Mẹ bầu bị tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Nếu gặp phải triệu chứng này, các mẹ nên chú ý một số vấn đề sau đây để mẹ khỏe, bé phát triển tốt xuyên suốt thai kỳ.
Điều mẹ bầu cần chú ý nếu bị tê tay khi mang thai
Bà bầu bị tê tay khi mang thai có cảm giác như hàng ngàn mũi kim châm vào tay. Bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau nhức, vô cùng khó chịu. Hội chứng này là do tình trạng nghẽn ở rãnh tay khiến cho các mạch máu không thể lưu thông. Bên cạnh đó, các chi của tay, đầy ngón tay, dây thần kinh cũng bị dồn nén quá mức và khiến người bệnh có cảm giác bị tê bì, đau đớn.
Ban đầu, cơn đau sẽ tập trung nhiều ở ngón tay đeo nhẫn, ngón cái và đến ngón giữa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng sẽ rất dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số điều bà bầu bị tê đầu ngón tay nên lưu ý để bệnh nhanh chóng khỏi.
1. Chú ý tư thế ngủ
Một giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu. Nếu ngủ sai tư thế hoặc có thói quen dùng tay kê lên đầu gối sẽ khiến cho mẹ bầu có cảm giác không thoải mái và lâu dần sẽ bị tê bì chân tay. Đặc biệt, sau khi ngủ dậy, lượng máu không lưu thông gây đau nhức, khó chịu ở đầu ngón tay. Do đó, để tránh tình trạng có bầu bị tê ngón tay, các mẹ cần phải ngủ trên gối và thả lỏng cơ thể.
2. Không nên làm việc nặng hoặc xách đồ đạc nhiều
Bà bầu bị tê đầu ngón tay là do mang vác vật nặng hoặc xách đồ đạc quá nhiều khiến lượng máu bơm về tay bị ngưng đọng, không thể lưu thông. Điều này sẽ khiến các khớp xương bị đau nhức nhiều hơn, trường hợp nặng, mẹ bầu không thể cử động tay. Các mẹ nên kê ngón tay lên cạnh ghế và thả lỏng cơ thể cùng bàn tay, đồng thời nghỉ ngơi trong thời gian nhất định để triệu chứng tê bì nhanh chóng khỏi.
3. Áp dụng phương pháp chườm lạnh
Phụ nữ mang thai bị tê tay không còn quá xa lạ với nhiều người. Để kiểm soát cũng như cải thiện tình trạng bệnh, các mẹ nên dùng khăn ướt hoặc đá lạnh chườm lên ngón tay để cơn đau giảm bớt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chườm trong khoảng thời gian nhất định, không nên thực hiện nhiều. Bên cạnh đó, các mẹ không được chườm nóng vì ngón tay sẽ không những không khỏi mà có dấu hiệu bị sưng tấy, rất nguy hiểm.
4. Thường xuyên xoa bóp tay
Bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, việc xoa bóp các đầu ngón tay và bàn tay là điều cần thiết. Đặc biệt, bà bầu bị tê tay phải thì nên xoa bóp nhiều hơn để các cơ tay vận động linh hoạt, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Các mẹ chỉ nên xoa bóp trong khoảng thời gian nhất định, không được thực hiện quá nhiều gây ảnh hưởng đến xương khớp khi mang thai.
5. Uống trà hoa cúc
Với những mẹ bầu tê tay khi mang thai tháng cuối, bạn chỉ cần chuẩn bị nước ấm. Sau đó cho thêm hoa cúc tươi vào chậu nước và ngâm tay vào khoảng 30 phút, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng giảm bớt. Phương pháp này sẽ khiến các mẹ cảm thấy vô cùng dễ chịu, thoải mái, ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng, các mẹ phải thực hiện kiên trì bệnh mới nhanh chóng khỏi. Ngoài ra, các mẹ không nên uống quá nhiều và tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
6. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Trường hợp mẹ bầu bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu cần phải thận trọng. Tình trạng này có thể do chế độ ăn uống của mẹ bị thiếu khoa học, dẫn đến thiếu một số thành phần cần thiết trong quá trình mang thai, gây đau nhức, tê bì chân tay. Cách tốt nhất là các mẹ cần phải bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu chứa các thành phần như canxi, magie, vitamin,… Bên cạnh đó, mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… Những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và thai nhi.
7. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Bà bầu bị tê tay chân cần phải giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để bệnh nhanh chóng khỏi. Các mẹ không nên căng thẳng và lo lắng quá mức vì hiện tượng tê bì đầu ngón tay khi mang thai là rất phổ biến. Tốt nhất, mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể và thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sẽ dễ dàng được cải thiện. Việc căng thẳng, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến thai phát triển kém và sức khỏe của mẹ không được đảm bảo.
8. Kiểm soát cân nặng và thường xuyên đi lại nhẹ nhàng
Tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai khiến cho cơ thể bị phù nề, kèm theo đó là tình trạng lười vận động sẽ khiến cho các mạch máu lưu thông kém, gây tê bì chân tay. Tốt nhất, các mẹ cần phải kiểm soát cân nặng của mình trong suốt quá trình mang thai. Đồng thời, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể vận động và thai nhi phát triển tốt hơn, ngăn ngừa tê tay chân.
Bà bầu bị tê tay có sao không?
Mẹ bầu bị tê tay thường do thai phụ bị tăng cân quá nhanh, khiến cho các mạch máu bị chèn ép, không thể lưu thông. Với trường hợp nhẹ, chỉ cần các mẹ xoa bóp nhẹ nhàng ở các ngón tay, triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng hết. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tê tay do yếu tố bệnh lý thì cần phải chữa trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bên cạnh trường hợp bà bầu bị tê tay chân do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các mẹ còn bị tê do yếu tố khác. Có thể là không chú ý dẫn đến bị giật điện, khiến các đầu ngón tay bị tê hoặc tê cả bàn tay. Vậy mẹ bầu bị điện giật tê tay có sao không?
Thông thường, có bầu bị tê ngón tay xuất phát từ nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hàng ngày thì bệnh có thể cải thiện được thông qua một số tác động như massage. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị điện giật tê tay thì cần phải hết sức thận trọng. Thực tế, tình trạng tê tay ở mẹ bầu khi bị điện giật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính thai nhi.
Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị tê tay do điện giật, các mẹ cần báo ngay cho người thân đưa đi khám bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn và nếu phát hiện ra những bất thường ở thai nhi cũng có phương pháp kiểm soát kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan vì điện giật có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng bị tê tay khi mang thai. Trong quá trình mang bầu, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, các mẹ nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị bệnh thiếu khoa học khiến bệnh không những không khỏi mà càng trầm trọng hơn.
→ Có thể bạn quan tâm:
The post Bị tê tay khi mang thai: Đây là điều mẹ bầu cần chú ý appeared first on TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC.
Xem các khuyến mãi của Concung.com:
[atcoupon type="concung"]
0 Nhận xét
Đăng nhận xét