảm ho, tiêu trừ đàm nhầy trong đường thở. Đồng thời gừng cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng khu vực bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho bệnh tình nhanh chóng bị đẩy lùi.
– Chữa ho có đờm vàng bằng chanh đào hấp đường phèn
Hỗn hợp chanh đào hấp đường phèn bổ sung nhiều vitamin C và hoạt chất kháng viêm tự nhiên có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, xoa dịu cơn ho, làm loãng đàm.
Khi sử dụng, bạn lấy 2 quả chanh đào, để cả vỏ thái lát mỏng. Cho chanh và đường phèn vào một cái chén sành, đem hấp đến khi đường tan hoàn toàn thì chắt nước uống vài lần trong ngày. Kết hợp lấy lát chanh ngậm và nuốt hết nước tiết ra. Dùng khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Bình thường, người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Khi bị ho có đờm vàng, bạn nên gia tăng lượng nước sử dụng trong ngày. Cố gắng uống nước đều đặn, đặc biệt là nước ấm bởi chất lỏng rất hữu ích trong việc chống khô, giảm kích ứng trong cổ họng, làm loãng đàm nhầy và giảm sốt nhanh hơn khi bị ho có đờm vàng.
Tham khảo thêm
- Bị ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?
- 7 cách trị ho có đờm từ các bài thuốc dân gian rẻ tiền hiệu quả
The post Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét