Dùng các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp cũng là một trong những biện pháp giảm đau nhức an toàn, lành tính và mang lại nhiều dấu hiệu điều trị tích cực cho người bệnh. Thế nhưng, đâu mới là những cây thuốc có công dụng hỗ trợ làm giác đau nhức do bệnh xương khớp gây ra và được sử dụng phổ biến hiện nay?
10 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
Hiện nay, những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp thường là xấu hổ, huyết đằng, ngải cứu, lá lốt, cỏ xước, thổ phục linh, đỗ trọng, thiên niên kiện, trà xanh, đơn châu chấu… Mỗi loại thảo dược đều có cách dùng và liều lượng sử dụng khác nhau. Cụ thể:
1.Xấu hổ đỏ
Cây xấu hổ còn có tên gọi khác là cây trinh nữ, mắc cỡ. Theo Đông y, xấu hổ vị ngọt chát, tính mát, có công dụng chống viêm, trấn an tình thần. Được sử dụng để điều trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh…
Nguyên liệu:
- 120 rễ cây xấu hổ
- Rượu 40 độ
- 600ml nước
Cách thực hiện:
- Rễ cây xấu hổ đem sao vàng, tẩm rượu 40 độ cho khô;
- Sắc với 600ml nước, thấy còn 200 – 300ml nước thì ngưng;
- Chia thành 2 – 3 lần uống/ngày, sử dụng kiên trì 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả.
2. Huyết đằng
Huyết đắng có vị đắng chát, tính bình có công dụng hoạt huyết, khu phong, thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thư cân hoạt lạc giúp chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi đầu gối, gân cốt tê dại.
Nguyên liệu:
- 20 – 40g huyết đằng
Cách thực hiện:
- Sử dụng huyết đằng sắc với nước để uống;
- Có thể kết hợp với cốt toái bổ, cẩu tích, ngưu tất, tỳ giải mỗi thứ 20g cùng 4g bạch chỉ, 6g thiên niên kiện để thêm hiệu quả.
3. Dây đau xương
Dây đau xương vị đắng, tính mát, có công dụng lợi thấp, thư cân, khu phong, hoạt lạc, chỉ thống. Được sử dụng để chữa các bệnh đau xương khớp, tê bại, tê thấp, đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông…
Có nhiều cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy 1 nắm dây đau xương rửa sạch, giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng đau nhức.
- Cách 2: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, sao vàng, cho vào bình ngâm với rượu. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ sẽ có hiệu quả.
4. Ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa khí huyết. Là vị thuốc chủ trị trong các bài thuốc chữa các bệnh đau nhức do xương khớp gây ra. Ngải cứu có thể sử dụng bằng nhiều cách như sắc nước uống, đắp lên vùng đau nhức hoặc hơ điếu ngải…
Nguyên liệu:
- 250g ngải cứu tươi
- 120ml dấm gạo
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch với muối, giã nát, dấm đun nóng;
- Dùng một miếng vải hoặc khăn sạch, mỏng gói lá ngải cứu trộn với dấm đắp lên vùng đau nhức.
- Thực hiện liên tục nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài 15 ngày thì ngưng rồi tiếp tục.
Lưu ý: Nếu dùng ngải cứu để uống, chỉ nên uống từ 3 – 5g ngải cứu tươi 1 lần. Không nên sắc uống thay trà vì ngải cứu có dược tính cao nên dễ gây ngộ độc.
5. Cỏ xước
Cỏ xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất, bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là rễ. Theo y học cổ truyền, cỏ xước vị chua đắng, tính mát. Được sử dụng để chữa các chứng đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng đầu gối, ứ huyết trong tử cung, kinh nguyệt không đều…
Nguyên liệu:
- 16g rễ cỏ xước, 16g nhọ nồi, 16g hy thiêm thảo
- 12g ngải cứu, 12g thương nhĩ tử
- 20g phục linh
Cách thực hiện:
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo, sao vàng;
- Sắc với 3 lần nước rồi trộn các nước thuốc này với nhau để sắc thêm lần nữa;
- Khi nước cô lại thì chia làm 3 lần uống, dùng liên tục 1 tuần sẽ thấy tác dụng.
- Ngoài ra, có thể dùng từ 10 – 16g cỏ xước sắc với nước uống mỗi ngày nếu không có những nguyên liệu trên.
6. Lá lốt
Lá lốt các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp dễ gặp, dễ sử dụng. La lốt vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống hạ khí. Được sử dụng nhiều để hỗ trợ chữa các bệnh phong hàn thấp, đau lưng, tê bại, tê thấp, đau gấp ngang lưng…
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá lốt
Cách thực hiện:
- Lá lốt phơi khô trong bóng râm cho héo;
- Sắc với nước trong 30 phút rồi lọc lấy phần nước bỏ bã;
- Uống sau bữa ăn tối.
7. Đỗ trọng
Đỗ trọng là cây thuốc quý có vị ngọt đắng, hơi cây, tính ôn, không độc đi vào kinh thận, thủ thái âm Phế, kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt nên thường được sử dụng để cải thiện các chứng đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.
Nguyên liệu:
- 320g đỗ trọng; 320g đan sâm
- 200g xuyên khung
Cách thực hiện:
- Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị thái vụn, ngân với 1 lít rượu trắng;
- Có thể dùng được sau 5 ngày, uống 2 lần/ngày, mỗi lần từ 20 – 30ml.
8. Đơn châu chấu
Đơn châu chấu còn có tên gọi khác là đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng. Là vị thuốc nam có vị cay đắng, tính ấm. Tất cả các bộ phận của cây có thể được sử dụng để làm thuốc cụ thể: vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu thũng; rễ và lá có khả năng tiêu độc, giải độc; thân cây nhất là lõi có tác dụng bồi bổ.
Nguyên liệu:
- 10g vỏ cây xà cừ; 10g mặt quỷ
- 15g rễ cây đơn châu chấu
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu trên sắc với 600ml nước;
- Sau khi thấy còn ⅔ thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống/ngày.
- Kiên trì sử dụng sẽ thấy chứng đau nhức thuyên giảm.
9. Trà xanh
Theo các nghiên cứu khoa học, trong trà xanh có chứa một lượng lớn hoạt chất EGCG có công dụng giảm sưng, tiêu viêm, ngăn ngừa quá trình phá hủy sụn khớp. Người bệnh xương khớp sử dụng trà xanh giúp phóng thích các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể nên có thể hỗ trợ làm giảm các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 5g lá chè
- 10 lát gừng tươi
Cách thực hiện
- Đem lá chè và gừng tươi thái lát mỏng rửa sạch;
- Đun sôi với nửa lít nước, đến khi sôi thì nhắc xuống, để nguội;
- Dùng sau khi ăn nửa tiếng.
10. Thiên niên kiện
Thiên niên kiện cũng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng bổ gân cốt, khử phong thấp, chống tiêu nhũng. Thường được sử dụng để chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp hoặc làm thuốc kích thích tiêu hóa…
Nguyên liệu:
- Thiên niên kiện. thương nhĩ, ngải cứu mỗi thứ 10g
- 40g rễ cây cỏ xước
- 20g thổ phục linh, 20g hy thêm
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng 1 lít nước;
- Thấy cạn còn ⅔ thì tắt bếp, chia làm 2 phần;
- Uống trước mỗi bữa ăn.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nam chữa đau nhức xương khớp
Khi sử dụng các loại cây chữa bệnh xương khớp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc nam chỉ có thể sử dụng để hỗ trợ giảm đau cải thiện các triệu chứng của bệnh xương khớp chứ không thể không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu dùng đơn lẻ, phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp chớm đau, đau nhức nhẹ, mới xuất hiện.
- Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều lượng sử dụng, hiệu quả của thuốc nam phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của người bệnh, Có người dùng trong một thời gian ngắn thì chứng đau nhức được cải thiện đáng kể nhưng cũng có người dị ứng và tình trạng sưng viêm, đau đớn ở các khớp ngày một trầm trọng.
- Kiên trì sử dụng, nếu có dấu hiệu dị ứng thuốc thì nên ngưng sử dụng ngay lập tức.
- Cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp. Không sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo hay bia rượu, chất kích thích. Tránh các vận động nặng nhọc dễ gây áp lực lên xương khớp.
Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp có tác dụng giảm đau lành tính, an toàn nhưng không thể trị tận gốc bệnh đặc biệt là với các bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phong thấp… Do đó, nếu tình trạng đau nhức kéo dài người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
The post Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp giảm đau nhức appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét