Chèn dây thần kinh gây tê tay: Triệu chứng & điều trị

Chèn dây thần kinh gây tê tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài gây đau nhức dữ dội. Để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần đến sự giúp đỡ từ y khoa.

I. Chèn dây thần kinh gây tê tay là gì?

Theo các chuyên gia hiện tượng chèn dây thần kinh gây tê tay xảy ra khi dây thần kinh bị đè nén hoặc chèn ép trong thời gian dài dẫn đến tình trạng đau nhức và ngứa râm ran ở tứ chi. Chèn ép dây thần kinh thường có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Chẳng hạn, chèn ép dây thần kinh ở cổ tay gây tê và đau ở ngón tay, cánh tay. Hoặc chèn ép dây thần kinh do đĩa đệm thoát ra ngoài, gây đau nhức ở vị trí đĩa đệm bị thoát và sau đó đau lan rộng xuống thắt lưng rồi đến hai chân.

Chèn dây thần kinh gây tê tay
Chèn dây thần kinh gây tê tay là hội chứng bệnh khá phổ biến hiện nay

II. Triệu chứng chèn dây thần kinh gây tê tay

Khi dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, ngoài triệu chứng tê nhức ở tay, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác đau nhức ngay tại chỗ vùng thắt lưng
  • Đau tăng lên mỗi khi vận động
  • Tại vùng đau xuất hiện triệu chứng viêm, đỏ và sưng
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa ran tại vị trí dây thần kinh bị chèn hoặc các vùng xung quanh
  • Cơ yếu dần
  • Giảm tính linh hoạt của các khớp xương và cơ bắp
  • Khó khăn trong việc vận động hoặc thực hiện một số hoạt động hàng ngày 

Ngoài các biểu hiện này ra, người bệnh còn gặp nhiều triệu chứng chèn dây thần kinh gây tê tay khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị đè nén. Vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường không được đề cập trên, bệnh nhân vui lòng liên hệ bác sĩ để được giải đáp về tình trạng bệnh chính xác nhất.

III. Nguyên nhân chèn dây thần kinh gây tê tay

Chèn dây thần kinh gây tê tay xảy ra có thể là do chấn thương khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Chẳng hạn, nhân viên văn phòng thường xuyên lặp lại tư thế duỗi cổ tay quá mức trong khi sử dụng chuột hoặc gõ bàn phím, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay. Căn bệnh này gây chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay khiến nó bị tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến các khớp bàn tay và ngón tay dẫn đến hiện tượng tê tay và mất cảm giác.

Chưa kể đến, chèn dây thần kinh gây tê tay xuất hiện cũng có thể là do gãy xương, bong gân hoặc rạn xương. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể do các nguyên nhân sau gây nên:

  • Bệnh tiểu đường
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống
  • Béo phì làm tăng áp lực lên cột sống và gây chèn ép thần kinh
  • Huyết áp cao
  • Mắc các khiếm khuyết bẩm sinh
  • Các rối loạn về dây thần kinh
  • Bị rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Sự xuất hiện của các khối u nang và u
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Phụ nữ mang thai hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh
Nguyên nhân chèn day thần kinh gây tê tay
Nguyên nhân chèn day thần kinh gây tê tay có thể là do bệnh hội chứng ống cổ tay gây nên

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chèn dây thần kinh gây tê tay

Có rất nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc chứng chèn dây thần kinh gây tê tay như sau:

  • Độ tuổi: Theo một vài thống kê, những người bước sang độ tuổi 30 thường có khả năng mắc hội chứng chèn dây thần kinh gây tê tay cao hơn các đối tượng ở lứa tuổi khác
  • Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh chèn ép dây thần kinh cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc bước sang giai đoạn tiền mãn kinh
  • Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, nghệ sĩ dương cầm hoặc piano,… là những đối tượng có nguy cơ cao trong việc mắc phải bệnh chèn dây thần kinh cao hơn những nhóm đối tượng có tính chất công việc khác. Nguyên nhân là những người này thường xuyên thực hiện lặp lại các công việc liên quan đến một chuyển động nhất định
  • Người mắc các bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay,…

IV. Điều trị chèn dây thần kinh gây tê tay

Để chữa trị dứt điểm bệnh, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác hội chứng chèn dây thần kinh bằng cách đánh giá triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, để đưa ra kết luận chắc chắn, họ còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Điện cơ
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Siêu âm
  • Kiểm tra dẫn truyền thần kinh

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán thì tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp ở mỗi đối tượng bệnh. Thời gian để các triệu chứng kết thúc ở từng người bệnh cũng có thể khác nhau. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng tê tay do chèn dây thần kinh gây ra, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đồng thời tránh vận động ở các bộ phận bị tổn thương tránh làm triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các biện pháp sau đây để hỗ trợ điều trị chèn dây thần kinh gây tê tay:

1. Dùng thuốc

Bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc dưới đây để ngăn ngừa tình trạng đau nhức và tê bì ở tay:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc có tác dụng làm giảm sưng và đau, đồng thời ngăn ngừa viêm phát triển. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc chống viêm chứa steroid như naproxen, aspirin và ibuprofen,…
  • Thuốc tác dụng lên thần kinh: Một số nhóm thuốc tác dụng lên thần kinh có tác dụng giảm đau nhức dữ dội. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Thuốc corticosteroid dạng uống: Có tác dụng giảm đau và sưng, thường dùng trong trường hợp chèn dây thần kinh gây tê tay ở mức độ trung bình
  • Thuốc steroi dưới dạng tiêm: Thuốc có tác dụng làm giảm sưng và đau, đồng thời giúp dây thần kinh bị viêm phục hồi
Điều trị chèn dây thần kinh gây tê tay
Sử dụng thuốc điều trị chèn dây thần kinh gây tê và đau nhức ở tay

2. Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu bao gồm chườm nóng, chườm lạnh, massage, xoa bóp,… Cụ thể như sau:

  • Chườm nóng và lạnh: Chèn dây thần kinh đi kèm theo triệu chứng tê tay, sưng và đau. Để giảm đau và sưng, đồng thời tăng tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng cơ bắp và các khớp, bệnh nhân nên chườm luân phiên giữa nóng và lạnh ngay tại khu vực bị chấn thương. Người bệnh nên chườm đá lạnh 3 – 4 lần và mỗi lần chườm với thời gian 15 phút để giảm sưng. Sau đó, chườm bằng nước ấm để giảm triệu chứng đau nhức và tê bì ở tay
  • Massage: Các động tác xoa bóp, massage tại vùng bị tổn thương sẽ giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó giúp các cơ bắp và khớp xương thư giãn, giảm đau. Người bệnh chỉ cần dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng chấn thương để làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thả lỏng và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên masage mạnh tay hoặc tác động vào các mô sâu bên dưới tránh làm bệnh xấu đi

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được yêu cầu thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng yêu cầu trị liệu hoặc bệnh chuyển biến xấu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật để loại bỏ các mô gây chèn ép lên dây thần kinh như đĩa đệm, mô sẹo và các mảnh xương. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Do đó, người bệnh cần có kế hoặc chăm sóc và phòng tránh thích hợp.

V. Biện pháp phòng ngừa chèn dây thần kinh gây tê tay

Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây để ngăn ngừa hiện tượng chèn dây thần kinh gây tê tay tái phát và tiến triển nặng:

  • Thường xuyên vận động cơ thể: Thực hiện các bài tập thể dục và hoạt động thể chất đều đặn 30 phút mỗi ngày không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tạo tính đàn hồi cho cơ bắp và xương khớp. Từ đó giúp các khớp xương và cơ bắp trở nên linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng đau nhức và tê bì ở tay
  • Dùng nẹp cổ tay: Cách làm này sẽ giúp các khớp xương được cố định, hạn chế tình trạng tổn thương dây thần kinh, giúp điều trị bệnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh thông qua thực phẩm bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe người bị hội chứng chèn ép dây thần kinh gây tê tay như cá hồi, nước cam, hạnh nhân, rau cải xanh, hạt dẻ,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Nên kiêng uống rượu, bia, đồ uống có gas, đồng thời nên tránh hút thuốc lá, thuốc lào
  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi mùa đông đến hoặc thường xuyên đứng dậy đi lại, không nên làm việc quá lâu trước máy tính

Hội chứng chèn dây thần kinh gây tê tay nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần có chế độ khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu.

The post Chèn dây thần kinh gây tê tay: Triệu chứng & điều trị appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.




Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]

0 Nhận xét