Đại tràng hay còn gọi là ruột già, có chiều dài trung bình khoảng 1,5m nhưng vẫn được nằm gọn trong khoang bụng. Trong các bệnh lý về đường tiêu hóa thì bệnh về đại tràng rất phổ biến. Vậy trong cơ thể người, hình ảnh đại tràng thế nào và tại sao nó hay bị mắc bệnh?
Cấu tạo của đại tràng
Đại tràng là bộ phận nằm gần cuối ống tiêu hóa. Phần trên gắn với ruột non. Phần dưới gắn với ống hậu môn. Dù chiều dài của ruột già có thể dài tới 1,9m nhưng so với ruột non thì nó chỉ bằng ¼. Bù lại, tổng diện tích của ruột già lại lớn hơn ruột non. Điều này tạo ra sự cân bằng trong ống tiêu hóa.
Từ hình ảnh đại tràng qua giải phẫu học, ta có thể thấy nó có hình dạng tổng thể như một chữ U úp ngược và tạo thành một cái khung bao quanh ruột non. Cấu tạo của ruột già có rất nhiều nếp nhăn được xếp khít nhau. Cấu tạo này làm tăng diện tích bề mặt và giúp nó lưu trữ được nhiều hơn.
Các thành phần cấu tạo nên ruột già
- Manh tràng:
Có hình dạng như chiếc túi. Nó nằm ở phía dưới vị trí tiếp giáp với hồi tràng (của ruột non). Đầu manh tràng được bịt kín bằng một đoạn ruột ngắn. Người ta gọi đây là ruột thừa. Đoạn ruột này dài khoảng 9cm và có đường kính khoảng 1cm.
- Kết tràng:
Là phần dài nhất của ruột già. Nó được chia thành 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma. Về tổng thể, kết tràng có hai vị trí uốn cong. Ở bên phải ổ bụng, nó uốn cong khi gặp gan nên còn gọi là góc đại tràng – gan. Còn ở phía trái, nó uốn cong tại vị trí tiếp xúc với lá lách và được gọi là góc đại tràng – lá lách.
- Trực tràng:
Có khả năng phình to và là đoạn ruột ngắn cuối cùng của đại tràng. Nó dài khoảng 15cm. Phần trên nối tiếp với đại tràng sigma. Phần dưới gắn với ống hậu môn.
Giải phẫu đại tràng
Phân tích kỹ hình ảnh đại tràng trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng mạch máu nuôi dưỡng kết tràng ít hơn nhiều so với ruột non. Chính điều này khiến cho nó có màu xám nhạt.
Cấu tạo của ruột già có 5 lớp, từ ngoài vào trong là:
- Lớp thanh mạc
- Lớp dưới thanh mạc.
- Lớp cơ: Bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng. Nhờ cấu tạo đặc biệt này mà đại tràng có thể dễ dàng vận chuyển chất dư thừa và độc hại ra ngoài.
- Lớp dưới niêm mạc: Chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu.
- Lớp niêm mạc: Có nhiều nang bạch huyết. Lớp niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch và thức ăn từ ruột non chuyển đến. Đồng thời, lớp này cũng tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại và dư thừa do chính nó chuyển hóa từ thức ăn.
Chức năng của đại tràng
Nếu trước giờ bạn vẫn cho rằng đại tràng chỉ là nơi chứa chất dư thừa thì đã đến lúc bạn cần thay đổi cách tiếp cận. Thực tế, ruột già đảm nhận nhiều chức năng quan trọng hơn bạn tưởng. Cụ thể là:
Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Chức năng này chỉ là thứ yếu nhưng nếu không có nó, cơ thể sẽ bị bỏ sót nhiều chất dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn. Một số chất dạ dày và ruột non bỏ sót. Phần lớn các chất còn lại là do 2 cơ quan này không thể chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các chất xơ không hòa tan.
Thức ăn sau khi được hấp thụ sẽ theo đường tĩnh mạch đến gan để lọc lại. Sau đó, nó tiếp tục theo đường này vận chuyển đến tim. Tim sẽ co tống máu chứa chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
Hấp thụ nước và đóng khuôn phân
Đây là chức năng chủ yếu của đại tràng và không một cơ quan nào có thể thay nó làm nhiệm vụ này. Trong quá trình hấp thụ nước và đóng khuôn phân, các muối khoáng cũng sẽ được đại tràng hấp thụ. Nước sẽ được vận chuyển đến thận để lọc lại. Bên cạnh đó, chất dư thừa sẽ được đóng khuôn và chuyển đến trực tràng để chuẩn bị tống ra ngoài qua đường hậu môn.
Cấu tạo, đặc điểm giải phẫu và chức năng đại tràng nói lên điều gì?
Qua quan sát hình ảnh đại tràng, tìm hiểu thêm về đặc điểm giải phẫu và chức năng, chúng ta có thể rút ra được nhiều kết luận quan trọng như:
- Hình dạng và đặc điểm cấu tạo của đại tràng giúp chúng xếp gọn trong khoang bụng mà không tốn quá nhiều diện tích.
- Lớp niêm mạc là nơi dễ bị tổn thương nhất vì chúng tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và chất thải.
- Nếu chức năng hấp thu nước của ruột già có vấn đề, cơ thể sẽ mất nước nghiêm trọng (vì nước không được vận chuyển đến thận).
- Cấu tạo nhiều nếp gấp và uốn cong có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây viêm nhiễm. Nhất là phần đầu manh tràng (chỗ ruột thừa).
- Khi bị ung thư hoặc nhiễm trùng nặng, đại tràng có thể được cắt bỏ 1 phần hoặc hoàn toàn và người ta vẫn sống được.
Một số bệnh lý thường gặp ở đại tràng
Do cấu tạo, vị trí và chức năng thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, đại tràng có thể gặp phải nhiều bệnh lý đặc biệt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp phổ biến.
Viêm đại tràng
Đây là bệnh lý phổ biến nhất ở cơ quan này. Tình trạng viêm xuất hiện tại lớp niêm mạc của bất kỳ thành phần nào trong đại tràng. Mức độ viêm nhiễm đi từ nhẹ đến nặng gồm: lớp niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, xuất hiện vết loét, xung huyết, hình thành áp-xe, thủng đại tràng…
Người ta chia bệnh viêm đại tràng thành 2 dạng: cấp tính và mạn tính.
-
Viêm đại tràng cấp tính
Nguyên nhân: Do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm tấn công; ngộ độc thức ăn; chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
Biểu hiện: Đau quặn bụng từng cơn, đại tiện nhiều lần, phân có dính máu và chất nhầy, mất nước và chất điện giải nên người mệt mỏi. Bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn cấp tính. Lúc này quá trình điều trị sẽ rất khó khăn.
-
Viêm đại tràng mạn tính
Nguyên nhân: Bắt nguồn từ viêm đại tràng cấp tính là chủ yếu. Một vài trường hợp không rõ nguyên nhân.
Biểu hiện: Tương tự các triệu chứng khi viêm đại tràng cấp tính nhưng ở mức độ nặng hơn. Số lần đi đại tiện và cảm giác đau bụng sẽ nhiều hơn. Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài và xen kẽ nhau. Đại tiện ra nhiều máu có thể gây mất máu. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước và chất điện giải nghiêm trọng.
Viêm đại tràng cấp tính dễ chuyển sang biến chứng và có thể gây tử vong. Các biến chứng này thường là giãn và thủng đại tràng. Khi đó, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan toàn bộ cơ thể và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Ngoài ra, một vài tài liệu còn cho rằng biến chứng của viêm đại tràng cấp tính có mối liên hệ với bệnh ung thư đại tràng.
Ung thư trực tràng
Nguyên nhân gây bệnh này chưa được làm rõ. Đây là nguyên nhân tử vong rất cao trong các bệnh về đường tiêu hóa nếu không được phát hiện sớm. Bệnh hình thành khi một số tế bào tăng sinh quá mức và chèn ép các tế bào bình thường.
Ung thư đại tràng chia thành nhiều giai đoạn. Biểu hiện ban đầu không rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng. Đa số các trường hợp phát hiện khi bệnh đã chuyển nặng hoặc thông qua kỹ thuật tầm soát ung thư.
Khi mắc ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu và suy nhược cơ thể trầm trọng. Điều trị ung thư ở giai đoạn này, tỷ lệ sống sau sau 5 năm rất thấp (khoảng 11%).
Polyp đại tràng
Polyp đại tràng hiểu nôm na là khối u. Nó có thể phát triển thành ung thư nhưng tỷ lệ này rất ít. Trừ khi polyp ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt bình thường của người bệnh, đa số các trường hợp bị tình trạng này không cần phải phẫu thuật. Có 3 loại polyp đại tràng thường gặp là:
- Polyp tăng sản: Kích thước nhỏ. Chúng thường nằm ở kết tràng sigma và trực tràng. Polyp tăng sản không có khả năng phát triển thành ung thư.
- Polyp tuyến: Có khoảng ⅔ số trường hợp mắc polyp đại tràng thuộc dạng polyp tuyến. Loại này cũng không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, chúng thường được chỉ định cắt bỏ trong trường hợp có kích thước lớn (hơn 5mm).
- Polyp ác tính: Chứa tế bào ung thư. Khối u có khả năng di căn, gây xâm lấn và chèn ép tế vào các cơ quan khác trong cơ thể. Trường hợp này cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp càng sớm càng tốt.
Sa trực tràng
Người ra thống kê rằng, so với nam giới thì nữ giới có tỷ lệ bị sa trực tràng nhiều hơn từ 15 – 20%. Nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng từ quá trình sinh nở khiến trực tràng bị kéo lệch. Ngoài ra, những phụ nữ cắt cổ tử cung cũng dễ mắc phải tình trạng này nhiều hơn. Bên cạnh đó, người già sẽ bị sa trực tràng hơn người trẻ. Trẻ em bị tình trạng này chủ yếu do bẩm sinh.
Biểu hiện thường thấy của người bị sa trực tràng là táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, cảm giác nặng dưới bụng, người gầy gò và lượng phân khi đại tiện biến đổi bất thường. Điều trị tình trạng này nhất thiết phải cần đến phẫu thuật.
Hội chứng dạ dày tá tràng
Theo Hội Nội tiêu hóa Hoa Kỳ, có khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh về đường tiêu hóa có nguyên nhân từ hội chứng dạ dày tá tràng. Dựa vào nguyên nhân, người ta chia hội chứng này thành hai dạng: bệnh lý và chức năng.
Trong đó, hội chứng dạ dày bệnh lý là tổng hợp của các tình trạng như viêm loét, ung thư, nhiễm trùng… Còn hội chứng dạ dày chức năng dùng để chỉ những trường hợp viêm dạ dày nhẹ, thăm khám nhiều lần vẫn không phát hiện nhưng người bệnh vẫn cảm thấy đau âm ỉ và khó chịu ở bụng.
Xoắn đại tràng
Thường gặp ở đại tràng sigma. Đây là một trong những nguyên nhân gây tình trạng tắc ruột, hoại tử mạch máu và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện khi bị xoắn đại tràng là đau bụng dữ dội, táo bón, bụng chướng căng, nôn, cơ thể mất nước và mệt mỏi… Nếu đại tràng đã có dấu hiệu hoại tử, người bệnh sẽ bị sốt cao và cảm thấy đau khi dùng tay ấn vào bụng. Trường hợp nhẹ, bác bác sĩ có thể dùng ống soi mềm để tháo xoắn. Khi đã hoại tử thì bắt buộc phải phẫu thuật.
Viêm đại tràng giả mạc
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là lạm dụng thuốc kháng sinh. Khi đó, hệ vi khuẩn của đại tràng bị tăng sinh quá mức và gây nhiễm độc cơ quan này. Các triệu chứng thường gặp là: tiêu chảy (có thể lẫn máu, mủ hoặc chất nhầy trong phân), đau quặn bụng, sốt, mất nước và buồn nôn.
Người mắc bệnh này sẽ được chỉ định ngừng dùng kháng sinh hiện tại và thay thế bằng một loại kháng sinh khác. Thêm vào đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm cân bằng lượng vi khuẩn trong đại tràng. Trường hợp nặng sẽ phải cấy ghép phân từ người bình thường.
Những bệnh lý đại tràng trên đây không quá khó để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt để có giải pháp xử lý thích hợp.
Người bệnh có thể lựa chọn Đông y hoặc Tây y để chữa bệnh. Mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng bệnh.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có lời khuyên đúng đắn nhất.
Trên đây là một số thông tin và hình ảnh liên quan đến đại tràng và các bệnh lý thường gặp. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp phù hợp để nhanh khỏi bệnh.
Xem thêm
Hành trình bệnh nhân chữa khỏi viêm đại tràng mãn tính nhờ bài thuốc Đông y đơn giản
The post Hình ảnh đại tràng người và một số bệnh lý thường gặp appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét