Ho do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp thông qua các vật dụng cá nhân. Tuy nhiên nếu ho do dị ứng hoặc các nguyên nhân khác (hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn), triệu chứng này thường không có khả năng lây nhiễm.
Ho có lây không?
Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm loại bỏ dịch tiết, dị vật và các chất kích thích ở bên trong niêm mạc hô hấp. Triệu chứng này có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc do phản ứng dị ứng.
Về vấn đề "Ho có lây không?" Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng – Nguyễn Thị Lệ Quyên tại Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã có giải đáp như sau:
"Ho là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các bệnh lý do viêm nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm thanh quản cấp và một số bệnh lý không do nhiễm trùng như viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn,…
Trong trường hợp ho do virus hoặc vi khuẩn (nhiễm trùng), triệu chứng này có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Ngược lại, ho do các bệnh lý không nhiễm trùng thường không có khả năng lây lan."
Ho lây truyền qua đường nào?
Triệu chứng ho có thể lây lan thành dịch nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Thông thường, ho có thể lây truyền qua những đường sau đây:
1. Lây trực tiếp qua đường hô hấp
Khi ho, cơ thể thường tống dịch đờm và nước bọt ra bên ngoài. Nếu bạn giao tiếp và hôn môi với người nhiễm bệnh, virus có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp (mũi, miệng).
Sau đó virus và vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập sâu vào các cơ quan hô hấp khác như cổ họng, thanh quản, phế quản,… và gây nhiễm trùng. Tùy vào sức đề kháng và thể trạng của từng cá thể mà tác nhân gây bệnh có thể phát sinh triệu chứng lâm sàng từ 1 – 7 ngày.
Tuy nhiên ở một số người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, một số virus sau khi xâm nhập có thể bị tiêu diệt mà không phát sinh bệnh lý.
2. Lây gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân
Ngoài lây nhiễm trực tiếp thông qua đường hô hấp, ho còn có thể lây truyền thông qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như thìa, chén, ly, tách, khăn mặt,…
Hầu hết các virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tồn tại ở ngoài môi trường trong vòng vài giờ đồng hồ. Do đó nên sử dụng vật dụng chung với người mắc bệnh, bạn có thể nhiễm phải virus và vi khuẩn gây ho.
Ngoài ra việc chạm tay vào các vật dụng của người bệnh nhưng không vệ sinh tay trước khi ăn uống cũng có thể làm tăng nguy cơ lây truyền ho và các bệnh lý nhiễm trùng khác.
Cách phòng ngừa ho hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Ho là triệu chứng hô hấp thường gặp và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm giảm hiệu suất làm việc và gây khàn tiếng, mất giọng. Vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa ho để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh.
1. Đối với người nhiễm bệnh
Với người nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để tránh lây nhiễm virus và vi khuẩn cho người khỏe mạnh:
- Nên thông báo với người thân trong gia đình tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời cần giữ khoảng cách khi giao tiếp với người khỏe mạnh.
- Sử dụng khẩu trang thường xuyên để tránh tình trạng nước bọt tiếp xúc với mũi và miệng của người khác.
- Sử dụng vật dụng cá nhân riêng, đồng thời cần vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Sau khi dùng tay xì mũi cần vệ sinh với xà phòng diệt khuẩn.
2. Đối với người khỏe mạnh
Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ho, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, cần hạn chế di chuyển đến những nơi đông người như siêu thị, bến xe, sân bay và bệnh viện.
- Sử dụng khẩu trang khi di chuyển ở ngoài trời.
- Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho cơ thể và hạn chế thức ăn, đồ uống lạnh.
- Giữ khoảng cách với người nhiễm bệnh, đồng thời không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Sau khi tiếp xúc với vật dụng công cộng, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cần vệ sinh tay với xà phòng diệt khuẩn.
- Thường xuyên chải răng, súc miệng và vệ sinh mũi để giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tập thể dục 3 – 4 lần/ tuần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ho.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, tránh để nấm mốc và bụi bẩn ứ đọng gây ô nhiễm không khí và kích thích niêm mạc hô hấp.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển lạnh.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn và hóa chất.
- Với những người sử dụng thuốc lá và rượu bia, cần thay đổi thói quen để phòng ngừa ho và giảm tác hại lên cơ quan hô hấp.
Bài viết đã giải đáp vấn đề "Ho có lây không?" và gợi ý một số biện pháp phòng ngừa ho hiệu quả. Trong trường hợp phát sinh triệu chứng ho, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất để kiểm soát triệu chứng và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham khảo thêm: 5 mẹo trị ho cấp tốc và lời khuyên giúp khỏi hẳn bệnh
The post Ho có lây không? Cách phòng ngừa ho appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét